close
cách
cách cách cách cách cách

Ngành cơ điện tử là gì? Thông tin đào tạo và những cơ hội nghề nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự ra đời của ngành cơ điện tử đã cung cấp cho đời sống rất nhiều tiện ích tân tiến. Rô bốt, xe tự lái, những ngôi nhà di động, hệ thống dây chuyền tự động hóa, …  chính là những minh chứng tiêu biểu chứng tỏ ứng dụng quan trọng, cần thiết của ngành này. Vì thế, tìm hiểu ngành cơ điện tử là gì cũng trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi người để xác định theo đuổi ngành nghề này, góp chất xám, thành quả lao động vào công cuộc nâng tầm xã hội ngày càng sở hữu nhiều phát minh lớn.

Qua thông tin bên dưới. thông tin về ngành cơ điện tử sẽ được cập nhật một cách đầy đủ nhất.

1. Ngành cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử còn có những tên gọi khác là ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử và ngành Kỹ thuật Cơ điện tử. Đây là một ngành học được kết hợp giữa các ngành cơ khí, điện tử, máy tính. Mục đích của sự ra đời ngành cơ điện tử chính là liên kết nhiều lĩnh vực lại cùng nhau để phát huy cao độ nhất công năng, thúc đẩy tối đa tư duy hệ thống. khi cho ra đời các sản phẩm để ứng dụng công nghệ cao, tạo sản phẩm thông minh, mang ưu điểm vượt trội.

Hiểu biết về ngành cơ điện tử
Hiểu biết về ngành cơ điện tử

Bằng lý giải trên, ngành cơ điện tử là gì đã được làm rõ ai cũng có thể hiểu biết dễ dàng. Bạn quan tâm chuyên ngành này, còn rất nhiều thông tin cần nắm bắt để hiểu sâu sắc về nghề, từ đó có thể dễ dàng đưa ra quyết định hướng nghiệp theo đuổi ngành nghề cơ điện tử hay không.

2. Thông tin về đào tạo chuyên ngành cơ điện tử

2.1. Ngành cơ điện tử học gì?

Cơ điện tử đào tạo theo chương trình bậc đại học. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức ở nhiều lĩnh vực thuộc công nghệ, khoa học như điện, cơ khí, điện tử, tự động hóa, …

Kiến thức chuyên ngành được đào tạo gồm nhiều bộ môn. Điển hình có thể kể tới trong toàn bộ chương trình học đó là công nghệ cơ điện tử, vận hành các loại máy móc chuyên dụng trong ngành, lập trình điều khiển chúng;, …

Đặc trưng đào tạo chuyên ngành cơ điện tử
Đặc trưng đào tạo chuyên ngành cơ điện tử

Ngoài ra, ở một số trường còn chú trọng đào tạo kỹ năng ngoại ngữ và tin học, các kỹ năng mềm, … Tổ chức cho sinh viên có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp để trau dồi kiến thức chuyên sâu hơn, thực tiễn hơn. Qua đó đem đến cơ hội giúp người học vừa có kiến thức vững vàng về lý thuyết, vừa có kinh nghiệm từ thực tế để sẵn sàng hòa nhập vào công việc, phát triển nhanh nghề nghiệp cơ điện tử.

2.2. Các ngành đào tạo chính của cơ điện tử

Hầu hết những cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử đều đào tạo tất cả ngành nghề rộng lớn có liên quan tới kỹ thuật, cơ điện và máy tính. Một số trường lại đào tạo chuyên ngành này theo hướng tập trung ở mảng kỹ thuật cơ khí, ứng dụng những nguyên lý trong các môn học tự nhiên để tạo nên nhiều loại thiết bị, máy móc, vật dụng tiện ích thông minh cho cuộc sống.

Cơ điện tử - ngành hot giàu tiềm năng hiện nay
Cơ điện tử - ngành hot giàu tiềm năng hiện nay

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tích lũy được khối lượng kiến thức chuyên ngành tốt, đáp ứng yêu cầu công việc hiệu quả. 

2.3. Những cơ sở đào tạo chuyên ngành cơ điện từ

Chương trình đào tạo cơ điện tử kéo dài từ 3 tới 4 năm. Những ngôi trường ở Việt Nam có đào tạo chuyên ngành này có: Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa ở hai miền Nam - Bắc,  Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại học Mỏ - Địa Chất, Đại học Công nghệ Sài Gòn. Đại học Mở (Hà Nội). 

3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành cơ điện tử

3.1. Làm gì sau khi tốt nghiệp?

Chuyên ngành này được dự đoán sẽ tạo nên một thị trường tăng trưởng mạnh, tạo ra vô số cơ hội việc làm mới. Đây là nhận định chung về cơ hội việc làm do ngành mang lại trên toàn cầu. Tại Mỹ, trong đó có bang Pennsylvania xác định cơ điện tử là ngành nghề được ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu đầu tư phát triển. 

Các quốc gia phát triển khác cũng xác lập kế hoạch phát triển tương tự. Do đó, ngành đều được đầu tư mạnh về công cuộc đào tạo, nhu cầu về nhân lực rất lớn, cơ hội nghề nghiệp rộng mở. 

Bạn làm những công việc gì sau khi đã hoàn thành chương trình học ngành cơ điện tử
Bạn làm những công việc gì sau khi đã hoàn thành chương trình học ngành cơ điện tử?

Những việc làm phổ biến mà sinh viên chuyên ngành này sau tốt nghiệp có thể đảm đương bao gồm những vị trí sau:

- Làm kỹ sư lập trình, thiết kế chương trình (phần cứng, phần mềm) điều khiển thiết bị tự động, máy móc và các hệ thống tự động. Kèm theo đó đảm đương nhiệm vụ bảo trì.

- Chuyên viên tư vấn thiết kế, công nghệ, lập trình, thi công, chuyển giao hệ thống tự động, các dây chuyền công nghệ.

- Chuyên viên kỹ thuật làm ở các phòng công nghệ tự động, điều khiển, phòng cơ điện, …

- Chuyên viên quản lý hệ thống điện tử công nghiệp, robot trong dây chuyền tự động.

- Giám sát viên tại các nhà máy, xí nghiệp, làm giảng dạy ở các trường có đào tạo chuyên ngành cơ điện tử. 

3.2. Mức lương của người làm trong ngành cơ điện tử

Có thể nói, cơ điện tử là ngành nghề đặc thù, ngành này đòi hỏi bạn phải có tay nghề chuyên môn cao, kiến thức chuyên sâu vững. Cùng với đó, công việc có tính phức tạo vì vậy chế độ dành cho nghề cũng rất hậu hĩnh.

Lương hậu hĩnh trong ngành cơ điện tủ
Lương hậu hĩnh trong ngành cơ điện tủ

Tùy vào trình độ bằng cấp của bạn kèm theo kinh nghiệm, các vị trí được đảm đương sẽ tương ứng như chuyên viên, quản lý, trưởng phòng, trợ lý hay thậm chí là giám đốc. Bạn cũng có thể làm việc tại các đơn vị ở trong nước hoặc nước ngoài. Kèm theo với từng hoàn cảnh đó thì mức lương của bạn cũng có khác biệt.

Ví dụ, tại Việt Nam, sinh viên vừa tốt nghiệp cơ điện tử sẽ có cơ hội làm việc với mức lương từ 7 đến 9 triệu. Khi đã có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên thì mức lương có thể đạt tới con số 14 tới 20 triệu.

Ở vị trí quản lý nói chung, mức lương được hưởng trung bình sẽ đạt trên 20 triệu. 

Ở Mỹ, khởi điểm mức lương dành cho cá nhân mới tốt nghiệp rơi vào khoảng 75.407 đô.  Tại Vương quốc Anh, mức lương Trung bình đạt khoảng 56.600 USD một năm làm việc. Cao nhất có thể kiếm được hơn 147 nghìn đô mỗi năm.

Tại đất nước Canada, mức lương bạn nhận được trung bình năm là hơn 66 đô, cao nhất là 89 nghìn đô. Đến Úc, mức lương trung bình khá cao, đạt tới 78,5 nghìn đô nhưng mức dao động cao nhất không vượt qua nước Anh, đạt ở con số hơn 97 nghìn đô. 

3.3. Nhận diện những tiềm năng phát triển ngành cơ điện tử

Ngành cơ điện tử thể hiện ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội rất lớn. Có thể nói, ngành góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hệ thống sản xuất tân tiến. Từ đó giúp nâng cao năng suất, mức độ hiệu quả trong lao động cho con người. Con người có thể dùng chất xám đề tạo nên những máy móc, hệ thống thiết bị hiện đại thay mình thực hiện nhiều công việc khó, mất nhiều sức. Sức lao động được nâng cao, năng suất lao động gia tăng từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ đối với hoạt động sản xuất. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhờ có ngành cơ điện tử thúc đẩy mới đạt được những thành tựu nổi bật như hiện nay. 

Ngành cơ điện tử và những tiềm năng phát triển tốt nhất
Ngành cơ điện tử và những tiềm năng phát triển tốt nhất

Với điều này, đương nhiên ngành cơ điện tử vẫn sẽ còn tiếp tục được quan tâm chú trọng, đầu tư rất lớn, đặc biệt là đầu tư cho đội ngũ nhân lực. Cơ hội phát triển nghề nghiệp của chúng ta lúc nào cũng ở phía trước, sẵn sàng cho chúng ta đón nhận, nắm bắt.

Bên cạnh đó, ngành cơ điện tử còn được xác định là một ngành nghề mũi nhọn, trọng yếu đối với chiến lược phát triển mạnh hơn nữa nền tảng công nghệ, khoa học toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong thời gian tới. Do đó mà lĩnh vực chuyên ngành cơ điện tử ngày càng được mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như quy mô. Kết quả đạt được, chỉ một thời gian ngắn thôi đã thu được rất nhiều kết quả, thành tựu đáng mừng ở lĩnh vực nghiên cứu để tạo ra sản phẩm.

Nhìn chung, hiểu biết ngành cơ điện tử là gì là sẽ mở đầu cho bạn bước vào cả một hình trình phấn đấu với rất nhiều tiềm năng. Mong rằng, bài viết góp phần quan trọng để bạn dễ dàng tiếp cận với ngành nghề này một cách tốt nhất.

Nên theo đuổi ngành điện tử viễn thông để học tập hay không?

Ngành điện tử viễn thông cũng là một trong những ngành thuộc top ngành thu hút được nhiều người quan tâm vì trên thực tế, nhu cầu nhân sự cho ngành này cũng rất lớn. Tuy vậy, ở độ tuổi hướng nghiệp, các bạn trẻ vẫn chưa đủ tầm nhìn rộng để có thể dễ dàng hiểu hết về ngành này. Việc lựa chọn chuyên ngành này cũng vì thế mà vô cùng trở ngại. Để quyết định chắc chắn có theo đuổi ngành điện tử viễn thông hay không, vieclam123.vn mời quý bạn đọc cùng theo dõi những quan điểm chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Có nên học ngành điện tử viễn thông

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.