close
cách
cách cách cách cách cách

Hướng dẫn chi tiết soạn thảo mẫu công văn đề nghị hỗ trợ

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ hiện nay được nhắc đến không ít trong một số lĩnh vực như hành chính, dân sự, hình sự, … Nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành, mọi hoạt động kinh tế gần như ngưng trệ, ngay lúc này thì nhu cầu được giúp đỡ, tạo điều kiện về tài chính là điều quan trọng hơn hết. Bài viết dưới đây sẽ mô tả chi tiết cách soạn thảo mẫu công văn đề nghị hỗ trợ cho bạn đọc.

1. Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ là gì?

Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ là một loại văn bản ngắn của người làm đơn dành cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Tại đây, người làm đơn có thể đề nghị để được hỗ trợ, giúp đỡ về mặt kinh tế hoặc tạo điều kiện công việc để trang trải cuộc sống ổn định hơn.

Công văn đề nghị hỗ trợ là một trong những văn bản thông dụng và đảm bảo bố cục được trình bày khoa học. Mặc dù là một văn bản thông dụng với mọi người nhưng không phải ai cũng nắm bắt được cách soạn thảo văn bản sao cho cách chuẩn chỉnh, phù hợp.

Công văn đề nghị hỗ trợ
Công văn đề nghị hỗ trợ

Mẫu công văn đề nghị hỗ trợ là mẫu công văn trang trọng được kiểm duyệt qua nhiều vòng trong các đơn vị, phòng ban hoặc cá nhân thực hiện sau đó tiến hành gửi lên cơ quan cấp trên. 

Tại đó các lãnh đạo có thẩm quyền hoặc những người đứng đầu sẽ đưa ra những quyết định với đơn đề nghị đó. Nếu đơn đề nghị được phê duyệt, phù hợp với quy định và có tính xác thực, cơ quan sẽ tiến hành hỗ trợ kinh phí, các trang thiết bị, lực lượng, nhân sự… nhằm giúp họ cân bằng được kinh tế và có cuộc sống tốt hơn.

1.1. Đối tượng cần soạn thảo công văn đề nghị hỗ trợ 

- Gia đình đông con, các con trong độ tuổi đi học, không có khả năng trang trải kinh tế và muốn đề nghị được miễn giảm học phí cho con trẻ.

- Gia đình có trụ cột là người mất khả năng lao động chẳng hạn bị tai nạn giao thông, tật nguyền bẩm sinh, bệnh hiểm nghèo, … có thể làm đơn đề xuất được hỗ trợ về kinh phí của nhà nước.

Đối tượng cần được hỗ trợ
Đối tượng cần được hỗ trợ

- Người già đang sống neo đơn, không có con cái, bệnh già và bị mất khả năng lao động kiếm sống. Đối tượng này có thể làm đơn đề nghị để được hưởng trợ cấp từ các nhà hảo tâm, … 

- Công văn đề nghị hỗ trợ còn có thể áp dụng với những gia đình có sổ hộ khẩu nghèo, cận nghèo, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.

- Những người lao động đang phải đi công tác xa tại các khu vực miền núi, đồng bằng, vùng sâu vùng xa hay các vùng đảo, biên giới, …

1.2. Khi nào cần soạn thảo mẫu công văn đề nghị hỗ trợ

Công văn đề nghị hỗ trợ được được áp dụng khi một cá nhân/tập thể/tổ chức gặp khó khăn trong cuộc sống có thể là vì kinh tế thiếu thốn, thiếu hụt cơ sở hạ tầng, thiếu các trang thiết bị, máy móc, … 

Khi đó, họ có nhu cầu cải thiện những thiếu thốn đó để giúp cho cuộc sống được ổn định hơn hay doanh nghiệp sẽ có đủ máy móc, kỹ thuật để quá trình phát triển thúc đẩy nhanh chóng hơn.

2. Nội dung trong công văn đề nghị hỗ trợ là gì?

Mặc dù là một dạng văn bản rất phổ biến trong đời sống thường ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách hoàn thành văn bản sao cho đúng khung mẫu được yêu cầu và để lại ấn tượng tốt trong mắt người xem. 

Sau đây là những nội dung chi tiết nhất trong văn bản đề nghị hỗ trợ. Để hoàn tất chuẩn chỉnh công văn đề nghị hỗ trợ thì cần phải có những thông tin quan trọng như sau:

Bước 1: tên quốc hiệu và tiêu ngữ cần phải đạt tiêu chuẩn của văn bản hành chính

Bước 2: tên cơ quan cấp trên, tên phòng ban/đơn vị làm công văn

Bước 3: ghi rõ ngày tháng năm soạn thảo công văn đề nghị hỗ trợ

Đơn đề nghị hỗ trợ cho tổ chức
Đơn đề nghị hỗ trợ cho tổ chức

Bước 4: tiêu đề công văn được tóm tắt ngắn gọn, đảm bảo nội dung súc tích

Bước 5: thông tin của người làm đơn cần điền đầy đủ, chính xác, minh bạch

- Đối với tổ chức: Điền đầy đủ tổ chức, mã số thuế/mã số doanh nghiệp của tổ chức, địa chỉ trụ sở của tổ chức, số điện thoại (hotline), email, số fax (nếu có),... mọi thông tin công khai trên giấy cần chính xác và đúng sự thật.

- Đối với cá nhân: Điền đầy đủ họ và tên của cá nhân, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước công dân bao gồm ngày cấp/nơi cấp và quốc tịch, địa chỉ thường trú, địa chỉ ở hiện tại, thông tin liên hệ như số điện thoại, email, … 

Bước 6: thông tin kính gửi đến các lãnh đạo trong doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hoặc các quản lý cấp trên. 

Đơn đề nghị hỗ trợ cho cá nhân
Đơn đề nghị hỗ trợ cho cá nhân

Bước 7: người lao động cần nêu các căn cứ, các điều kiện để làm công văn đề nghị hỗ trợ. Lưu ý: Các căn cứ, điều kiện mà người lao động công khai trên giấy đều phải là những thông tin chính xác và có tính thực tế, chịu trách nhiệm với những thông tin đã đưa ra. 

Bước 8: nêu chi tiết yêu cầu cần hỗ trợ là gì chẳng hạn như kinh phí, kỹ thuật, trang thiết bị, nhân sự… và số lượng cụ thể. 

Bước 9: Phần cuối cùng trong văn bản đề nghị hỗ trợ cần phải có đầy đủ chữ ký của 2 bên đó là bên làm đơn và bên lãnh đạo/quản lý.

3. Những lưu ý khi soạn thảo công văn đề nghị hỗ trợ

- Đối với phần nội dung đề nghị: Người làm đơn cần cung cấp đầy đủ nội dung kiến nghị vấn đề gì, đưa ra mong muốn chính đáng, hoàn cảnh hiện tại, nguyên nhân và lý do gửi công văn, mong muốn về thời hạn trả lời công văn.

Bởi vì đây là văn bản trang trọng được cơ quan lớn và các cấp có thẩm quyền xem qua nên yêu cầu người làm đơn cần trình bày bố cục hợp lý, nội dung đề nghị cần viết vào ý chính và tránh trường hợp viết lan man, viết quá dài.

Công văn đề nghị hỗ trợ cần được soạn thảo một cách ngắn gọn, súc tích và người viết đơn cần tập trung tối đa vào các vấn đề chính, vấn đề trọng tâm.

Người viết đơn có trách nhiệm với sự thật được công khai trên giấy và chịu trách nhiệm với mọi thông tin, hoàn cảnh, nội dung đã đưa ra. 

Những lưu ý khi làm đơn
Những lưu ý khi làm đơn

- Đối với lỗi chính tả: đây là một trong những lỗi nhỏ mà làm cho nhiều người chủ quan. Sai chính tả là một trong những lỗi nghiêm trọng nhất, bởi khi sai chính tả sẽ làm công văn đề nghị trở nên mất ấn tượng với người đọc và để lại thiện cảm xấu. 

Chính vì vậy, sau khi hoàn thành công văn đề nghị hỗ trợ, người làm đơn cần kiểm tra kỹ các lỗi chính tả, dấu câu, tên riêng cần viết hoa ,... soát đi soát lại nhiều lần để đảm bảo văn bản được chuẩn chỉnh nhất.

- Đối với chữ ký: cần phải có đủ chữ ký và họ tên của cả 2 bên, đặc biệt đều phải là chữ ký trực tiếp, không chấp nhận chữ ký dạng photocopy dưới mọi hình thức.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết nhất về cách soạn thảo công văn đề nghị hỗ trợ sao cho chuẩn chỉnh và khoa học nhất cho bạn. Mong rằng bạn sẽ đúc kết được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thành văn bản tốt nhất và đáp ứng được quyền lợi đáng có của mình.

Đừng quên hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của vieclam123.vn để học hỏi và cập nhật nhiều thông tin mới nhất về việc làm, ngành nghề bạn nhé.

Tìm hiểu cách viết mẫu đơn đề nghị thanh toán bảo hiểm

Bên cạnh cách viết đơn đề nghị hỗ trợ, bạn đọc có thể tham khảo cách viết đơn đề nghị thanh toán bảo hiểm dưới đây.

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.