Tiện ích
Cẩm nang
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng website như một kênh marketing chủ yếu, trong đó, thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp được quảng bá. Một số doanh nghiệp còn xây dựng cả hệ thống bán hàng qua website. Vì vậy nên công việc quản trị website là rất quan trọng và thường do người có chuyên môn, kinh nghiệm đảm nhiệm. Theo dõi mô tả công việc quản trị website trong bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này nhé!
MỤC LỤC
Quản trị website là một công việc khá phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau liên quan đến website, chẳng hạn như tối ưu SEO, tối ưu tốc độ tải trang, làm thế nào để index tốt… Nhìn chung, quản trị website có thể gói gọn nhất trong ba công việc: Hỗ trợ website, quản lý nội dung và bảo mật website.
Quản trị viên sẽ sử dụng tài khoản chuyên dụng cấp cao nhất để đăng nhập vào giao diện quản lý web. Sau đó, quản trị viên sẽ tiến hành cấp tài khoản cho những người khác, tuy nhiên tài khoản được cấp sẽ có giới hạn về quyền truy cập vào hệ thống.
Bên cạnh đó thì vấn đề bảo mật website cũng nên nhận được những sự quan tâm cần thiết. Đây cũng được coi là công cụ quản trị website quan trọng bậc nhất. Bảo mật giúp website không bị tấn công và không bị đánh cắp dữ liệu, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp. Bảo mật website cần được kiểm tra cẩn thận hàng ngày.
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu quản trị website là gì. Để hiểu rõ hơn về quản trị website, bạn cần nắm được một số khái niệm cơ bản sau đây:
- Máy chủ web: Là một máy tính được sử dụng để xử lý mọi dữ liệu và trả về nội dung theo lệnh được gửi đến từ máy tính của người dùng. Sức mạnh của máy chủ web tác động đáng kể đến lưu trữ và lưu chuyển di thông tin trong máy chủ.
- Quản lý nội dung: Quản lý nội dung là hoạt động cần thiết trong bối cảnh có quá nhiều nội dung trên website. Nội dung cần được sắp xếp vào hệ thống chỉ mục phù hợp và được cập nhật thường xuyên.
- Phần mềm web: Phần mềm web giúp xử lý các yêu cầu được gửi đến từ người dùng web bằng cách tiếp nhận các giao thức HTTP. Apache, LiteSpeed, Nginx… là những phần mềm web được sử dụng phổ biến nhất.
Thông qua bản mô tả công việc quản trị website sau đây, bạn sẽ biết được những công việc hàng ngày của người quản trị web.
Giao diện website là những gì được hiển thị trên màn hình của người dùng khi họ truy cập vào một website. Quản trị giao diện website giúp cho giao diện luôn được ổn định, nhanh chóng phát hiện và sửa các lỗi nếu có phát sinh trong quá trình vận hành.
Bên cạnh đó, giao diện của website cũng cần được đổi mới hoặc cập nhật để phù hợp hơn với thị hiếu của khách truy cập. Xu hướng thiết kế web thay đổi liên tục đòi hỏi giao diện của website cũng cần được cập nhật thường xuyên.
Website có thứ hạng càng cao thì càng dễ tiếp cận người dùng internet hơn. Điều này đặc biệt cần thiết nếu như website được sử dụng như một kênh marketing hoặc bán hàng online. Tối ưu hóa website liên quan đến chất lượng web, độ tương thích, nội dung trên web và cả tên miền.
Một số cách để tối ưu hóa website bao gồm:
- Tối ưu tốc độ truy cập web bằng cách sử dụng tên miền chất lượng và hosting tốt; hạn chế plugin, widget và tài nguyên không cần thiết; lựa chọn chất lượng và kích thước ảnh, video phù hợp…
- Tối ưu giao diện web thông qua màu sắc và hình ảnh hào hòa, phân chia bố cục logic và khoa học.
- Tối ưu sitemap nhằm giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi truy cập và nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
- Tối ưu các sản phẩm trên web, hình ảnh sản phẩm và nội dung cần được chăm chút cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng internet.
Sao lưu dữ liệu thường xuyên nhằm dự phòng cho những sự cố hoặc những cuộc tấn công ác ý. Mặc dù bạn có thể tự tin vào bảo mật của website, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là website được an toàn tuyệt đối. Để đối phó với tình huống xấu nhất thì bạn nên thường xuyên kiểm tra hosting và sao lưu dữ liệu ở một nơi an toàn nhé!
Hiệu quả của website được đánh giá thông qua những tiêu chí sau đây:
- Giao diện có đảm bảo trực quan và dễ sử dụng hay không?
- Người dùng có được những trải nghiệm như thế nào khi truy cập vào website?
- Chất lượng của những nội dung trên web có làm hài lòng khách truy cập không và có giải quyết được nhu cầu tìm hiểu thông tin của họ hay không.
- Đánh giá tính bảo mật.
- Đánh giá tốc độ tải trang và các yếu tố chuẩn SEO khác.
- Dễ dàng nâng cấp và hạn chế tối đa các lỗi trên website.
Nội dung cần phù hợp với chủ đề của website và hữu ích cho người đọc. Khi đó người dùng internet sẽ ở lại lâu hơn hoặc quay lại web của bạn thường xuyên hơn.
Ngoài ra, nội dung trên website cũng cần được thường xuyên cập nhật và bổ sung thêm nội dung mới, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, âm thanh, chủ đề website…
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp bán lẻ thì website cũng giống như một “mặt tiền” online vậy. Đặc biệt là hiện nay thương mại điện tử, mua sắm online phát triển mạnh mẽ, vì vậy các doanh nghiệp càng có nhiều lý do hơn để đầu tư mạnh vào mảng website.
Hơn nữa, sự cạnh tranh liên quan đến website giữa các doanh nghiệp bán hàng là không hề nhỏ và cuộc đua thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của các doanh nghiệp cùng ngành luôn là rất khốc liệt. Website được xếp thứ hạng càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn.
Công việc quản trị web ở Việt Nam bao gồm nhiều đầu việc hơn so với công việc quản trị web ở nước ngoài. Người quản trị web không chỉ làm công việc tối ưu web, quản trị và cập nhật giao diện, tối ưu hóa trải nghiệm trên web, kiểm tra bảo mật… mà đôi khi còn phải “ôm đồm” cả công việc thiết kế hình ảnh hay thậm chí là viết nội dung SEO.
Qua những mô tả công việc quản trị website trong bài viết, quý bạn đọc đã có thêm nhiều hiểu biết về những đầu việc cần làm của người quản trị website ở nước ta. Mặc dù phải thực hiện khá nhiều đầu việc, tuy nhiên người quản trị website cũng nhận được mức thu nhập khá cao và xứng đáng với họ.
Chi phí lưu kho là gì? Có những loại chi phí lưu kho nào? Chi phí lưu kho được tính như thế nào? Tìm hiểu về chi phí lưu kho và cách tính chi phí lưu kho trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ