Tiện ích
Cẩm nang
Chắc hẳn mỗi khi chuyển nhà hoặc chuyển trường thì phụ huynh luôn gặp chút trở ngại trong việc chọn trường và chuyển trường cho con em mình. Đặc biệt là học sinh cấp tiểu học thì việc này còn khó hơn bao giờ hết. Hiểu được cội gốc của vấn đề bắt nguồn từ những thủ tục phức tạp, vieclam123.vn xin chia sẻ với các vị phụ huynh về những lưu ý, cách để hoàn thiện một mẫu đơn xin tiếp nhận học sinh tiểu học đầy đủ.
MỤC LỤC
Mẫu đơn xin tiếp nhận học sinh về cơ bản là dạng biểu mẫu do phụ huynh hoặc học sinh thực hiện, đặt trong trường học là học sinh tiểu học thì đơn này sẽ do phụ huynh đệ và kí dưới danh nghĩa là người bảo hộ cho trẻ. Mục đích của đơn này là để cho các trường nơi phụ huynh muốn con em mình có điều kiện theo học, có thể xem xét và tiến hành xác nhận đối tượng là học sinh chính thức của trường.
Không có quy định về hình thức của đơn, có thể là dạng viết tay hoặc cũng có thể là dạng đánh máy, miễn là phụ huynh và nhà trường cảm thấy phù hợp. Đồng thời cũng không có quy định về độ dài của đơn, tuy nhiên chúng ta có thể tự quy ước với nhau là chiều dài hợp lý của một tờ đơn nên nằm gọn trong một mặt giấy. Tất nhiên mẫu đơn xin phép tiếp nhận học sinh tiểu học về bản chất là một dạng thông báo và xin xét duyệt nên không cần quá căng thẳng khi đệ đơn mà hãy cố gắng hoàn thiện những giấy tờ cần thiết để cả phía gia đình và nhà trường có thể xử lý nhanh hết sức có thể.
Ở đây chúng ta có hai trường hợp:
Có nhiều phụ huynh nhầm tưởng rằng việc có giấy giới thiệu của hiệu trưởng sẽ không cần làm những giấy tờ mang tính thủ tục xin được nhận học. Nhưng không, về bản chất giấy giới thiệu của hiệu trưởng là là một dạng đảm bảo cho những gì phụ huynh thông báo là có thể tin tưởng cũng như về năng lực của học sinh. Tất nhiên phía ngôi trường mời họ hoàn toàn có quyền từ chối kể cả khi đã có giấy giới thiệu của hiệu trưởng. Tuy nhiên việc có một tờ giấy giới thiệu sẽ phần nào giảm bớt đi sự khắt khe trong đánh giá của ngôi trường mới
Đây là trường hợp khá phổ biến mỗi khi xin chuyển trường cho con, tất nhiên nó cũng sẽ không có ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến kết quả học sinh có được nhận vào hay không. Tuy nhiên nếu xét về mặt quá trình sẽ cần nhiều thủ tục hơn một chút, với những trường tốt có thể học sinh sẽ phải làm thêm một bài kiểm tra năng lực để từ đó có thể tiến hành phân lớp chứ không căn cứ hoàn toàn vào điểm số đã được lưu lại trong học bạ.
Cũng giống như những biên mẫu thủ tục khác, đơn xin tiếp nhận học sinh tiểu học cũng bao gồm các phần như Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Định dạng của Quốc hiệu đó chính là in hoa còn với tiêu ngữ đó chính là dấu gạch nối ngăn cách giữa các từ. Phía dưới là tên của tờ đơn chúng ta viết :“ ĐƠN XIN TIẾP NHẬN HỌC SINH” in hoa chính giữa. Phụ huynh cần chú ý giữa đơn và giấy để tránh tình trạng viết thành giấy xin tiếp nhận học sinh. Về bản chất đây đều là biểu mẫu mang tính chất thông báo chờ phê duyệt, nhưng giấy sẽ phục vụ cho các mục đích ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 tuần, hoặc 3 ngày tùy từng đơn vị. Còn đơn sẽ mang giá trị lâu dài.
Phần nội dung bao gồm các mục chính sau đây:
- Kính gửi
- Thông tin
- Lý do
- Cam kết
- Cảm ơn
- Biểu ký.
Các nội dung được triển khai lần lượt như sau. Đầu tiên chính là phần kính gửi, chúng ta cần kính gửi đến ban giám hiệu và hiệu trưởng trường nơi xin nhập học của con em.
Phần thông tin chính là cách tóm gọn của hồ sơ lý lịch học sinh. Phụ huynh sẽ cần phải liệt kê những thông tin cần thiết như: tên, tuổi, đã từng học ở những trường nào, đang học lớp mấy. Tới với phần lý do thì phụ huynh cần phải cho người xét duyệt đơn biết được lý do học sinh chuyển khỏi trường cũ, cũng như lý do chọn để nộp hồ sơ vào trường này. Lưu ý khi trình bày các lý do nên viết ngắn gọn, xúc tích để người đọc có thể nắm bắt thông tin nhanh nhất mà không bị bỏ sót.
Cam kết và cảm ơn là phần mà bắt buộc phải có, nhằm khẳng định trách nhiệm của phụ huynh đối với hồ sơ họ đã cung cấp.
Cuối cùng là phần biểu ký, biểu ký bao gồm chữ ký của học sinh và phụ huynh học sinh, thời gian và địa điểm soạn đơn.
Căn cứ theo điều 36 của điều lệ trường tiểu học được ban hành kèm thông từ 28/2020, trình tự của thủ tục chuyển trường được thực hiện theo các bước
Bước 1: Nộp đơn xin chuyển trường, hoặc đơn xin tiếp nhận học sinh cho trường nơi phụ huynh có ý định chuyển con em mình tới
Bước 2: Gửi đơn xin chuyển trường cho trường đang theo học
Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh tiến hành gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi.
Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày chính thức nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả lại bộ hồ sơ cho học sinh. Lưu ý một chút là ngày nhận đơn chứ không phải ngày gửi đơn. Trong một vài trường hợp đặc biệt gia đình tiến hành việc gửi đơn qua các phương tiện trung gian thì đơn sẽ tới lâu hơn dự tính. Chính vì vậy thời gian xử lí các thủ tục cũng bị kéo dãn.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và tất cả các giấy tờ liên quan
Hồ sơ chuyển trường bao gồm tất cả những giấy tờ sau đây:
- Đơn xin chuyển trường
- Học bạ của học sinh
- Tất cả những giấy tờ liên quan tới quá trình học tập của học sinh bao gồm :loại tài liệu, sgk mà học sinh đang học, bảng tổng kết và đánh giá năng lực của học sinh theo quy định của bộ giáo dục
- Đối với học sinh khuyết tật thì cần thêm bảng kế hoạch giáo dục cá nhân
- Giấy giới thiệu của hiệu trưởng
Bước 4: Nộp tất cả những gì liên quan đến hồ sơ cho nhà trường nơi chuyển đến
Theo điều 34 của thông tư 28/2020 quy định như sau:
Bước 1: Nộp Đơn xin chuyển trường cho học sinh tiểu học về từ nước ngoài cho nhà trường nơi phụ huynh có ý định chuyển con em tới theo học.
Bước 2: Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến về việc tiếp nhận học sinh và trả lại đơn cho cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh.
Trong trường hợp đồng ý tiếp nhận học sinh, không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ học sinh theo quy định của bộ giáo dục.
Vừa rồi là bài chia sẻ vô cùng chi tiết của vieclam123.vn về mẫu đơn xin tiếp nhận học sinh tiểu học, cách để hoàn thiện đơn cũng như những thủ tục cần biết khi chuyển trường của học sinh. Mong rằng các phụ huynh có thể từ bài viết này có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình và nắm bắt được những thông tin có ích trong tương lai.
Mách nhỏ cho bạn cách viết biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên cực kì chuẩn và nhanh. Tìm hiểu ngay tại đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ