Tiện ích
Cẩm nang
Đối với những doanh nghiệp như ngày nay đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, xây dựng, thương mại thì việc lưu kho là điều không thể tránh khỏi. Lưu kho là việc để tồn trữ các mặt hàng cho doanh nghiệp để có thể sẵn sàng đưa ra thị trường bất kỳ lúc nào. Việc lưu kho này đương nhiên sẽ phải tốn một khoản chi phí tùy thuộc vào số lượng ít hay nhiều. Vậy bài viết này sẽ giải thích cho bạn biết chi phí lưu kho là gì và những loại chi phí lưu kho có ở trong doanh nghiệp. Đồng thời cũng cho bạn biết về cách tính chi phí thông dụng nhất nhé.
MỤC LỤC
Chi phí lưu kho là chi phí để lưu trữ tất cả các hàng hóa trong kho. Chi phí này sẽ bao gồm các khoản tiền phải bỏ ra trong một thời gian xác định. Chi phí lưu kho sẽ được tính trên mỗi đơn vị hàng hóa để lưu kho hoặc là được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị của tất cả mặt hàng tồn kho trong một thời kỳ trước. Khoản chi phí tồn kho này sẽ bao gồm tất cả những chi phí như là chi phí hư hỏng, chi phí tồn trữ quá lâu và bị lỗi thời, chi phí thuê mặt bằng làm kho, chi phải bảo hiểm, chi phí thuế và chi phí để đầu tư cho các hàng tồn kho.
Chi phí lưu trữ: Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho thuê mặt bằng, địa điểm để lưu kho. Nếu kho này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp luôn rồi và không mất thêm tiền thuê nữa thì chi phí này sẽ là chi phí trả lương cho nhân viên bảo vệ trông kho, các quản lý và giám sát của kho, chi phí hao mòn.
Chi phí hư hỏng và thiệt hại do hàng tồn bị lỗi thời: Chi phí này là khoản chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ như là hàng tồn đã quá lâu bị hư hỏng vì phần hoặc là đã lỗi thời, giá trị sử dụng bị giảm đi.
Chi phí bảo hiểm: Là khoản chi phí phải đóng cho bảo hiểm để bù cho tình trạng bị thiếu hàng hóa, bị mất, bị hỏa hoạn và các vấn đề tự nhiên phát sinh khác.
Chi phí thuế: Là chi phí mà phải đóng thuế theo quy định của nhà về các hàng tồn kho.
Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho: Là chi phí để đầu tư cho các mặt hàng ở trong kho. Nếu như chi phí này là chi phí đi vay lãi thì đây là khoản chi phí phải chi trả cho lãi còn nếu đây là vốn có sẵn thì khoản chi phí này sẽ bù vào phần lợi nhuận được đầu tư từ mặt hàng này sang mặt hàng khác. Chi phí tồn trữ bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Phần nhiều sẽ là chi phí biến đổi, chỉ có một số ít là chi phí cố định. Trong việc quản lý lưu trữ hàng tồn kho sẽ là chi phí biến đổi, nó còn phụ thuộc vào số lượng tồn kho nhiều hay ít và trong thời gian bao lâu nữa.
Nói chung tất cả các khoản chi phí phải chi trả cho việc lưu trữ đều là chi phí tồn kho.
Khi lưu kho thì doanh nghiệp không chỉ đơn giản là bỏ nó ở đây để lưu trữ mà việc lưu kho này cũng tốn rất nhiều khoản chi phí. Đặc biệt là lưu kho càng lâu thì chi phí tốn càng nhiều. Việc quản lý tốt được chi phí lưu kho sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được những tổn thất và tiết kiệm được nhiều khoản tiền hơn. Dưới đây sẽ là các loại chi phí lưu kho
Loại chi phí này sẽ tốn khoảng từ 3-10%, đây là một khoản tốn khá nhiều tiền trong việc lưu kho. Doanh nghiệp sẽ phải chi trả các khoản tiền cho việc thuê nhà cửa, mặt bằng, các khoản khấu hao. Chi phí cho việc đóng bảo hiểm nhà kho đề phòng có những trường hợp không may xảy ra.
Loại chi phí này sẽ tốn từ khoảng 1%-3,5%. Chi phí này sẽ bao gồm các chi phí khấu hao trong việc sử dụng các thiết bị và dụng cụ. Chi phí cho tiền điện, chi phí vận hành các thiết bị máy móc.
Khoản chi phí này sẽ tốn khoảng từ 3-5%. Đây là chi phí để trả cho các giám sát và các nhân viên, bảo vệ trong coi kho.
Đây là khoản chi phí phải chi trả cho việc vay mượn vốn (trả lãi), các loại thuế phải trả cho các mặt hàng tồn kho, bảo hiểm hàng tồn kho. Đây là loại chi phí tốn kém nhất. Nó sẽ chiếm từ 6-24% tùy vào mức độ hàng hóa được lưu trữ.
Đây là các chi phí chi trả cho việc mất hàng, hàng lỗi không sử dụng được. Loại chi phí này sẽ chiếm khoảng từ 2-5%.
Khi lưu kho đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sở hữu một kho hàng riêng. Nó sẽ chủ động trong việc sắp xếp và quản lý hàng hóa. Doanh nghiệp có thể xuất, nhập và chuyển hàng hóa đi bất kỳ lúc nào mà không cần chờ đợi bên nào khác.
Ngoài ra việc lưu kho này sẽ giúp bạn trong việc đơn giản hóa các thủ tục và tiết kiệm được thời gian hơn.
Các kho sẽ được lắp đặt các camera và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa được việc mất hàng và hàng bị thiệt hại.
Bạn có thể thay đổi các địa điểm lưu kho phù hợp với từng loại sản phẩm.
Lưu kho theo pallet đòi hỏi các mặt hàng phải đồng bộ, có kích thước giống nhau. Khách hàng sẽ tự đóng gói các sản phẩm và đặt nó lên pallet sau đó di chuyển đến địa điểm lưu kho.
Đây là phương pháp thông dụng nhất vì nó gọn gàng và dễ tính chi phí. Mỗi một pallet sẽ được tính với 1 phí tương ứng.
Khi tính lưu kho theo thể tích thì các mặt hàng của bạn sẽ được đặt lên các kệ tiêu chuẩn có kích thước như là 5m3, 10m3,.... Việc lưu kho này sẽ tiết kiệm được không gian cho cả bên lưu kho và cho cả khách hàng
Mỗi một bên dịch vụ lưu kho sẽ có mức giá lưu kho khác nhau còn tùy thuộc vào chất lượng của từng kho như thế nào. Tuy nhiên mức giá này cũng sẽ không chênh lệch quá nhiều.
Lưu kho theo m2 cũng là một cách lưu kho được sử dụng phổ biến nhất. Bên thuê sẽ thuê diện tích để lưu kho về chiều dài và chiều rộng. Bạn có thể lưu trữ các mặt hàng và sắp đặt nó như thế nào cũng được.
Tuy nhiên việc lưu kho theo m2 sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc lưu kho theo m3 và nếu như không biết cách sắp xếp bạn sẽ bị tổn rất nhiều khoảng không gian trống đó.
Đây là hình thức lưu kho mở rộng của lưu kho theo m2. Bên thuê sẽ được bàn gia cho một kho hàng với các vách ngăn và không gian để cho có thể tự sắp xếp hàng hóa. Hình thức này rất chủ động, phù hợp cho việc thường xuyên xuất nhập khẩu hàng hóa và phù hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Cách tính này chỉ phù hợp cho các hàng hóa có cùng một loại, có kích thước tương đồng nhau. Cách tính này cũng khá đơn giản, chỉ cần tính chi phí theo số lượng thùng hàng.
Trên đây là tất cả những thông tin mà vieclam123.vn đem đến cho bạn về chi phí lưu kho là gì. Với bài viết này hy vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích cho mình.
Logistics đây là một loại hình kinh doanh mới có trong những năm gần đây tuy nhiên nó lại vô cùng phát triển do nhu cầu của thị trường. Càng ngày càng có nhiều các mặt hàng cần phải được vận chuyển, xuất và nhập khẩu. Trong quá trình xuất và nhập khẩu hàng hóa thì chi phí logistics luôn là thứ mà được các doanh nghiệp quan tâm nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về khái niệm chi phí Logistics là gì? Vậy bài viết này sẽ giúp cho bạn biết về những thông tin liên quan đến chi phí logistics là gì, phân loại cũng như vai trò của logistics coat nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ