close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu MHz là gì? Ý nghĩa của MHz trong vật lý và trong công nghệ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hz, MHz và GHz đều là những đơn vị hết sức quen thuộc được sử dụng để đánh giá tốc độ xử lý của CPU máy tính hoặc các thiết bị di động. Nếu bạn có tìm hiểu về thông số của các thiết bị trên thì chắc chắn đã từng tiếp xúc với những đơn vị này. Vậy MHz là gì? MHz có ý nghĩa như thế nào trong công nghệ và ngành kỹ thuật điện tử? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về MHz trong bài viết sau đây.

1. MHz là gì? Ý nghĩa của MHz và cách quy đổi các đơn vị đo

1.1. MHz là gì trong vật lý?

Trong vật lý học, Hz, MHz và GHz là các đơn vị được sử dụng để đo tần số dao động. Trong công nghệ, người ta sử dụng các đơn vị trên để đo băng tần Wifi, tần số quét màn hình của các thiết bị điện tử và đo xung nhịp của CPU máy tính hoặc thiết bị di động có trang bị CPU.

MHz trong vật lý được sử dụng để đo tần số dao động
MHz trong vật lý được sử dụng để đo tần số dao động

Cụ thể, Hz (có cách đọc là Hẹc hoặc Héc), MHz (có cách đọc là Mê-ga-héc) và GHz (có cách đọc là Ghi-ga-hec) là những đơn vị được sử dụng để đo tần số. Tần số trong vật lý học được hiểu là số dao động và một đối tượng nào đó thực hiện được trong thời gian là 1 giây.

Để quy đổi 3 đơn vị đo trên và một số đơn vị khác trong hệ đo tần số dao động, bạn áp dụng quy ước sau đây:

1Hz = 1000 mHz

1mHz = 1000 µHz 

1µHz  = 1000 nHz

1kHz = 1000 Hz

1MHz = 1000 kHz

1GHz = 1000 MHz

Về bản chất, MHz (Mê-ga-héc) được sử dụng như một đơn vị đo tần số, hay số dao động của một vật thể quanh một trục trong 1 giây. Tuy nhiên, khi chuyển sang sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thì MHz lại được sử dụng với vai trò là đơn vị đo lường tốc độ tính toán hoặc tốc độ xử lý của một bộ vi xử lý được lắp đặt trong CPU của thiết bị điện tử. Theo đó, người ta quy ước rằng 1MHz sẽ tương đương với 1 triệu vòng tính toán mà bộ vi xử lý có thể thực hiện được trong vòng 1 giây đồng hồ.

Trong công nghệ MHz lại được sử dụng để đo xung nhịp CPU
Trong công nghệ MHz lại được sử dụng để đo xung nhịp CPU

1.2. Giải thích ý nghĩa của MHz trong công nghệ

1.2.1. Ý nghĩa của MHz trong xung nhịp CPU

Như đã đề cập đến trong phần trước, trong công nghệ người ta thường đo xung nhịp CPU của máy tính. Theo quy ước thì 1MHz (1 Mê-ga-héc) sẽ tương đương với 1 triệu Hz.

Đi ngược lại lịch sử phát triển của CPU máy tính để tìm về thời kỳ đầu tiên CPU được phát minh ra, khi đó CPU (bộ vi xử lý máy tính) đầu tiên có số vòng hoạt động trong 1 giây chỉ được tính bằng đơn vị kHz (1MHz = 1000 kHz). Bộ xử lý đầu tiên có tên là Intel 4004 có tốc độ CPU ở mức 740 kHz.

Sau này, khi công nghệ phát triển hơn thì tốc độ xử lý của CPU máy tính được cải thiện rất đáng kể. Một ví dụ minh chứng cho điều này đó là CPU Intel Platinum ra mắt sau đó đã được cải thiện tốc độ xử lý lên đến 60 – 300 MHz. Càng về sau, tốc độ xử lý, hay còn gọi là xung nhịp, của CPU càng được nâng cao hơn nữa. Cho đến thời điểm hiện nay thì hầu hết CPU trong các dòng máy tính đều có tốc độ xử lý lên tới hàng GHz.

Cùng một dòng CPU nếu MHz càng cao thì xử lý tác vụ càng nhanh
Cùng một dòng CPU nếu MHz càng cao thì xử lý tác vụ càng nhanh

Trên lý thuyết, tốc độ xử lý (tốc độ xung nhịp) của CPU càng cao thì các tác vụ trên máy tính sẽ được xử lý càng nhanh chóng và mượt mà hơn. Lấy ví dụ, nếu một CPU có tốc độ xung nhịp là 2 GHz thì có nghĩa là trong mỗi giây CPU này có khả năng thực hiện được 2 tỷ chu kỳ dao động, hay 2 tỷ chu kỳ đóng mở các bóng bán dẫn. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng. Và hiện nay 2GHz vẫn chưa phải là con số cao nhất ghi nhận được trong tốc độ xử lý của CPU. Theo ghi nhận mới nhất thì tốc độ cao nhất của CPU máy tính đã đạt đến 4,4 GHz.

1.2.2. Ý nghĩa của MHz trong tần số quét màn hình

Khi đi mua điện thoại, chúng ta thường được nhân viên tư vấn giới thiệu về tần số quét màn hình. Màn hình thông thường có tần số quét là 60Hz, cao hơn là 90Hz, 120Hz và 240Hz…

Vậy tần số quét 60Hz, 90 Hz, 120 Hz… có nghĩa là gì?

Tần số quét hay còn gọi là tần số làm mới màn hình, hiểu nôm na là số lần mà màn hình có thể vẽ được trong 1 giây. Một thiết bị có tần số quét màn hình là 60Hz thì trong 1 giây có thể làm mới 60 lần. Thiết bị có tần số quét màn hình càng cao thì hình ảnh hiển thị càng mượt mà hơn.

MHz còn được sử dụng để biểu thị tần số quét màn hình
MHz còn được sử dụng để biểu thị tần số quét màn hình

1.2.3. Ý nghĩa của MHz trong tần số Wifi

Tần số Wifi cũng được đo lường bằng đơn vị cao hơn MHz đó là GHz. Hiện nay trên thị trường có hai loại Wifi có dải tần phát sóng là 2.4 GHz và 5GHz. Hầu hết các thiết bị đều có thể kết nối với Wifi băng tần 2.4 GHz, tuy nhiên những thiết bị cũ không được hỗ trợ sẽ không thể kết nối với Wifi băng tần 5GHz. Wifi băng tần 5GHz có tốc độ nhanh hơn nhiều so với Wifi băng tần 2.4GHz.

2. Bạn đã hiểu đúng về thông số MHz trên các thiết bị điện tử chưa?

Như vậy, qua những thông tin trong phần trước, bạn đã hiểu rõ hơn MHz là gì. Trên thực tế, chỉ một thông số MHz không thể đại diện cho hiệu năng của một thiết bị điện tử. Khi so sánh hiệu năng giữa các thiết bị cùng một loại, ngoài thông số MHz bạn nên chú ý tới thế hệ của vi xử lý. Thiết bị thế hệ mới mặc dù có thể có thông số MHz thua kém một chút so với thiết bị thế hệ cũ, tuy nhiên vi xử lý động hiệu quả hơn thì chúng vẫn có tốc độ và hiệu năng tốt hơn thiết bị thế hệ cũ.

MHz không thể đại diện cho hiệu năng của thiết bị điện tử
MHz không thể đại diện cho hiệu năng của thiết bị điện tử

Trong công nghệ, MHz chủ yếu xuất hiện với vai trò là đơn vị đo dung lượng của RAM máy tính, cụ thể là thông số bus RAM. Chẳng hạn, bạn trang bị cho máy tính của mình một chiếc RAM 8GB có thông số bus RAM đạt 2133MHz thì có nghĩa là sẽ có 17064MB dữ liệu được “vận chuyển “ trên thanh RAm đó chỉ trong 1 giây. Trường hợp bạn “cắm” thêm một thanh RAM như vậy nữa vào máy tính thì thông số bus RAM vẫn giữ nguyên là 2133MHz, tuy nhiên lượng dữ liệu được “vận chuyển” trong 1 giấy sẽ tăng lên rất đáng kể.

Có một lưu ý nhỏ dành cho các bạn muốn nâng cấp RAM cho máy tính đó là máy tính của bạn chỉ cho phép lưu lượng bus RAM được sử dụng tối đa không cao hơn Mainboard. Chẳng hạn, nếu Mainboard chỉ hỗ trợ tối đa 2133MHz, nhưng bạn cắm vào thanh RAM 2400MHz thì vẫn chỉ có 2133MHz trên RAM được sử dụng.

Bởi vậy khi muốn nâng cấp RAM hãy tìm hiểu trước về Mainboard. Nếu cố tình lắp RAM có bus RAM cao hơn Mainboard thì sẽ chỉ phí tiền mà không thể sử dụng được tối đa bus RAM, vì Mainboard không hỗ trợ. Hãy chọn những chiếc RAM có bus RAM tương ứng với thông số bus của Mainboard.

Cần lưu ý thông số bus của Mainboard khi nâng cấp RAM
Cần lưu ý thông số bus của Mainboard khi nâng cấp RAM

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, tin rằng bạn đã hiểu được MHz là gì và ý nghĩa của MHz trong vật lý cũng như trong công nghệ. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc nâng cấp RAM máy tính, tránh mất tiền mà không thực sự hiệu quả.

Lập trình web là làm gì?

Lập trình web là làm gì? Làm thế nào để trở thành người lập trình web? Lương lập trình web có cao không và cơ hội làm việc thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Lập trình web là làm gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.