Tiện ích
Cẩm nang
Thiết bị điện tử là một bước đột phá trong thế giới hiện đại của con người. Chúng đã kích hoạt các đổi mới trong quá trình sản xuất của chúng ta, khiến nó trở nên thật nhanh chóng, tiện lợi, hiệu suất cao và tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như sức lao động. Ngành điện tử công nghiệp ra đời để đáp ứng cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các hệ thống điện tử được áp dụng trong các cơ sở công nghiệp và phục vụ trực tiếp trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn vẫn chưa biết ngành điện tử công nghiệp là gì thì dưới đây là những thông tin giải đáp chi tiết về vấn đề này.
MỤC LỤC
Điện tử công nghiệp thường đề cập đến việc sử dụng điện tử cho các hệ thống điều khiển và điện. Điện tử công nghiệp được coi như một tập con của lĩnh vực điện tử lớn hơn và đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp chính bao gồm sản xuất, năng lượng, giao thông vận tải, hóa chất, khai thác mỏ và nông nghiệp.
Nó là một nhánh nhỏ nằm trong ngành công nghiệp kỹ thuật điện tử, và đây cũng là ngành học có vai trò then chốt, thống lĩnh các khối ngành điện-điện tử hiện nay. Nó được kết hợp giữa 3 ngành Điện tử dân dụng-Điện tử máy tính-Điện điện tử. Vì vậy, khi học ngành này, bạn sẽ được tiếp xúc với đa dạng các loại hình điện tử máy móc hiện đại bậc nhất. Không chỉ bị giới hạn kiến thức ở mức độ điện dân dụng bình thường, điện tử công nghiệp còn được mở rộng sang cả các thiết bị vi mạch, công nghiệp hóa tự động hóa.
Ngành công nghiệp điện tử sẽ sản xuất các thiết bị điện tử cho mục đích công nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hoặc nâng cấp những hệ thống này để chúng hoạt động trơn tru và ngày càng hiện đại, phục vụ cho đời sống sản xuất.
Hệ thống điện tử công nghiệp bao gồm mọi thứ từ các thành phần đơn giản như ổ đĩa, cảm biến và công tắc đến các công nghệ chuyển đổi điện năng phức tạp, PLC (thiết bị điều khiển lập trình) và cả robot. Nó bao gồm các phương pháp và quy trình của hệ thống điều khiển, thiết bị đo đạc, cơ chế chẩn đoán, xử lý tín hiệu và tự động hóa các ứng dụng công nghiệp khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp, bạn sẽ có cơ hội trở thành các kỹ thuật viên, kỹ sư trong lĩnh vực này ngay sau đó. Công việc của bạn là thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển và tự động hóa trong môi trường công nghiệp.
Bạn cũng sẽ hỗ trợ cho các sản phẩm hoặc hệ thống điện tử này được hoạt động hiệu quả nhất có thể.
Các kỹ sư sẽ được hỗ trợ trong công việc bởi các kỹ thuật viên kỹ thuật công nghiệp, những người sử dụng kỹ năng phân tích, đánh giá và chẩn đoán của họ để giúp phát triển các hệ thống mới.
Một số lĩnh vực quan trọng mà các kỹ sư, kỹ thuật viên đang hoạt động là: Điện tử công suất và động cơ, Điều khiển và cơ điện tử, Hệ thống truyền thông công nghiệp, Hệ thống thiết bị thông minh và tự động hóa.
Nguyên lý cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các ứng dụng của linh kiện điện tử, mạch điện, thiết bị điện tử.
Các nguyên lý cơ bản để phân tích, chẩn đoán các hiện tượng hỏng hóc hay trục trặc trong hệ thống công nghiệp.
Phân tích được các nguyên lý hoạt động của hệ thống điện tử, thiết kế được các thiết bị thay thế để phục vụ cho quá trình sửa chữa, cải tiến.
Vận hành, lắp đặt, kết nối và những thao tác liên quan đến hệ thống điện tử công nghiệp.
Bảo trì và sửa chữa được các thiết bị theo yêu cầu công nghiệp.
Bạn cần có đam mê với nghề, chịu khó tìm tòi nghiên cứu các máy móc thiết bị, bên cạnh đó cũng cần sự cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác.
Tư duy sáng tạo và logic, nhạy cảm với những sự đổi mới. Biết học hỏi, cập nhật kiến thức, kỹ năng mới và áp dụng trong công việc.
Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến và cải thiện nâng cao tay nghề. Tinh thần trách nhiệm cao và luôn sẵn sàng làm việc nhóm.
Sau khi có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và các điều kiện để hoạt động trong ngành điện tử công nghiệp, bạn có thể trở thành một quản lý kỹ thuật hay một kỹ sư điện tử và chịu trách nhiệm vận hành, bảo hành, sửa chữa các thiết bị điện tử trong các doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn có thể là một nhà tư vấn lắp đặt các thiết bị điện tử tại các cơ sở kinh doanh các sản phẩm công nghệ điện tử.
Hoặc bạn cũng có thể tự khởi nghiệp bằng cách kinh doanh các thiết bị điện tử công nghiệp này.
Dưới đây là những vị trí công việc phổ biến trong ngành điện tử công nghiệp ở nước ta.
Kỹ thuật viên điện tử sẽ đảm nhận vai trò của một người “bảo mẫu”, họ sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống thiết bị điện tử của doanh nghiệp, cơ quan tổ chức. Họ luôn sẵn sàng để khắc phục tất cả các sự cố liên quan đến máy móc điện tử bất cứ khi nào cần thiết. Họ cũng sẽ tham gia quá trình nghiên cứu, sản xuất các thiết bị điện tử mới để thay thế và nâng cấp hệ thống điện tử.
Kỹ thuật viên cơ khí phổ biến nhất là kỹ thuật viên cơ khí thang máy. Đây là vị trí quan trọng và không thể thiết tại các tòa nhà cao tầng, sử dụng hệ thống thang máy hoạt động 24/24 với lượt sử dụng vô cùng lớn. Nhanh chóng và hiện đại là thế nhưng thang máy cũng rất thường xuyên gặp vấn đề về kỹ thuật mà nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Kỹ thuật viên cơ khí thang máy sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thang máy, thang cuốn, các thiết bị điện tử, động cơ phục vụ cho hoạt động này.
Nhiệm vụ của nhân viên bảo trì cơ khí là lắp đặt thiết bị, bảo dưỡng máy móc cho khách hàng hay ngay tại cơ quan làm việc. Tiếp nhận và khắc phục các sự cố máy móc cho khách hàng trong thời gian bảo hành hoặc bất cứ thời điểm nào mà khách hàng yêu cầu.
Các nhà sản xuất điện tử công nghiệp ngày nay đang phải chịu nhiều áp lực để cung cấp những giải pháp tốt hơn cho quá trình nâng cao hiệu quả cho sản xuất và đời sống. Áp lực này đến từ nhu cầu của khách hàng đối với các thiết bị thông minh và sự đổi mới trong các thiết bị tự động hóa ngày càng tăng cao. Việc sử dụng các thiết bị kết nối thông minh và có khả năng tự vận hành giúp nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời hạ gia thành. Nhà sản xuất và người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ các sản phẩm và công nghệ dựa trên kỹ thuật số được kết nối với nhau, làm tăng giá trị cho cả hai bên. Trong một thị trường cạnh tranh và thay đổi, sản xuất thông minh là một cách tin cậy để các nhà sản xuất tập trung hướng đến.
Các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này nhận thấy sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng, điều đó dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về các kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ sư điện tử công nghiệp. Vào năm 2022, việc mở rộng mạng lưới cho các dịch vụ truyền thông công nghiệp như điện thoại di động, thư điện tử, internet băng thông rộng đã làm tăng nhu cầu về lao động ở các vị trí kỹ thuật này. Do đó, ngành điện tử công nghiệp đang là một ngành học đang có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp đang khao khát nhân lực, tương lai vô cùng rộng mở.
Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một trình trạng nan giải đó là “thừa thầy thiếu thợ”, do đó, các vị trí kỹ thuật viên điện tử vẫn đang còn thiếu thốn, chắc chắn bạn sẽ không lo bị thất nghiệp khi đi theo ngành này.
Bạn đã hiểu ngành điện tử công nghiệp là gì chưa? Có thể nói, điện tử công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất trong nhiều ngành phục vụ trực tiếp cho đời sống xã hội và sự phát triển của một quốc gia như năng lượng, giao thông vận tải, hóa chất, bán dẫn, khai thác mỏ, nông nghiệp, truyền thông liên lạc,...Lĩnh vực điện tử công nghiệp đến nay vẫn tiếp tục được mở rộng khi các sản phẩm dựa trên công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Trong khi làm việc trong ngành này, người lao động phải tiếp tục đào tạo và cập nhật kiến thức công nghệ, sự phát triển của ngành, đặc biệt là các khía cạnh đang cạnh tranh với ngành.
Ngoài điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông cũng là một ngành đang rất hot hiện nay. Nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin ngày càng lớn, điện tử viễn thông lại ngày càng phát triển hơn. Nếu các bạn đang thắc không biết có nên học ngành điện tử viễn thông hay không thì hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ