Tiện ích
Cẩm nang
Nhiệt miệng là một căn bệnh tự miễn mà bất kỳ ai ở bất kỳ lứa tuổi cũng có thể gặp phải. Loại bệnh này không gây nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng không nhỏ trong hoạt động đời sống hàng ngày. Vậy làm sao nhanh hết nhiệt miệng? Câu hỏi gây hoang mang này sẽ được vieclam123.vn tìm lời giải ngay trong bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Nhiệt miệng là một loại bệnh mà chúng ta sẽ gặp phải trong đời sống hằng ngày và loại bệnh này sẽ thường kéo dài trong vòng 1 tuần. Những người bị nhiệt miệng sẽ xuất hiện các đốm trắng, đốm vàng nhỏ, xung quanh sẽ có viền đỏ bao quanh vết thương. Vết nhiệt miệng sẽ được hình thành và phát triển tại mô mềm bên trong khoang miệng như má, môi, nướu và dưới lưỡi.
Thông thường, loại bệnh này sẽ không có tính lây lan hay ăn sâu vào biểu bì. Nhưng khi va chạm hay co chạm trong lúc ăn uống, nhất là đồ ăn có vị chua, cay sẽ làm cho người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu. Bệnh nhiệt miệng sẽ xuất hiện khi xảy ra các nguyên nhân sau:
Suy giảm chức năng gan: gan có chức năng chính là lọc độc trong cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm, các độc tố sẽ tích tụ lại. Thông thường, độc tố sẽ tập trung ở vùng miệng gây viêm loét do chúng ta chủ yếu nhận chất độc từ đồ ăn.
Hệ miễn dịch không tốt: khi hệ miễn dịch của bạn kém sẽ không đủ khả năng chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ gây nên hiện tượng viêm loét ở quang vùng miệng.
Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết: khi cơ thể của bạn thiếu các chất dinh dưỡng như B12, B9, C và các chất vi lượng như sắt, kẽm, axit folic sẽ dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng.
Tổn thương niêm mạc: điều này xảy ra khi bạn đánh răng quá mạnh hay do cắn phải dẫn đến tổn thương nướu, lưỡi, các mô mềm trong bên trong khoang miệng. Sau đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào khu vực này và gây viêm loét.
Bất kể ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng bởi nó là một căn bệnh xuất phát từ việc sinh hoạt thiếu lành mạnh của chúng ta. Thông thường, bệnh nhiệt miệng sẽ tự khỏi và kết thúc trong vòng 1 – 2 tuần. Trong trường hợp bạn cảm thấy quá đau rát, khó chịu hay muốn nhanh chóng kết thúc loại bệnh này, các bạn có thể áp dụng các phương pháp đến từ lời khuyên của bác sĩ như sau:
Nước muối natri clorid là loại có tính sát khuẩn cao mà lại rất an toàn. Các bạn có thể súc miệng nước muối hàng ngày để làm giảm đau rát, mau chóng lành vết thương. Chúng ta hoàn toàn có thể mua loại nước này ở các quầy thuốc y tế và nên pha nước ấm để súc miệng hàng ngày. Ngoài ra, các bạn cũng có thể pha theo công thức dưới đây:
Bước 1: sử dụng 5g muối tinh hòa tan với 230ml nước ấm.
Bước 2: Các bạn sẽ súc miệng bằng hỗn hợp vừa pha ở bước trên trong khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
Khi súc miệng, các bạn cần chú ý để nước muối sâu trong cổ họng và không được nuốt. Thực hiện liên tục 2 – 3 lần trong ngày với 7 ngày liên tục trong một tuần để thấy được những hiệu quả rõ rệt.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có nhiều men vi sống như lactobacillus. Bên cạnh đó, việc bị nhiệt miệng đôi khi là do vi khuẩn HP hay bệnh viêm ruột tạo ra nên việc sử dụng sữa chua sẽ giúp bạn đẩy lùi các loại vi khuẩn này ra khỏi khoang miệng. Các bạn ăn sữa chua mỗi ngày sau bữa ăn không chỉ giúp chữa khỏi bệnh nhiệt miệng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da.
Mật ong là một loại hỗn hợp các chất dinh dưỡng có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, kháng khuẩn. Điều này sẽ giúp cho vết nhiệt miệng của bạn bớt bỏng rát, không bị sưng đỏ. Để điều trị nhiệt miệng bằng mật ong, các bạn hãy làm theo những cách sau:
Cách 1: bôi trực tiếp mật ong lên vết thương khoảng 4 lần mỗi ngày. Sau khoảng 2 -3 ngày, các bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt.
Cách 2: pha trà nóng với mật ong và sử dụng hàng ngày. Khi uống, các bạn nên nhấp môi từng ít một để dung dịch thẩm thấu từ từ vào vết thương của bạn.
Cách 3: chúng ta sẽ dùng bột nghệ kết hợp mật ong để đắp lên vết nhiệt miệng. Các bạn sẽ bôi khoảng 2 – 3 lần một ngày để thấy được hiệu quả của phương pháp.
Xem thêm: Uống chanh mật ong có tác dụng gì? Các lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Bên trong chè có rất nhiều các chất tanin giúp khỏi bệnh nhiệt miệng một cách nhanh chóng. Sau mỗi lần uống trà, các bạn sẽ giữ lại túi lọc rồi đắp trực tiếp chè khô lên vết thương ở khoang miệng. Phương pháp này sẽ giúp bạn giảm đau, bớt viêm sưng và không cảm thấy đau rát trong lúc dùng bữa.
Bên cạnh việc sử dụng nước muối, các bạn cũng có thể súc miệng bằng baking soda để chữa nhiệt miệng một cách nhanh chóng. Thực chất, baking soda là một loại muối nở giúp cân bằng độ PH, giảm viêm, tiêu sưng cực kỳ hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, các bạn sẽ làm lần lượt các bước sau:
Bước 1: các bạn sẽ hòa tan khoảng 5g baking soda vào trong 230ml nước ấm.
Bước 2: Sử dụng dung dịch đã hòa tan ở bước trên để súc miệng trong khoảng 20 – 30 giây rồi nhổ ra.
Bước 3: Các bạn sẽ tráng miệng bằng lọc bình thường.
Trong trường hợp bệnh nhiệt miệng khá nặng, các bạn có thể súc miệng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày và liên tục trong một tuần.
Trong những bài nghiên cứu gần đây, dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn bởi trong chúng có acid lauric giúp giảm đau, giảm sưng, bớt khó chịu do bệnh nhiệt miệng gây ra. Đây là một chất kháng viêm tự nhiên giúp vết thương bớt đỏ, bớt đau. Các bạn có thể tham khảo phương pháp dầu dừa theo cách làm sau đây.
Các bạn sẽ thoa một lượng dầu dừa vừa đủ vào vết thương khoảng 2 – 3 lần một ngày. Công việc này sẽ thực hiện liên tục cho đến khi vết thương lành hẳn. Ngoài ra, các bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa sau mỗi bữa ăn để vết thương mau khỏi hơn.
Cúc La Mã là một bài thuốc dân gian giúp chữa lành vết thương và giảm đau hiệu quả. Loài hoa này có chứa 2 hợp chất quan trọng giúp giảm đau, tiêu sưng là azulene và levomentol. Đây được xem là những chất hoạt vàng trong việc trị mụn, tiêu viêm và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.
Sau khi uống trà xong, các bạn sẽ lấy túi lọc trà hoa cúc rồi đắp lên vết nhiệt miệng trong vài phút để chữa lành vết thương. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày.
Thực chất, nhiệt miệng là một bệnh lành tính, không lây lan hay viêm sưng trong thời gian dài. Mặc dù các phương pháp ở trên cực kỳ hiệu quả nhưng sẽ rất phiền toài nếu loại bệnh này này tài phát đi tái phát lại nhiều lần. Để kiểm soát tốt các yếu tố dẫn đến bệnh nhiệt miệng, các bạn sẽ cần chú ý những điều sau:
Hạn chế gây tổn thương khoang miệng bằng cách lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, nhai chậm nhai kỹ để tránh rủi ro cắn ở bên trong miệng.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin B, sắt, kẽm, axit folic.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây nóng trong người như rượu, bia, thức ăn nhanh,…
Hạn chế thức khuya, ngủ muộn, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Như vậy, vieclam123.vn đã giúp chúng ta trả lời được câu hỏi làm sao nhanh hết nhiệt miệng. Có thể thấy, bệnh nhiệt miệng là một loại bệnh sẽ tự khỏi mà không để lại biến chứng gì, các phương pháp trên sẽ giúp bạn rút ngắn được khoảng thời gian chữa lành này.
Quáng gà là một căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng gặp trong đời sống hằng ngày. Nhưng các bạn đã thực sự biết về căn bệnh quáng gà? Chúng ta hãy đến với bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Chia sẻ