Tiện ích
Cẩm nang
Hiện nay, kỹ thuật gia công CNC đang ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sản xuất của mọi người. Tuy nhiên, để có thể tạo ra được các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất thì những người khi vận hành kỹ thuật gia công CNC sẽ phải có kiến thức cơ bản về lập trình CNC. Vậy lập trình CNC là gì? Hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lập trình CNC nhé.
MỤC LỤC
Lập trình CNC là một chương trình máy tính được các các lập trình viên vận hành thông qua sự điều khiển các bộ phận, thiết bị của máy tính theo thứ tự nối tiếp nhau. Thông thường, chương trình máy tính này đã được lập trình sẵn với một tốc độ mặc định, từ đó sẽ tạo ra những sản phẩm với hình dạng hay là kích thước theo một tiêu chuẩn nhất định.
Kỹ thuật lập trình CNC được áp dụng bằng cách thiết lập những phương pháp giao tiếp tới máy CNC. Hiểu một cách đơn giản chi tiết hơn thì việc là sử dụng mã G hoặc là mã M đã được cài đặt sẵn trong máy CNC để từ đó các lập trình viên có thể tự tạo ra những đoạn code phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất hoặc là áp dụng vào trong những hoạt động gia công sản phẩm theo nhu cầu của nhà sản xuất. Có thể thấy rằng lập trình CNC mang đến sự chính xác, đồng nhất về trình tự, qua đó đảm bảo cho năng suất cũng như là chất lượng của sản phẩm.
Kỹ thuật lập trình CNC yêu cầu người lập trình phải có vốn kiến thức về lập trình cơ bản, đồng thời phải có sự hiểu biết về mã G hay là về các nguyên lý hoạt động của máy CNC. Ngoài ra, một lập trình viên chuyên nghiệp cũng sẽ cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật hay là các phương pháp khắc phục lỗi trong các hoạt động sản xuất hằng ngày.
Thông thường thì lập trình gia công CNC được chia theo từng cấp độ từ cấp độ dễ cho đến cấp độ khó, tiêu biểu có thể kể đến như là lập trình CNC gỗ, lập trình CNC tiện, lập trình cnc 4 trục, hay là lập trình CNC 5 Trục, … Nhưng với cấp độ lập trình CNC bất kỳ nào thì các dòng lệnh code lập trình đều sẽ có cấu trúc khá tương đồng với nhau.
Với một chương trình CNC thì sẽ tồn tại hàng chục, thậm chí lên đến hàng trăm đoạn code khác nhau tùy thuộc vào độ phức tạp của chúng. Tuy nhiên về cơ bản thì các đoạn code đó sẽ có chung một cấu trúc. Trước tiên thì đó là phần khai báo tổng quát thời điểm ban đầu của chương trình CNC sẽ bao gồm có: %, Oxxxx, N5, N10, N25, N30.
Tiếp theo đó chính là các lệnh dùng để di chuyển dao. Các lệnh này sẽ bắt đầu thời gian để bắt đầu thực hiện quá trình gia công và sản phẩm sẽ chính là các lệnh N… Phần cuối cùng thì đó là các lệnh dùng để kết thúc chương trình lập trình. Sau khi kết thúc xong thì các lệnh đó sẽ bắt đầu lại từ đầu chương trình lập trình CNC.
Trong chương trình lập trình CNC, các dòng lệnh sẽ thường được thực hiện theo một cấu trúc chung. Trước tiên, số thứ tự của các dòng lệnh đó sẽ được sắp xếp theo thức tự: Nxx Gxx X… Z… I… J… K… T… S… F… M… ; Nxx. Tiếp theo đó là câu lệnh để chuẩn bị lập trình đó là: Gxx. Bên cạnh đó thì các câu lệnh có sự liên quan tới kích thước hay là vị trí của dao di chuyển đến sẽ là: X… Y… Z… I… J… K…
Bên cạnh đó, các câu lệnh trong việc sử dụng gọi dao được quy định là: T…, các câu lệnh dùng để điều khiển tốc độ quay trục chính đó là: S…, các bước tiến của dao sẽ được quy định là: F… , các câu lệnh phụ khác thì sẽ được quy định chính là: M…và cuối cùng các lệnh để kết thúc một chương trình lập trình được quy định là dấu (;).
Ngoài ra sẽ còn có một vấn đề bạn cần phải thực sự lưu ý trong quá trình thực hiện thiết lập các dòng lệnh cho lập trình CNC, đó là một dòng lệnh có tên gọi là “block”. Dựa vào đó thì khi một lập trình viên bỏ qua dòng lệnh hoặc là khối block nào thì họ sẽ sử dụng dấu “/”.
Đối với các lệnh khai báo của hệ tọa độ lập trình thì để có thể thiết lập được chương trình lập trình CNC, lập trình viên sẽ phải sử dụng câu lệnh G90 hoặc là G91. Với câu lệnh G90 thì sẽ có tác dụng đó là khai báo tọa độ tuyệt đối cũng như là dao sẽ di chuyển tới những vị trí đã được yêu cầu so với các điểm chuẩn. Còn với câu lệnh G91 thì sẽ có tác dụng đó là khai báo về tọa độ tương đối. Hiểu theo cách khác thì tại trong máy, các vị trí hiện tại của dao sẽ có thể được xem là những góc tọa độ vô cùng quan trọng của những điểm tiếp theo đó.
Đối với các lệnh khai báo về hệ đơn vị đo thì lập trình viên CNC sẽ cần phải sử dụng tới các lệnh G20 và G21 để có thể thiết lập các chương trình lập trình. Với G20 thì lệnh này sẽ có tác dụng đó là khai báo về đơn vị đo theo hệ inch, còn đối với G21 thì lệnh sẽ có tác dụng đó là khai báo về các đơn vị đo theo hệ mét.
Cuối cùng là các lệnh khai báo về đơn vị lượng lượng chạy dao thì các lệnh G94 và G95 sẽ có công dụng như sau:
– G94 sẽ là lệnh để là khai báo về đơn vị là mm/phút hay là inch/phút
– G95 sẽ là lệnh để là khai báo về đơn vị là mm/vòng hay là inch/vòng
Những lệnh thường được dùng để quay trục chính sẽ là:
– Lệnh M3/M03 dùng để quay trục chính theo hướng chiều kim đồng hồ
– Lệnh M4/M04 dùng để quay trục chính theo ngược hướng với chiều kim đồng hồ – Lệnh M5 sẽ được dùng để dừng trục chính
Các lệnh được sử dụng để lựa chọn mặt phẳng lập trình bao gồm:
– G17 là câu lệnh được sử dụng để lựa chọn mặt phẳng XY
– G18 là câu lệnh được sử dụng để chọn mặt phẳng XZ
– G19 là câu lệnh được sử dụng để chọn mặt phẳng YZ
Trong quá trình chọn lệnh dao, các nhân viên lập trình CNC sẽ cần tới một số câu lệnh. Trước tiên đó là lệnh Txxx M6 thì với câu lệnh này thì hệ thống sẽ coi dao số x và thay dao, còn M6 sẽ là lệnh dùng để thay dao, Txxx là lệnh dùng để gọi dao. Lúc này thì lệnh để trở về điểm tham chiếu sẽ là các lệnh G28, G29, G30.
Tiếp theo, điểm tham chiếu trong chương trình sẽ được thiết lập cố định tại máy, đồng thời vẫn được đưa vào trong bàn máy. Tuy nhiên thì sau đó, nó cũng sẽ được đưa tới trục chính và được đưa trở lại ngay mà khi chương trình kết thúc hoàn toàn.
Còn cuối cùng thì cấu trúc của các lệnh này sẽ là G28, G29, G30. Tất cả các lệnh này đều sẽ được thực hiện tương tự như nhau.
Để có thể kết thúc chương trình lập trình CNC thì các lập trình viên sẽ phải thực hiện các lệnh với các mã lệnh như sau:
- Trước tiên đó là câu lệnh M30 được sử dụng để kết thúc chương trình lập trình CNC chính, đồng thời sau đó thì tất cả sẽ trở lại lúc ban đầu của chương trình lập trình.
- Tiếp theo đó sẽ là lệnh M99 được dùng để kết thúc các chương trình con đang chạy.
- Lệnh M01 được dùng để dừng những chương trình có điều kiện trong tình huống mà nút OSP đang được mở.
- Lệnh M00 sẽ được dùng để dừng tất cả các chương trình.
- Lệnh M9 sẽ được dùng để tắt dung dịch làm nguội chương trình.
- Lệnh M8 sẽ được dùng vào việc mở dung dịch làm nguội chương trình.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ để giải đáp thắc mắc lập trình CNC là gì, đồng thời cũng hướng dẫn cho các bạn cách để lập trình CNC cơ bản nhất. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về lập trình CNC.
Liệu bạn đã biết các loại máy phổ biến trong xưởng cơ khí hiện nay là gì hay chưa? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ