close
cách
cách cách cách cách cách

Làm ngân hàng thì học ngành gì bạn đã biết chưa? Cùng khám phá ngay!

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Làm ngân hàng từ trước đến nay vẫn luôn là một ngành nghề, vị trí công việc cực hot mà rất nhiều bạn sinh viên mong muốn được làm việc. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương được nhận xét là tương đối cao nên làm việc tại ngân hàng luôn là mục tiêu tương lai của nhiều người. Vậy làm ngân hàng thì học ngành gì? Học trái ngành có xin vào làm tại ngân hàng được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Làm ngân hàng là gì?

Làm việc tại ngân hàng tức là bạn sẽ làm việc như một nhân viên ngân hàng, đảm nhận các vị trí khác nhau trong tổ chức. Trong tiếng Anh, những vị trí này được gọi chung bằng cái tên Bank Clerk. Nhiệm vụ của những người làm việc trong ngân hàng là đảm bảo cho các hoạt động, công việc tại đây được vận hành, diễn ra theo đúng kế hoạch, trình tự.

Làm ngân hàng là gì?
Làm ngân hàng là gì?

Có rất nhiều các vị trí khác nhau khi bạn làm việc tại các ngân hàng. Các vị trí này đều sẽ đảm nhận những nhiệm vụ, công việc khác nhau, phù hợp với vị trí làm việc. Mặc dù nhiệm vụ mỗi vị trí khác nhau nhưng các hoạt động, kết quả diễn ra đều đóng góp, bổ trợ cho cả hệ thống từ đó giúp cho việc vận hành, hoạt động diễn ra tối ưu và hiệu quả hơn rất nhiều. 

Một số vị trí khi làm ngân hàng bạn có thể tham khảo như: giao dịch viên, nhân viên kinh doanh, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên tư vấn đầu tư, chuyên viên thanh toán quốc tế,...

2. Một số ngành học có thể làm ngân hàng 

Hiện nay, cơ hội được làm ngân hàng không chỉ giới hạn dành cho các sinh viên học đúng chuyên ngành ngân hàng mà còn mở ra rất nhiều cơ hội cho các sinh viên học trái ngành. Dưới đây là một số ngành học bạn có thể tham khảo theo học để có thể làm việc tại ngân hàng. 

2.1. Ngành tài chính - ngân hàng 

Chuyên ngành đầu tiên phải kể đến nếu muốn làm ngân hàng chính là ngành tài chính - ngân hàng. Các sinh viên khi theo học chuyên ngành này sẽ rất phù hợp với các vị trí như nhân viên giao dịch, chuyên viên thanh toán quốc tế hay chuyên viên tư vấn đầu tư,...

Ngành tài chính - ngân hàng
Ngành tài chính - ngân hàng 

Đây là một trong các ngành học chuyên sâu và liên quan trực tiếp nhất nếu bạn muốn làm việc tại các ngân hàng. Theo học chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản nhất cho đến nâng cao về ngân hàng. Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng sẽ được rèn luyện về những kỹ năng cơ bản, cần thiết nhất để có thể sử lý các vấn đề, giao dịch cơ bản nhất khi làm việc. 

2.2. Ngành kế toán

Rất nhiều bạn sinh viên có những băn khoăn, trăn trở rằng liệu không học đúng chuyên ngành ngân hàng thì có được nhận các công việc tại ngân hàng không? Thực tế đã chứng minh, với các ngành học có liên quan như kesw toán, kiểm tía, sinh viên vẫn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển và các vị trí và làm ngân hàng được. Hiện nay, với những sinh viên theo học ngành kế - kiểm khi ứng tuyển và các ngân hàng thường sẽ được đảm nhận các vị trí như kiểm toán, kế toán nội bộ, chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện các sai phạm, sái sót nếu có trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Ngành kế toán
Ngành kế toán

Mặc dù thực tế là có cơ hội việc làm ngân hàng cho những sinh viên trái nganfhm tuy nhiên, một số các ngân hàng cũng đặt ra nhiều những quy định riêng. Chằng hạn như các ứng viên học trái ngành nếu như muốn được nhận và làm việc chính thức sẽ phải trải qua những buổi huấn luyện nghiệp vụ ngân hàng có liên quan,...

2.3. Ngành nhân sự 

Ngành nhân sự cũng là một trong những ngành có nhiều sinh viên theo học sau khi ra trường có thể xin việc tại các ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng có nhiệm vụ, công việc chính xoay quanh lĩnh vực ngân hàng, giao dịch, tiền tệ,...nhưng trong hệ thống công ty, vẫn sẽ cần phải có phòng ban nhân sự, tuyển dụng. Chính vì vậy, các sinh viên theo học chuyên ngành nhân sự cũng hoàn toàn có thể apply vào. Ngoài ra, các sinh viên chuyên ngành nhân sự ngoài việc có thể ứng tuyển vào các phòng ban nhân sự thì cũng có thể xin vào các vị trí như nhân viên tư vấn, telesale,...tại ngân hàng.

Ngành nhân sự
Ngành nhân sự 

2.4. Ngành Marketing 

Khi nhắc đến chuyên ngành Marketing, rất nhiều người luôn cho rằng các sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ chỉ phù hợp với các công ty làm về mảng truyền thông hoặc công ty, doanh nghiệp,...Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các ngân hàng cũng đang có rất nhiều vị trí việc làm cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này. Các sinh viên ngành Marketing khi ứng tuyển vào ngân hàng thường sẽ đảm nhận các vị trí như đảm bảo mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, đề xuất các chiến lược Marketing phù hợp nhằm thu hút các đối tượng khách hàng đến và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, tạo độ nhận diện thương hiệu cho ngân hàng,...

2.5. Ngành phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu là một trong những ngành xu thế hiện nay bởi hầu hết các ngành nghề khi thực hiện hay ra quyết định đều đang dựa trên những kết quả từ việc phân tích dữ liệu và đặc biệt, một ngành đặc thù, liên quan nhiều đến các con số như ngân hàng thì việc phân tích sữ liệu càng trở nên cần thiết.

Ngành phân tích dữ liệu
Ngành phân tích dữ liệu

Tại các ngân hàng hiện nay, trong một ngày có đến hàng ngàn giao dịch được diễn ra tại mỗi phòng giao dịch, vô số các giữ liệu, data của khách hàng được thu về. Những nguồn data về khách hàng này thực sự rất có giá trị và sẽ giúp ích rất nhiều cho các ngân hàng trong các hoạt động sau này như tạo mối quan hệ với khách hàng, dy trì và níu giữ được các khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu trên chỉ pháy huy tốt nhất hiệu quả nếu được xử lý, phân tích đúng cách. Chính vì vậy, hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã thành lập các phòng ban chuyên thực hiện vai trò phân tích, thu thập và khai thác dữ liệu, từ đó đưa ra các báo cáo, nhận định. Các sinh viên tốt nghiệp với chuyên ngành phân tích dữ liệu hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trí này taji ngân hàng.

2.6. Ngành công nghệ thông tin

Trong thời kì mà công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì bộ phận, phòng ban Công nghệ thông tin là không thể thiếu tại các ngân hàng. Ta dễ dàng nhận thấy các ứng dụng của công nghệ thông tin được sử dụng trong ngành ngân hàng hiện nay như dịch vụ số hóa, ví điện tử, app giao dịch, chuyển khoản, thanh toán banking online,...Ngoài ra, việc quản lý, bảo mật hệ thống thông tin tại các ngân hàng cũng cần đến rất nhiều sự hỗ trợ của công nghệ. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin nếu muốn làm việc tại các ngân hàng là cực kỳ lớn. Sinh viên công nghệ thông tin có thể ứng tuyển vào các vị trí như nhân viên kỹ thuật app, nhân viên bảo mật,...tại nhiều ngân hàng. Với những lợi ích to lớn mà công nghệ thông tin mang lại cũng như năng lực chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, các vị trí liên quan đến công nghệ trong các ngân hàng thường được trả lương rất hời.  

3. Những kỹ năng cần phải có để làm ngân hàng 

Bên cạnh các ngành học được kể đến như trên, bất kể là theo học đúng chuyên ngành ngân hàng hay học trái ngành thì sinh viên cũng cần phải trang bị một số các kỹ năng mềm để có thể làm ngân hàng. Các kỹ năng mềm tốt không chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tại ngân hàng mà còn có thể giúp ứng viên tiến xa hơn trong công việc sau này. Một số kỹ năng mềm bạn nên trang bị như tư duy logic, trí nhớ tốt, khả năng xử lý các tình huống linh hoạt kể cả với các tình huống bất ngờ. Khả năng giao tiếp, ngoại ngữ cũng rất quan trọng. Ngoài ra còn một số các kỹ năng mềm khác như tin học văn phòng,...

Những kỹ năng cần phải có để làm ngân hàng
Những kỹ năng cần phải có để làm ngân hàng 

Trên đây là toàn bộ bài viết được gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp thắc mắc làm ngân hàng thì học ngành gì? Hy vọng các nội dung được chia sẽ sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn đọc một ngày làm việc, học tập thật năng suất, hiệu quả.

Theo ngành ngôn ngữ Nhật là học những gì? Cần các tố chất nào?

Ngôn ngữ Nhật là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và có mong muốn được theo học hiên nay. Vậy theo học ngành ngôn ngữ Nhật là học những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

ngành ngôn ngữ nhật cần học những gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.