Tiện ích
Cẩm nang
Kỹ sư QA đang hiện đang là một trong những ngành nghề được rất nhiều người quan tâm trong lĩnh vực xây dựng không chỉ bởi đây là một ngành khá hot với cơ hội thăng tiến cao mà mức thu nhập cũng rất hậu hĩnh. Vậy kỹ sư QA là làm gì? Nhiệm vụ của một kỹ sư QA bao gồm những đầu việc nào. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của vieclam123.vn nhé.
MỤC LỤC
Kỹ sư QA - kỹ sư đảm bảo chất lượng hay còn được gọi với tên khoa học là Quality Assurance Engineer, tức là người sẽ đảm nhiệm công việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm bằng cách xây dựng nên một quy trình làm việc giữa những bộ phận liên quan trong công ty dựa theo một tiêu chuẩn nhất định.
Mặc dù xét dựa trên khía cạnh mục đích công vệc thì kỹ sư quản lý chất lượng (QC) và kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA), đều là những bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đầu ra cuối cùng. Thế nhưng xét trên góc độ nghiệp vụ thì tính chất của hai công việc này hoàn toàn khác nhau. Nếu kỹ sư quản lý chất lượng sẽ tập trung chủ yếu vào việc đo lường cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ tập trung vào nhiệm vụ xây dựng và vạch ra quy trình định hướng quản lý chất lượng sản phẩm.
Tùy vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm được sản xuất cũng như những chính sách về quản lý của mỗi công ty mà công việc cụ thể của mỗi kỹ sư đảm bảo chất lượng sẽ có những sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên công việc của một kỹ sư QA vẫn sẽ đảm bảo những đầu việc chính sau đây:
Dù là sản xuất mặt hàng nào ở trong doanh nghiệp lớn hay bé thì nhiệm vụ chính của kỹ sư QA cũng sẽ là tham gia vào việc xây dựng những quy trình, quy định hoặc các tiêu chuẩn liên quan đến công việc quản lý chất lượng sản phẩm dựa theo các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm nhất định phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Điểm tên một vài hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hiện nay như là ISO 9000, TQM, Q – Base,...
Kỹ sư QA có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc tuân thủ các quy định cũng như tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm của các bộ phận liên quan để đảm bảo chất lượng hiệu quả tối ưu trong quá trình sản xuất. Đồng thời sát sao trong việc nhắc nhở, góp ý, điều chỉnh những trường hợp không tuân theo quy định.
Tổ chức các buổi định hướng, các chương trình đào tạo nhằm mục đích nâng cao kiến thức và hiểu biết về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm cho nhân viên bộ phận sản xuất cũng như những nhân viên QA mới chưa có nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra để đề ra những giải pháp phát triển hệ thống quản lý chất lượng thiết thực và hiệu quả nhất đối với công ty, kỹ sư đảm bảo chất lượng cần thực hiện khảo sát để tổng hợp ý kiến của các bộ phận liên quan hệ thống quy trình quản lý chất lượng sản phẩm. Qua đó đề xuất những giải pháp nâng cao hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và tối ưu nhất.
Ngành công nghiệp xây dựng ngành càng phát triển nên việc nghiên cứu và kịp thời cập nhật những tiêu chuẩn mới phù hợp với định hướng phát triển của công ty là điều vô cùng cần thiết. Để làm được việc này, kỹ sư QA phải triển khai các chương trình truyền thông hoặc thi đua nội bộ liên quan đến chuyên môn nhằm thúc đẩy, cũng như tạo động lực cho nhân viên các bộ phận tuân thủ các quy định phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn mới của hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng hướng phát triển hiện tại.
Để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng vận hành và phát triển ổn định, kỹ sư QA có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và thường xuyên cập nhật các tài liệu chuyên môn về đảm bảo chất lượng. Đồng thời luôn duy trì và áp dụng những biện pháp cải thiện hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng của công ty luôn trong tình trạng hoạt động hiệu quả và chính xác.
Bên cạnh những chuyên môn liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, kỹ sư đảm bảo chất lượng còn có trách nhiệm xây dựng, cũng như đóng góp cải tiến thường xuyên hệ thống văn bản quản lý chất lượng. Kiểm tra đầy đủ định kỳ cũng như cập nhật hệ thống văn bản quản lý chất lượng theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn đồng thời chịu trách nhiệm hỗ trợ các bộ phận có liên quan hoàn thiện hệ thống này tránh để xảy ra những lỗ hổng hoặc sai sót không đáng có.
Là bộ phận đảm bảo chất lượng sản phẩm nên tất cả những đầu việc liên quan đến hệ thống hay quy trình quản lý chất lượng đều sẽ nằm trong trách nhiệm của kỹ sư QA. Bên canh việc kiểm tra thường xuyên như những đầu việc đã nêu trên thì kỹ sư QA còn cần chú ý thực hiện so sánh kết quả thực tế của quy trình quản lý chất lượng với những tiêu chuẩn để phân tích các thông số và thống kê điểm chênh lệch của kết quả thực tế với những tiêu chuẩn đã quy định để từ đó có những giải pháp cải thiện hoặc điều chỉnh kịp thời.
Khi phát hiện ra bất cứ sai sót, rủi ro hay những sự cố tiêu cực nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình quản lý, kỹ sư QA có trách nhiệm khắc phục kịp thời cũng như ghi chép, báo cáo để có những biện pháp sửa đổi trong những lần sau, tránh để những lỗ hổng nhỏ nhưng lại gây nên những hậu quả lâu dài đến việc quản lý dây chuyền sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, trong trường hợp kỹ sư QA xảy ra những sự cố mâu thuẫn với khách hàng hoặc nhà cung cấp về vấn đề chất lượng sản phẩm thì kỹ sư đảm bảo chất lượng cần nhanh chóng phối hợp với các bên liên quan để tìm ra nguyên nhân và cách xử lý hậu quả nhanh nhất có thể.
Sau một khoảng thời gian định kỳ, nhân viên đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả của quy trình quản lý chất lượng bao gồm bản đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của công ty, các biến chuyển tích cực hay những sai sót cần được khắc phục cũng như các thông số đã được tổng hợp và các thông tin liên quan đến quy trình quản lý chất lượng cho Ban Giám đốc kèm theo những giải pháp hợp lý và tối ưu nhất cho hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trong thời gian tới.
Qua bài viết này, vieclam123.vn đã mang đến cho bạn đọc bản mô tả công việc khá đầy đủ và chi tiết của kỹ sư đảm bảo chất lượng và giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: “Kỹ sư QA là làm gì?”. Hi vọng qua những thông tin trên các bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về công việc của kỹ sư đảm bảo chất lượng sản phẩm, để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác hãy truy cập vieclam123.vn để xem những tin tức mới nhất nhé.
Vị trí nhân viên vận hành máy có thể coi là một vị trí không thể thiếu đối với mỗi nhà máy để sản xuất ra sản phẩm. Vậy nhân viên vận hành máy là gì? Hãy cùng đi đến bài viết dưới đây để có được câu trả lời.
MỤC LỤC
Chia sẻ