close
cách
cách cách cách cách cách

Mô hình Camels là gì? Các yếu tố quan trọng của mô hình

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mô hình Camels được đặc biệt sử dụng trong quản trị rủi ro ngân hàng. Vì thế đối với ngành ngân hàng nói riêng, từ nhà quản trị cho đến nhân viên ngân hàng cần phải hiểu bản chất mô hình Camels là gì là điều hiển nhiên. Nếu bạn nằm trong đội ngũ này nhưng vẫn còn mơ hồ về Camels thì đừng bỏ qua bài viết này. vieclam123.vn giúp bạn hiểu khái niệm sâu sắc nhất bằng một cách ngắn gọn, đơn giản nhất.

1. Mô hình Camels là gì?

Mô hình Camels là tập hợp những chỉ tiêu đánh giá độ vững mạnh, ổn định của ngân hàng. Đối tượng sử dụng mô hình này là các cơ quan giám sát hoạt động tín dụng nhằm phòng tránh các nguy cơ rủi ro. Do vậy, mô hình Camels được coi là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro cho ngân hàng. 

Mô hình Camels là gì
Mô hình Camels là gì

Hiểu cơ bản giám sát tín dụng là gì, bạn sẽ biết những đánh giá tín dụng được thể hiện qua mô hình Camels có được nhờ mô hình sử dụng 3 yếu tố để đưa ra, bao gồm dữ liệu trong báo cáo tài chính, xu hướng phát triển chung của toàn ngành, chiến lược kinh doanh riêng được áp dụng ở mỗi ngân hàng. Sự đánh giá kèm theo xếp hàng mức độ vững mạnh từ bậc 1 đến bậc 5, trong đó, bậc 1 là xếp hạng mạnh nhất, bậc 5 là xếp hạng yếu nhất. 

Đồng thời, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được đánh giá dựa trên hệ thống 6 tiêu chí, tương đương với 6 chữ cái được viết tắt trong từ Camels. Cụ thể như sau: C-capital (vốn) - A-Asset (Tài sản) - M-Management (Sự quản lý) - E-Earning (Lợi nhuận) - L-Liquidity (Thanh khoản) - S-Sensitivity (mức độ nhạy cảm trước những rủi ro của thị trường).

2. Phân tích mô hình Camels

Phân tích sâu 6 yếu tố vừa nêu trên càng giúp bạn hiểu thật sâu sắc bản chất mô hình Camels là gì. Mỗi yếu tố mang đặc điểm và sự tác động riêng để giúp mô hình Camels trở nên hoàn thiện.

Hệ thống các yếu tố thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng
Hệ thống các yếu tố thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng

2.1. C-capital - phân tích về mức độ an toàn vốn

Trước tiên mô hình Camels đặt sự quan tâm đến nguồn vốn ngân hàng. Mô hình sẽ đi sâu hơn để đánh giá về sự vững chắc của nguồn vốn sẵn có. Qua đây, ngân hàng Nhà nước sẽ xác định, đồng thời cấp cho các ngân hàng thương mại hạn mức tín dụng. Các ngân hàng được yêu cầu phải có nguồn vốn đủ lớn để phòng ngừa, chống chọi được với mọi rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà không ai có thể lường được trước. 

Để đo chính xác mức độ an toàn vốn, người ta thường sử dụng các chỉ số phù hợp, đáng tin cậy. điển hình là CAR. Muốn mức độ an toàn vốn của ngân hàng nằm trong ngưỡng cao thì ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về chỉ số an toàn vốn, lãi vay, cổ tức. Đồng thời cũng phải chú ý đến cả những yếu tố khác có liên quan như môi trường kinh tế, kế hoạch cho sự tăng trưởng, khả năng trong việc kiểm soát rủi ro. 

2.2. A-Asset - Chất lượng của tài sản

Chất lượng tài sản trong mô hình Camels
Chất lượng tài sản trong mô hình Camels

Các tài sản của ngân hàng được thể hiện trong bảng cân đối kế toán, bao gồm khoản cho vay, khoản đầu tư, tiền mặt được dự trữ, ... Trong số đó, tài sản dùng vào mục đích cho vay được xác định là mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Vậy nên đây cũng là yếu tố được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản trong mô hình Camels. 

Nếu có thể thu được tiền cho vay, bao gồm cả tiền gốc lẫn lãi đúng hạn, ít nợ xấu, vậy thì ngân hàng đó được đánh giá có chất lượng tài sản tốt. Trường hợp ngược lại xảy ra sẽ khiến ngân hàng chịu thiệt hại lớn. Khi chất lượng tài sản xuống mức quá thấp thì chắc chắn sẽ làm cho ngân hàng phải thanh khoản. 

Chất lượng tài sản sẽ được đánh giá thông qua một số tiêu chí sau: tỷ lệ nợ xấu nằm trong các nhóm 3 - 4 - 5, tỷ lệ trích lập dự phòng và nợ xấu ròng. 

2.3. M-Management - Năng lực lãnh đạo, quản trị ngân hàng

Mô hình Camels đưa yếu tố này trở thành bộ 6 chỉ tiêu quan trọng để quản trị rủi ro ngân hàng hoàn toàn hợp lý vì nó đề cao vai trò của nhà lãnh đạo. Bạn biết đấy, phải có sự dẫn dắt, chi huy của người đứng đầu, tổ chức mới có thể đi theo một định hướng xác định. Định hướng này có đúng đắn hay không lại phụ thuộc vào khả năng quản lý của nhà lãnh đạo đó. 

Với Camels, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khả năng quản lý và bản lĩnh để không những kiểm soát mà còn phải luôn vững vàng đối diện với rủi ro chẳng may xảy đến. Chẳng cần phải nói gì nhiều hẳn bạn đọc cũng hiểu rõ chỉ tiêu này rất mong chờ vào tài quản trị tài ba của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc đảm bảo cho ngân hàng luôn hoạt động trong phạm vi an toàn. Nhà lãnh đạo sẽ đặt ra những quy định nội bộ, đề phương hướng hoạt động khả thi để giúp ngân hàng có thể "về số", đạt mục tiêu bằng khoản chi phí đầu tư thấp nhất.

Quản lý - một yếu tố quan trọng được lấy làm tiêu chí đánh giá của camels
Quản lý - một yếu tố quan trọng được lấy làm tiêu chí đánh giá của camels

Do sự tác động của nhà lãnh đạo rất nhiều cho nên khi đánh giá, xếp hạng chỉ tiêu về quản lý, người ta cũng sẽ dựa trên nhiều yếu tố liên quan, điển hình có thể kể tới như sự kiểm soát nội bộ, tinh thần tuân thủ quy định, chiến lược kinh doanh. 

2.4. E-Earning - Khả năng sinh lời

Bất cứ doanh nghiệp nào trên thương trường đều mong ước hướng về cái đích của sự tối đa hóa lợi nhuận. Với các ngân hàng, lợi nhuận có giá trị vô cùng to lớn trong việc giúp đảm bảo chắc chắn cho khả năng vừa duy trì hoạt động, vừa mở rộng kinh doanh. 

NIM hay biên lãi ròng là chỉ số quan trọng nhất giúp đánh giá chính xác khả năng sinh lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dựa vào các chỉ số khác để đánh giá khả năng sinh lời trong mô hình Camels như ROA, ROE, tỷ lệ (thu nhập phí/doanh thu), ...

2.5. L-Liquidity - Thanh khoản

Tính thanh khoản trong mô hình
Tính thanh khoản trong mô hình

Tính thanh khoản biểu thị khả năng trả nợ ngắn hạn của ngân hàng nói riêng, các tổ chức doanh nghiệp nói chung. Ngân hàng bề nổi là cho vay nhưng ngân hàng cũng đi vay của người khác thông qua hình thức ngân dân gửi tiền vào ngân hàng. Điều này tạo nên một khoản nợ ngắn hạn lớn nhất của các ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn luôn phải chủ động dự trữ thanh khoản để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu rút tiền của khách, bao gồm cả vốn lẫn lời gửi. 

2.6. Mức độ nhạy cảm với những rủi ro trên thị trường

Từ tìm hiểu mô hình Camels là gì, chúng ta đều biết S-Sensitivity là yếu tố cuối cùng trong mô hình, nó xác định thêm cho bạn biết về một loại yếu tố tác động có thể gây nguy cơ rủi ro cho ngân hàng, không gì khác chính là thị trường có chứa rủi ro. Rủi ro này đã được giới chuyên viên tài chính phân tích và kết luận có hai loại: rủi ro tỷ giá và lãi suất.

Lãi suất trên thị trường chung tăng khiến gia tăng cả hai loại lãi suất là cho vay và lãi huy động. Vì thế, đơn vị có thể cho vay với lãi suất cao hơn, nhưng đồng nghĩa cũng phải chấp nhận huy động nguồn vốn có lãi suất cao hơn. Lúc này, rủi ro lãi suất xảy đến như thế nào phụ thuộc cả vào số tiền cần huy động cũng như tỷ trọng của nguồn tài sản cho vay. 

Hai loại tài sản này cần phải được cân bằng để tránh rủi ro xảy đến nhất có thể. 

Hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng
Hệ thống xếp hạng trong Camels

Đối với loại rủi ro thứ hai từ thị trường mang lại - rủi ro tỷ giá, chúng phụ thuộc vào yếu tố ngoại tệ trong ngân hàng. Chẳng hạn, trường hợp có nắm giữ được nhiều ngoại tệ, lợi ích đến khi ngoại tệ tăng về tỷ giá. Ở trường hợp ngược lại đương nhiên ngoại tệ sẽ giảm. 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu được mô hình Camels là gì. Mô hình này quan trọng và cần thiết để áp dụng tại tất cả các ngân hàng vì nó sẽ xếp hạng khả năng quản trị rủi ro qua các thang đánh giá. Đồng thời, Camels cũng được coi như kim chỉ nam để kịp thời cân bằng mọi sự chênh lệch, bất cân đối, đảm bảo doanh nghiệp không rơi vào thế bị động, phải đối diện với rủi ro cao.

Tìm hiểu về rủi ro

Rủi ro là một phạm trù mà không một ai mong muốn phải đối mặt. Rủi ro thể hiện giá trị tiêu cực, gây ra sự ảnh hưởng nhất định nào đó cho con người, cuộc sống, các dự định, hoạt động. Nói đúng hơn, rủi ro được tính là một nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai nên con người luôn luôn có tinh thần đề phòng. Hiểu biết rõ rủi ro là gì rất cần thiết để chúng ta đề phòng rủi ro hiệu quả.

Rủi ro là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.