close
cách
cách cách cách cách cách

Lễ hội Katê là gì? Khám phá những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Việt Nam là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều mang những nét văn hóa riêng gắn liền với từng lễ hội khác nhau  và đều mang những ý nghĩa lớn lao với từng dân tộc. Và một trong những lễ hội đặc sắc được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận đó chính là lễ hội Katê. Vậy lễ hội Katê là gì và nó mang ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ người Chăm. Khám phá ngay những nét văn hóa đặc sắc cùng vieclam123.vn nhé.

1. Vài nét thú vị về lễ hội Katê 

Katê là một lễ hội lớn của người Chăm, nếu như người Kinh có Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm thì đối với người Chăm, Katê cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Vậy thì lễ hội Katê bắt đầu có từ khi nào và tại sao lại trở nên nổi tiếng như vậy?

1.1. Khởi nguồn của lễ hội Katê 

Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn gốc của lễ hội Katê vẫn luôn được tìm hiểu sâu rộng và đã có rất nhiều ý kiến bình phẩm về sự ra đời của lễ hội này. 

Khởi nguồn của lễ hội Katê
Khởi nguồn của lễ hội Katê 

Vào những giai đoạn từ thế kỷ XV trở về trước, vương quốc Champa có sự ảnh hưởng khá lớn từ Ấn Độ giáo và ngày sau đó là sự ảnh hưởng của Hồi giáo vào những năm đầu sau thế kỷ XV, chính vì thế mà người Chăm ở Việt Nam đã được phân chia thành 3 nhóm tôn giáo chính theo sự ảnh hưởng của mỗi nền tôn giáo khác nhau:

- Người Chăm Ahier do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, hay còn gọi là Balamon. 

- Người Chăm Awal- Bani, do ảnh hưởng của Hồi giáo. 

- Người Chăm Islam thuộc Hồi giáo chính thống và phân bố chủ yếu ở hai vùng là Ninh Thuận và An Giang. 

Và lễ hội Katê của người Chăm mà chúng ta đang tìm hiểu chính là lễ hội Katê của người Chăm Ahier. Đã có rất nhiều người nhận định về sự ra đời của lễ hội này. 

Tiến sĩ Trương Văn Món- nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Sakaya cho rằng lễ hội Katê xuất hiện vào thế kỷ XV trong khi T.S Po Dharma thì lại cho rằng Katê là lễ hội chỉ xuất hiện vào sau thế kỷ XVII sau thời vua Po Romé. Và ông cúng đã nói trơng, trong tư liệu viết trên bia đá của người Chăm về các nghi lễ diễn ra tại vương quốc Chămpa thì chưa từng một lần nào nhắc đến lễ hội Katê . 

Lễ hội Katê là lễ hội tôn vinh thần Po Romé trong khi đó chỉ từ sau thế kỷ XV, những vị vua được phong thần mới được gắn tiền tố Po để thể hiện sự khác biệt với các thời đại trước. Do vậy mà lễ hội Katê không thể là sản phẩm có thời trước vua Po Romé. 

Cũng dựa vào đây mà người ta có thể khẳng định rằng lễ hội Katê chỉ xuất hiện muộn hơn ở những khu vực phía nam của Champa chứ không phải là một nét văn hóa đã hiện hữu từ thời vương quốc Champa cổ xưa.

1.2. Lễ hội Katê được diễn ra vào thời gian nào? 

Thời gian diễn ra lễ hội
Thời gian diễn ra lễ hội 

Lễ hội Katê sẽ được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 7 theo lịch của người Chăm và nó sẽ tương đương với khoảng thời gian từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch của người Kinh. Lễ hội ngày sẽ được tổ chức trong vòng 3 ngày tại không gian rộng lớn của 3 tháp là tháp Nagar, tháp Po Klong Garai hay tháp  Po Romé.

Lễ hội Katê được coi là một lễ hội thiêng liêng và quan trọng của người Chăm, là ngày để họ tưởng nhớ đến những người đã khuất và những vị vua đáng kính- là những người mà họ tôn vinh làm thần. 

Vào ngày này toàn bộ người dân sẽ cùng nhau đổ về các đền tháp lớn để làm các nghi thức tưởng nhớ các vị thần, đồng thời chúc tụng lẫn nhau và cùng thưởng thức những giá trị văn hóa dân gian một cách vui vẻ thoải mái. 

Chính vì điều đó mà lễ hội Katê là lễ hội được người Chăm mong chờ mỗi năm. 

1.3. Lễ hội Katê có ý nghĩa đặc sắc như thế nào? 

Ý nghĩa của lễ hội Katê
Ý nghĩa của lễ hội Katê 

- Lễ hội Katê luôn được đánh giá là lễ hội đặc sắc của người Chăm và đã được ghi danh thành Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2017. Nó không chỉ là lễ hội gắn liền với những ngôi đền cổ kính mà còn là nơi cất giữ những giá trị văn hóa độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao của người Chăm. 

- Katê vừa là lễ hội để nhân dân địa phương được thưởng thức những điệu múa dân gian, những bản nhạc ca ngợi vị thần mang phong cách riêng độc đáo, thú vị và cũng vừa là những giá trị độc đáo góp phần giàu đẹp thêm cho nền văn hóa đa sắc màu của Việt Nam. 

2. Những nét đặc sắc trong lễ hội Katê

Ban đầu Katê chỉ là một ngày lễ nhỏ và chỉ có phần Lễ được thực hiện theo đúng nghi thức của người Chăm nhưng tư sau năm 1965, để chào đón các phái đoàn Việt Nam đến viếng thăm dân tộc Chăm vào dịp lễ Katê thì lễ hội này mới bắt đầu đưa thêm nhiều hoạt động để tăng thêm phần sôi nổi. Và cũng từ đó mà lễ hội Katê có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. 

2.1. Đối với phần lễ

Phần lễ của Katê sẽ được diễn ra theo đúng với trình tự các bước đã có từ đời xa xưa, bao gồm lễ rước y trang, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc y phục và sau cùng là phần đại lễ. Và lễ vật dâng lên cúng sẽ có 1 con dê, 3 con gà để làm lễ tẩy uế, 5 mâm cơm canh cúng có thịt dê, 1 mâm cơm cúng với muối vừng, 3 ổ bánh gạo và hoa quả. Ngoài ra mỗi một phần lễ thực hiện sẽ yêu cầu những lễ vật cúng riêng và người Chăm đều phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho từng nghi lễ. 

Phần lễ của lễ hội
Phần lễ của lễ hội 

- Lễ rước y trang sẽ được cử hành trước lễ chính một ngày. Y trang của nữ thần Nagar sẽ do người Raglai cất giữ cẩn thận và sẽ được đem ra để cử hành lễ vào môi năm. 

- Tiếp đến là lễ mở cửa tháp. Lễ này sẽ do một vị cả sư và ông từ trông coi tháp điều hành. 

- Sau đó là lễ tắm tượng thần, đây là một nghi thức thiêng liêng và được thực hiện bởi Ban tế lễ là các chức sắc trong đạo Bàlamôn và những tín đồ nhiệt thành. Trong khi tắm cho tượng thành, những nhiệt thành lấy nước trên thân tượng thần bôi lên đầu, lên thân mình để cầu mong tài lộc, may mắn, sự mạnh khỏe và những điều tốt đẹp sẽ đến trong cuộc sống. 

- Cử hành lễ tắm tượng thần xong sẽ thực hiện việc mặc y phục cho tượng, sau khi tượng thần đã khoác lên người bộ xiêm y lộng lẫy thì sẽ tiến hành làm đại lễ. Lúc này các lễ vật bắt đầu được dâng lên trước bệ thờ, các bài thánh ca cùng với những lời cầu nguyện cho nhân dân bắt đầu được đọc lên. Cuối cùng đại lễ sẽ được kết thúc bằng một điệu múa thiêng liêng và khi điệu múa này đang còn dang dở thì ở bên ngoài phần hội của Katê sẽ được bắt đầu. Những âm thanh từ điệu trống Ginăng, kèn Saranai đồng loạt vang lên cùng với những điệu múa say sưa của những cô gái người Chăm đã khuấy động không khí vui tươi náo nhiệt của lễ hội Katê.  

2.2. Đối với phần hội 

- Lễ hội Katê thường được tổ chức theo quy mô nhỏ của từng làng và từng gia đình. Sau khi kết thúc lễ hội ở các tháp, sẽ đến phần lễ làng, lễ hội này có thể kéo dài trong một hoặc nhiều ngày tùy theo phong tục của mỗi làng, đồng thời mỗi nơi sẽ thực hiện việc thờ cúng một vị thần khác nhau. 

Phần hội náo nhiệt
Phần hội náo nhiệt 

- Mọi người trong làng sẽ cùng nhau thực hiện các công việc quét dọn, trang trí và sắm lễ, thực hiện việc viếng thăm, chúc tụng nhau những lời lẽ tốt đẹp trong ngày lễ này. Và đối với nghi lễ trong gia đình thì mỗi hộ sẽ có một người chủ tế, thường sẽ là người chủ gia đình hoặc là người lớn tuổi trong dòng tộc, thực hiện việc hành lễ, cầu mong những điều tốt đẹp. 

- Lễ hội Katê cũng là ngày lễ để tất cả các thành viên quây quần bên nhau, dành cho nhau những lời chúc về sự may mắn, sức khỏe và cùng là ngày để những người lớn tuổi giáo dục con cháu của mình phải luôn biết ơn đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của những người bề trên. 

- Sau đó mọi người sẽ cùng nhau tham gia những lễ hội được tổ chức trong làng và mời nhau những chén rượu, những món ăn truyền thống của người Chăm. 

Lễ hội Katê đã trở thành một hình thức sinh hoạt, một nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu mỗi năm của người Chăm, bởi đây không chỉ là ngày lễ để tất cả mọi người cùng nhau tưởng nhớ đến những vị thần mà còn là dịp để những người con đi xa nhớ về quê hương,hương, trở về đoàn tụ với gia đình, cùng nhau thực hiện những điều thân mật, đầm ấm.  

Với những thông tin đặc sắc về lễ hội Katê là gì mà vieclam123.vn đã nêu trên đây, mong rằng bạn đã có những cái nhìn chi tiết về lễ hội này, đồng thời lễ hội Katê nổi tiếng nhất hiện nay đều được tổ chức tại Ninh Thuận và Bình thuận. Nếu có cơ hội ghé thăm, hãy thử trải nghiệm lễ hội này để hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa cũng như n những điều thú vị hơn nhé.

Tìm hiểu lễ hội Cầu ngư là gì? Toàn cảnh lễ hội Cầu ngư ở Nha Trang

Bạn đã từng nghe về lễ hội Cầu ngư là gì hay chưa và lễ hội này có những điều gì nổi bật? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

Lễ hội Cầu ngư là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.