close
cách
cách cách cách cách cách

Tìm hiểu lễ hội Cầu ngư là gì? Toàn cảnh lễ hội Cầu ngư ở Nha Trang

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Lễ hội Cầu ngư gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông. Đây được coi là một lễ hội truyền thống và cũng là đặc trưng văn hóa của cư dân vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ ở Việt Nam. Hàng năm các ngư dân vùng biển đều tổ chức lễ hội Cầu ngư nhằm cầu xin các vị thần ban cho một năm trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang. Vậy lễ hội Cầu ngư là gì? Cùng tìm hiểu về lễ hội này trong bài viết sau đây nhé!

1. Lễ hội Cầu ngư là gì? Một số thông tin thú vị về lễ hội Cầu ngư

1.1. Lễ hội Cầu ngư có nguồn gốc từ đâu?

Trước đây người dân vùng biển Nam Trung Bộ có tục thờ Ông Nam Hải, hay chính là tục thờ cá Ông. Ông Nam Hải hay cá Ông đều là những cái tên mà người dân vùng biển sử dụng để ám chỉ cá voi.

Lễ hội Cầu ngư gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông
Lễ hội Cầu ngư gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông

Theo quan niệm của ngư dân vùng biển, cá voi là loại cá hiền lành, thường xuyên giúp đỡ ngư dân gặp nạn trên biển. Chính vì thế mà khi có xác cá voi chết bị trôi dạt vào bờ, người dân các làng chài thường tổ chức tang lễ long trọng, cầu nguyện và thể hiện lòng biết ơn.

Dần dần thì tục lệ cúng cá voi đã trở thành nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm. Ngày nay, tục lệ này đã được tổ chức thành lễ hội thường niên và được biết đến với tên gọi lễ hội Cầu ngư. Đây là một lễ hội mang tính chất tín ngưỡng có từ lâu đời, tiếp nối văn hóa, truyền thống và tư tưởng của cha ông ta.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức tại nhiều tỉnh Trung Bộ, tuy nhiên lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa được tổ chức với quy mô lớn nhất. Nếu du khách đến tham quan khánh hòa vào đúng dịp diễn ra lễ hội Cầu ngư thì không nên bỏ qua lễ hội cực kỳ độc đáo này.

1.2. Thời điểm tổ chức lễ hội Cầu ngư

Lễ hội Cầu ngư thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, trùng với thời điểm mùa đánh bắt cá hàng năm. Lễ hội sẽ được tổ chức trong ba ngày ba đêm.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch
Lễ hội Cầu ngư được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch

Hiện nay lễ hội Cầu ngư được tổ chức ở tỉnh Khánh Hòa. Địa điểm tổ chức lễ hội Cầu ngư là ở chùa ông thuộc thành phố Nha Trang.

Lễ hội cầu ngư được tổ chức hàng năm với mục đích thể hiện tín ngưỡng, niềm tin vào các vị thần linh cai trị biển cả. Người dân miền biển tin rằng chính các vị thần linh sẽ bảo hộ cho họ khi ra khơi đánh bắt hải sản trên biển và mang đến cho họ những chuyến ra khơi đánh bắt bội thu. Lễ hội này cũng thể hiện sự trân trọng và biết ơn của người dân vùng biển đối với món quà thiên nhiên ban tặng.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức hàng năm cũng được coi như là một hình thức gìn giữ bản sắc và truyền thống của người dân vùng biển. Thông qua lễ hội, những giá trị văn hóa truyền thống được bảo lưu, gìn giữ và phát triển. Tổ chức lễ hội còn có mục đích nhắc nhở con cháu không được quên truyền thống văn hóa của dân tộc.

2. Tiến trình tổ chức lễ hội Cầu ngư

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu lễ hội Cầu ngư là gì và ý nghĩa của lễ hội này xét trên phương diện truyền thống, văn hóa và tín ngưỡng.

Lễ hội Cầu ngư được tổ chức tại Nha Trang mang tính chất nhộn nhịp, tưng bừng với không gian tổ chức rộng lớn và nhiều hoạt động. Có nhiều nghi lễ được thực hiện trong lễ hội Cầu ngư, như: Lễ Rước Sắc, lễ Nghinh Ông, trò diễn hò Bá Trạo… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tiến trình tổ chức lễ hội Cầu Ngư ngay sau đây nhé!

Lễ hội Cầu ngư lớn nhất được tổ chức tại Nha Trang
Lễ hội Cầu ngư lớn nhất được tổ chức tại Nha Trang

2.1. Lễ Rước Sắc

Lễ Rước Sắc là nghi lễ đầu tiên trong lễ hội Cầu ngư và được thực hiện trong buổi sáng của ngày đầu tiên diễn ra lễ hội. Nghi lễ này phải được chủ trì bởi những bô lão lớn tuổi đức cao trọng vọng trong làng. Nghi lễ đầy đủ bao gồm Thỉnh Sắc, Rước Sắc và Khai Sắc.

Sau khi dâng hương, tế bái tại Nhà Tiền hiền, dân làng sẽ tổ chức một đám rước long trọng đưa Ông Nam Hải từ Nhà Tiền hiền về Lăng Ông. Tại Lăng Ông người ta thực hiện lễ Khai Sắc, lúc này lễ hội Cầu ngư mới chính thức bắt đầu.

2.2. Lễ Nghinh Ông

Thời điểm thủy triều lên vào sáng sớm người dân sẽ tổ chức lễ Nghinh Ông. Mục đích của nghi lễ này là rước linh hồn Ông Nam Hải từ biển khởi về lăng thờ để thực hiện nghi lễ Tế Chánh.

Một đoàn thuyền bao gồm 3 chiếc sẽ giương buồm ra khơi để làm lễ. Trong suốt 2 tiếng đồng hồ làm lễ, tiếng trống chiêng vang lên rộn ràng, không khí lễ hội rất nhộn nhịp.

Lễ Nghinh Ông được thực hiện khi thủy triều lên vào sáng sớm
Lễ Nghinh Ông được thực hiện khi thủy triều lên vào sáng sớm

2.3. Hò Bá Trạo

Hò Bá Trạo là nét đặc sắc và độc đáo nhất trong lễ hội Cầu ngư. Hò Bá Trạo bao gồm các tiết mục múa, hát, nói… Chỉ lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ mới có thêm tiết mục Hò Bá Trạo.

Mỗi đội hò bao gồm 15 – 19 thanh niên, và phải là những người độc thân, ăn chay nằm đất để giữ cho thân tâm trong sáng và thanh tịnh. Hò Bá Trạo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn, bao gồm các khung cảnh quen thuộc đối với người dân vùng biển như cảnh đoàn thuyền ra khơi, cảnh thuyền cập bến, cảnh tế lễ…

2.4. Lễ Tỉnh Sanh

Trong nghi lễ này, người ta sử dụng vật phẩm tế lễ là heo sống nguyên con. Lễ Tỉnh Sanh là nghi lễ tế các vị thần tại Lăng Ông và được tổ chức song song với lễ Nghinh Ông trong thời gian đoàn thuyền ra khởi rước linh hồn Ông Nam Hải.

Những tiết mục đặc sắc trong lễ hội Cầu ngư
Những tiết mục đặc sắc trong lễ hội Cầu ngư

2.5. Tế Chánh

Sau khi Hò Bá Trạo kết thúc thì lễ Tế Chánh sẽ được bắt đầu. Lễ Tế Chánh được coi là nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong lễ hội Cầu ngư. Nghi lễ này kéo dài 1 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ sáng đến 11 giờ sáng. Nghi lễ Tế Chánh thể hiện sự thành kính và tôn trọng dành cho Ông Nam Hải.

2.6. Thứ lễ và Tôn Vương

Thứ lễ là tên gọi của phần hát cúng, thưởng thì chỉ 2 – 3 năm mới tổ chức một lần. Phần hát được thực hiện bởi đoàn hát do dân làng mời về. Nghi lễ Tôn Vương cũng là một nghi lễ hát và là nghi lễ kết thúc. Nghi lễ Tôn Vương với các tiết mục hát bội có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm.

2.7. Lễ Tống Na

Lễ Tống Na được tổ chức tại sân Lăng Ông nhằm tiễn cô hồn về biển. Người ta kê một chiếc bàn nhỏ quay về hướng Đông làm bàn thờ. Một chiếc ghe nhỏ làm bằng nan được đặt trước bàn. Chiếc ghe nhỏ này sẽ được hạ thủy sau khi nghi lễ hoàn tất. Sau khi hạ thủy xong, người dân quay trở lại Lăng Ông để tiếp tục nghi lễ hoàn mãn.

Lễ hội Cầu ngư là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc
Lễ hội Cầu ngư là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, chúng ta đã tìm hiểu lễ hội Cầu ngư là gì và trình tự tổ chức lễ hội này. Lễ hội Cầu Ngư được xem như là di sản văn hóa phi vật thể mà nếu đến Nhà Trang đúng dịp thì bạn không nên bỏ lễ Hội này. Lễ hội Cầu ngư được tổ chức hằng năm như một lời nhắc nhở con cháu phải hướng về cha ông và không được phép quên đi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Good Friday là ngày gì?

Good Friday là ngày gì? Bạn biết gì về ngày Thứ Sáu Tuần Thánh? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về những điều thú vị diễn ra trong ngày lễ Good Friday.

Good Friday là ngày gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.