Tiện ích
Cẩm nang
Mục tiêu chiến lược là gì? Cụm từ này được sử dụng rất thường xuyên trong nền kinh tế nói chung và trong sự hoạt động phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi con đường sự nghiệp của từng cá nhân nói riêng. Vậy mục tiêu chiến lược là gì bạn có biết? Hãy cập nhật đầy đủ thông tin qua nội dung chia sẻ trong bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Trong tiếng Anh, cụm từ mục tiêu chiến lược được gọi là Strategic Objective. Giải nghĩa cụm từ này đó chính là những trạng thái, tiêu thức, cột mốc doanh nghiệp mong muốn đạt được tính trong khoảng thời gian cụ thể nào đó nhằm đạt được thành công về sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Mục tiêu này thường được áp dụng cho cấp kinh doanh, cấp công ty. Nó thường là mục tiêu tính ở quãng thời gian dài hơn 1 năm, thể hiện ý nghĩa lớn lao cho sự thành công của doanh nghiệp bởi loại mục tiêu này rất hữu ích trong việc chỉ ra các phương hướng rõ ràng cần đi và hỗ trợ đánh giá, nêu lên những ưu điểm cần thiết. Chưa kể, khi thực hiện mục tiêu chiến lược dài hạn, đơn vị triển khai còn được phép phối hợp mọi kế hoạch một cách linh hoạt với nhau, tạo ra một nền tảng tốt để thực hiện kế hoạch đạt kết quả tốt.
Các mục tiêu dài hạn được đòi hỏi phải ở tầm cao và đo lường, xác định rõ ràng được. Bên cạnh đó, chúng phải rõ ràng, nhất quán với nhau và hợp lý. Trong các doanh nghiệp quy mô tổ chức lớn thì chú trọng lập quy mô dài hạn phải ở nhiều hạng mục, bao gồm mục tiêu toàn doanh nghiệp và mục tiêu của từng phòng ban, từng bộ phận.
Mục tiêu này được tổ chức triển khai thường niên. Đây là mục tiêu xác định phấn đấu được trong vòng 1 năm đổ lại, có thể trong các mốc thời gian ngắn hạn hơn nữa theo tháng như mục tiêu 3 tháng, 6 tháng, …
Xét về bản chất, mục tiêu ngắn hạn chính là bệ phóng của mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn phải đạt được thì mới vươn đến để đạt được mục tiêu dài hạn. Tương tự như mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn có đặc điểm gồm có thể định lượng, đo lường được. Hơn hết, nó có khả năng sắp xếp dựa theo các thứ tự ưu tiên, có sự tiên tiến trong ý tưởng triển khai và cố định đối với từng bộ phận.
Tại các doanh nghiệp lớn thì mục tiêu thường niên sẽ được lập ở 3 cấp từ công ty, cơ sở và các đơn vị chức năng. Nó cũng xuất hiện ở mọi ngành nghề của xã hội. Ý nghĩa của loại mục tiêu chiến lược này thể hiện vai trò quan trọng đối với công tác triển khai chiến lược. Sự xác thực, gần gũi của mục tiêu chiến lược ngắn hạn được đánh giá cao hơn mục tiêu dài hạn vì nó trực tiếp đưa tới các căn cứ khoa học để phục vụ cho việc phân bố hợp lý nguồn lực cho việc triển khai chiến lược.
Ở khía cạnh này, mục tiêu chiến lược bao gồm 3 loại cơ bản:
- Mục tiêu chiến lược ổn định
- Mục tiêu hướng về sự tăng trưởng
- Mục tiêu thu hẹp
Dựa vào hai tiêu chuẩn khác nhau để các chuyên gia và người điều hành, quản trị đánh giá chính xác khả năng vận hành, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Đó là tiêu chuẩn trong đo lường hoạt động tài chính và chiến lược, sự kết nối giữa mục tiêu quản trị với hoạt động về tài chính.
Các hoạt động tài chính sẽ có mối liên quan mật thiết tới lợi nhuận, sự tăng trưởng về doanh thu, chỉ số ROI (Lợi nhuận/vốn đầu tư). Còn mục tiêu chiến lược sẽ gắn liền với hoạt động marketing cũng như khả năng cạnh tranh. Việc đạt được mục tiêu về mặt tài chính vốn dĩ có bản chất chỉ mang tính tính trực giác. Giá trị cốt ếu quyết định tới sự bền vững của doanh nghiệp nằm ở mục tiêu dài hạn đúng đắn, phù hợp, lợi nhuận. Nếu như không đạt được các giá trị này thì đương nhiên sự bền vững của doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Ngoài ra, nhà quản trị cũng cần chú ý nếu lợi nhuận đạt được ở dưới mức trung bình, bảng cân đối kế toán lại thiếu rõ ràng, minh bạch thì chắc chắn đây là tín hiệu, là hồi chuông cảnh báo rõ ràng để cân nhắc. Trong tương lai gần, bạn có thể gặp phải rủi ro vì điều đó.
Những phân tích dưới đây chỉ ra các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình xây dựng mục tiêu và đạt được hiệu quả từ mục tiêu chiến lược. Từ đó góp phần mang tới cho bạn sự hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị mục tiêu chiến lược là gì.
Người sở hữu doanh nghiệp giao quyền điều hành, phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh cho người quản lý. Do đó, người quản lý sẽ phải đứng ra chịu mọi trách nhiệm với phần nhiệm vụ của mình. Sự quan tâm của chủ sở hữu đạt nhiều nhất vào kết quả về sự phát triển, tăng trưởng vốn tích lũy, lợi nhuận.
Họ là người có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp vì tham gia trực tiếp trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Song song với việc cống hiến công sức, chất xám thì họ cũng dành rất nhiều sự quan tâm đến các chế độ, quyền lợi như lương thưởng, điều kiện môi trường làm việc, phúc lợi, bảo hiểm, đào tạo, …
Họ tới với doanh nghiệp với mục đích đó là thỏa mãn nhu cầu cụ thể của họ. Sự quan tâm của họ đặt vào các yếu tố là giá cả, là khả năng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mà họ cần, chất lượng dịch vụ có tốt không và các lợi ích trước mắt lẫn lâu dài mà họ nhận được khi kết nối với doanh nghiệp.
Cộng đồng xã hội bao gồm rất nhiều đối tượng. Tức là sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố này sẽ tác động rất lớn đến mục tiêu chiến lược. Họ chính là các đoàn thể, chính quyền, là các giới trung gian, … Cộng đồng xã hội thường đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải quan tâm sát sao tới các vấn đề như tiết kiệm nguồn tài nguyên từ tự nhiên, ô nhiễm môi trường, phúc lợi đem đến cho cộng đồng là gì, trách nhiệm xã hội, kinh doanh.
Nhìn chung, mục tiêu chiến lược có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp. Khi bạn không thể tìm ra cho doanh nghiệp mình mục tiêu chiến lược hiệu quả thì trước tiên hãy xem lại sự hiểu biết của mình về khái niệm mục tiêu chiến lược là gì đã đủ sâu sắc chưa nhé. Sau đó áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm điều hành và kinh doanh để triển khai. Những giá trị này đều được chia sẻ khá tỉ mỉ ở nội dung trên đây nên đọc thật kỹ để rút ra những bài học sâu sắc nhất.
Tìm hiểu khái niệm chiến lược qua bài viết dưới đây để củng cố cho mình kiến thức quản trị, lập kế hoạch khi là một nhà điều hành. Thành công và hiệu quả như mong đợi sẽ đến với bạn nếu có thể hiểu rõ chiến lược là gì.
MỤC LỤC
Chia sẻ