Tiện ích
Cẩm nang
Lạm phát là gì? Tầm ảnh hưởng của lạm phát đối với quốc gia như thế nào? Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giá cả về hàng hóa và dịch vụ có thể luôn dao động, có thể tăng hoặc có thể giảm. Đặc biệt nếu có sự gia tăng mạnh mẽ về hàng hóa và dịch vụ trên diện rộng thì sẽ dẫn đến lạm phát. Trong bài tin này đây, vieclam123.vn sẽ làm rõ định nghĩa lạm phát là gì nhé.
MỤC LỤC
Lạm phát (tên Tiếng Anh: Inflation) là sự đề cập đến vấn đề tăng giá của các loại hàng hóa và dịch vụ sử dụng hàng ngày hoặc thông thường, ví dụ như hàng tiêu dùng, quần áo, nhu yếu phẩm, ...
Lạm phát có thể ước lượng mức thay đổi về giá trung bình của một nhóm hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. Nói cách khác, lạm phát là đồng nghĩa với việc mất giá trị của một đồng tiền nào đó.
Đối với một nền kinh tế, lạm phát là khi giá trị thị trường bị giảm đi hay giảm sức mua của đồng tiền. Nhưng với góc độ kinh tế toàn cầu, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ đối với những loại tiền tệ khác, là khi giá trị của một đồng tiền bị giảm đi so với giá trị của những đồng tiền khác.
Tỷ lệ lạm phát được hiểu là tỷ lệ phần trăm sẽ thay đổi trong chỉ số giá của hàng hóa và dịch vụ trong một thời gian nhất định so với chỉ số giá được ghi nhận trong thời gian trước đó. Khi mức giá đó tăng lên, giá trị tiền tệ sẽ mất đi vì bạn cần nhiều tiền hơn để mua một lượng hàng hóa tương tự. Trái nghĩa với lạm phát là giảm phát, khi giá cả hàng hóa có xu hướng giảm và một đơn vị tiền tệ riêng lẻ trở nên có giá trị hơn.
Vấn đề lạm phát do nhiều bối cảnh khác nhau gây ra. Nếu một loại tiền tệ thả nổi trở nên dồi dào thì giá trị của nó bắt đầu giảm, điều này có nghĩa là nó không còn khan hiếm như trước đây.
Kiểm soát tỷ lệ lạm phát là công việc vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Vì nếu đồng tiền của một quốc gia bị mất giá trị và giá cả tăng lên, cộng với chi phí sinh hoạt trung bình của người dân cũng tăng theo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trở nên trì trệ.
Ví dụ về lạm phát: Năm 2017, mẹ mình mua một cái chảo với giá 150.000 đồng. Nhưng đến năm 2022, cũng với loại chảo giống ý hệt năm đó, giá lại lên đến 200.000 đồng. Đây chính là sự mất giá cr đồng tiền hay còn gọi là lạm phát.
- Lạm phát tự nhiên (mức độ vừa phải dưới 10%): Mức độ này có thể dự đoán được, giá cả tăng vừa phải, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tình trạng tích trữ hàng, nền kinh tế đang ổn định, đời sống nhân dân được đảm bảo, ít rủi ro nên các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ được các nhà đầu tư mở rộng.
- Lạm phát phi mã (mức độ 10% đến dưới 1000%): Khi tình trạng lạm phát này xảy ra, mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng nhanh, thị trường ở mức biến động. Vì trong giai đoạn này đồng tiền sẽ mất giá nghiêm trọng nên người dân có xu hướng tích trữ đồ đạc, hàng hóa,...
- Mức độ lạm phát mạnh (trên 1000%): Khi mức độ lạm phát vượt xa lạm phát phi mã. Mọi yếu tố thị trường sẽ bị biến dạng, thông tin sai lệch, giá cả tăng nhanh, không ổn định, giá trị thực của đồng tiền bị mất đi nghiêm trọng. Siêu lạm phát sẽ phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn an ninh, chính trị trong nước, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
- Lạm phát có dự kiến: Loại này thường bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, thường được dự đoán lạm phát cùng thời kỳ trong quá khứ. Lạm phát có dự kiến thường không ảnh hưởng nghiêm trọng, chỉ tác động đến chi phí sản xuất.
- Lạm phát không dự kiến: Loại lạm phát này không thế dự đoán được. Thường bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, những tác nhân không thể lường trước được như dịch bệnh, chiến tranh,...
Trường hợp này xảy ra khi nhu cầu của một hàng hóa có xu hướng tăng mạnh làm cho giá của hàng hóa đó tăng theo.
Tiền lương, chi phí vật liệu sản xuất cho các xưởng, máy móc, ... đều là các loại chi phí trong quá trình sản xuất. Một khi giá cả của những yếu tố này tăng lên thì sẽ tác động làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ để luôn bảo toàn lợi nhuận cho công ty.
Còn có cách gọi khác là lạm phát ỳ, mức giá chung tăng với một tỷ lệ ổn định và tương đối thấp. Đây là loại lạm phát có thể dự đoán được và được xác định rõ ràng trong hợp đồng lao động.
Tùy thuộc vào xu hướng của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém buộc phải tăng lương cho nhân viên, điều này khiến giá cả sản phẩm tăng dẫn đến giá sản phẩm tăng suy ra phát sinh lạm phát.
Khi xuất khẩu tăng dẫn đến lượng cung trong nước giảm sẽ làm mất cân bằng cung cầu trong nước, dẫn đến phát sinh lạm phát.
Giá hàng hóa nhập khẩu tăng dẫn theo mức giá bán hàng hóa đó trong nước bị đội lên làm cho mức giá chung của hàng hóa trong nước tăng và cũng sẽ bị lạm phát.
Lượng cung tiền trong lưu thông tăng do chính sách chi tiêu của Chính phủ. Trường hợp này sẽ được bù đắp bằng cách in tiền, NHTW thu mua ngoại tệ,... dẫn đến phát sinh lạm phát.
Nếu mức độ lạm phát nằm trong mức vừa phải (2 - 5%) đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì sẽ mang lại hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế đó: Thúc đẩy chi tiêu trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp vay nợ để đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm tình trạng thất nghiệp.
- Đối với lãi suất: Lãi suất là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến lạm phát. Khi lạm phát tăng, để lãi suất trong nước giữ ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của lạm phát. Điều này kéo theo hệ quả suy thoái nền kinh tế, mọi hoạt động vay nợ và đầu tư giảm dẫn đến số lượng lớn lao động thất nghiệp.
- Đối với thu nhập của người lao động: Thu nhập thực và thu nhập danh nghĩa của người lao động và lạm phát có mối liên kết với nhau. Khi lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danh nghĩa không tăng suy ra thu nhập thực của người lao động giảm.
- Đối với nợ quốc gia: Các khoản nợ quốc gia sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu lạm phát xảy ra do đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn đồng tiền khác nên sẽ tạo gánh nặng trả nợ rất lớn.
Vấn đề kiểm soát lạm phát quốc gia để bảo vệ nền kinh tế luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Vì vậy để kiềm chế lạm phát tại Việt Nam, Nhà nước cần thực hiện các chính sách về giá cả, tiền tệ để đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, giữ ổn định hàng hóa thị trường, đặc biệt là các nhu yếu phẩm.
Vậy là định nghĩa lạm phát là gì đã được giải đáp rất chi tiết cho bạn đọc. Hy vọng bạn có trải nghiệm tuyệt vời và lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích.
Câu hỏi kinh tế học là gì đã có rất nhiều người thắc mắc khi nhắc đến kinh tế. Dưới đây là bài viết giải đáp định nghĩa về kinh tế dành cho ai muốn tìm hiểu kiến thức về kinh tế nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ