close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ sư điện làm gì? Kỹ năng chuyên môn cần có của người kỹ sư điện

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỹ sư điện hiện đang là ngành học thu hút khá nhiều bạn trẻ theo đuổi, thế nhưng lại có những đoạn đường chênh vênh và ngắt quãng. Họ chưa biết chính xác công việc cũng như cơ hội việc làm sau này của mình sẽ như thế nào? Vieclam123.vn sẽ lấy đi những nỗi lo đó cho bạn bằng bài viết dưới đây, Theo dõi ngay để biết kỹ sư điện làm gì nhé.

1. Thông tin cơ bản về kỹ sư điện 

1.1. Bạn hiểu kỹ sư điện là gì ? 

Mỗi công việc mỗi ngành nghề đều sẽ gắn liền với một sự vật, hiện tượng hay điều gì đó trong cuộc sống. Nghề kỹ sư điện cũng vậy. Hầu hết trong các cơ quan, doanh nghiệp đều có hệ thống điện bao gồm lớn và nhỏ, và người trực tiếp theo dõi, quản lý chính là người kỹ sư điện. 

Kỹ sư điện là gì ?
Kỹ sư điện là gì ? 

Kỹ sư điện sẽ là người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thiết kế và lắp đặt hệ thống điện, luôn đảm bảo hệ thống được vận hành an toàn và ổn định. Đồng thời kỹ sư điện cũng sẽ là người phát hiện, xử lý và khắc phục nhanh chóng các sự cố liên quan đến nguồn điện, thực hiện điều phối và đảm bảo hệ thống luôn vận hành tốt, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ thôi cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, gây ra việc trì trệ trong mọi hoạt động. 

Có thể nói đây là một công việc có sức áp lực rất lớn bởi nó đóng vai trò rất lớn trong việc điều khiển toàn bộ hệ thống điện vì điện có mặt ở khắp mọi nơi và hệ thống có ổn định thì công việc mới có thể tiếp tục và phát triển.

1.2. Vai trò của người kỹ sư điện 

Như đã nói ở trên, người kỹ sư điện sẽ đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với việc quản lý cũng như thực hiện kiểm tra giám sát hệ thống điện. 

Vai trò của người kỹ sư điện
Vai trò của người kỹ sư điện 

- Điện có vai trò chi phối toàn bộ cuộc sống của con người thì người kỹ sư điện sẽ giống như một người lính canh, luôn đảm bảo sự an toàn và ổn định hệ thống nhằm mang lại sự tin tưởng đối với mọi người. 

- Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Bất kì một công trình, doanh nghiệp nào để có thể sử dụng và hoạt động đều cần có bàn tay của người kỹ sư điện thực hiện. 

- Hệ thống nào cũng có những sự cố bất ngờ xảy ra và điện cũng vậy. Tuy nhiên đây là mạng lưới phủ sóng rộng cho nên người kỹ sư điện luôn kiểm soát và xử lý các tình huống, sự cố một cách nhanh nhạy nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, không để quá trình sản xuất và các hoạt động kinh doanh gặp vấn đề gây ra sự trì trệ trong công việc. 

2. Công việc của kỹ sư điện làm gì? 

Khi hệ thống điện mang tính phủ sóng toàn bộ như vậy thì khối lượng công việc mà kỹ sư điện phải đảm nhận là gì? Nghề kỹ sư điện khá linh hoạt và đa dạng vì thế mà công việc cũng vậy. 

2.1. Thiết kế, khảo sát hệ thống điện và xây dựng phương án thi công điện 

Thiét kế, khảo sát và xây dựng phương án thi công
Thiét kế, khảo sát và xây dựng phương án thi công 

Việc đầu tiên trước khi thực hiện phát triển một công trình, người kỹ sư điện cần quan sát kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống công trình về vị trí, không gian nơi thiết lập hệ thống điện nhằm xác định, xây dựng phương án thi công sao cho hợp lý. 

Xây dựng và thiết kế mạng lưới điện sẽ được đồng hành cùng nhau, kỹ sư điện sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thiết kế từng hạng mục nhằm mô phòng hệ thống chuẩn bị cho việc lắp đặt. Mỗi một dây tải điện sẽ tương ứng với công suất tiêu thụ điện của một hạng mục khác nhau. Do vậy mà người kỹ sư luôn phải tỉ mỉ trong từng khâu nhỏ nhất. 

2.2. Phân chia khối lượng, thống kê vật tư và lập dự án công trình 

Kỹ sư điện sẽ luôn phải đảm bảo việc thực hiện công trình theo đúng tiến độ của bản kế hoạch đã đề ra, không để thiếu hụt hay lãng phí nguồn vật tư và nhân lực, nên người kỹ sư sẽ cần phải cân đối khối lượng công việc cũng như vật tư xây dựng. 

2.3. Lựa chọn vật tư phù hợp với từng chương trình

Lựa chọn vật tư phù hợp
Lựa chọn vật tư phù hợp 

Bên cạnh việc thống kê các vật tư cần thiết, người kỹ sư điện cũng sẽ là người trực tiếp tư vấn cho chủ đầu tư những nơi sản xuất các loại vật tư vừa tiết kiệm nhưng cũng vừa chất lượng. Kỹ sư điện cũng sẽ thực hiện việc ký kết với các bên phân phối vật liệu để cung cấp vật liệu đảm bảo chất lượng và đúng đủ về số lượng để việc vận hành hệ thống diễn ra suôn sẻ. 

Người kỹ sư điện cũng đóng vai trò là người quản lý, giám sát quá trình thực hiện, điều phối nhân công và kiểm soát chất lượng quy trình làm việc. 

2.4. Thực hiện hướng dẫn thi công và giám sát công trình

Đối với các công trình nhỏ, kỹ sư điện sẽ trực tiếp là người điều phối và tiến hành lắp đặt, kiểm tra, giám sát toàn bộ công trình; các công trình lớn hơn sẽ có một đội nhóm làm việc riêng biệt tùy theo quy mô và tính chất của hệ thống. 

Việc thực hiện quá trình thi công luôn có sự đảm bảo an toàn đặc biệt là với điện. 

2.5. Bảo quản, kiểm tra thường xuyên hệ thống điện theo kỳ 

Bảo quản, kiểm tra hệ thống thường xuyên theo kỳ
Bảo quản, kiểm tra hệ thống thường xuyên theo kỳ 

Bất cứ một hệ thống nào cũng cần phải có sự bảo quản và kiểm tra thường xuyên nhằm duy trì sự ổn định và kịp thời nắm bắt được những sự cố để có phương án giải quyết hợp lý, tránh để tình trạng xảy ra rủi ro. 

Đồng thời việc này cũng sẽ giúp người kỹ sư điện nắm bắt được tiến trình thực hiện thi công cũng như sự đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. 

Tùy vào trình độ chuyên môn và vị trí công việc mà mỗi người kỹ sư điện sẽ đảm nhận một vị trí làm việc khác nhau, phù hợp với khả năng của bản thân. Đôi khi một kỹ sư điện sẽ đảm nhận toàn bộ các công việc trên hoặc cũng có thể chỉ là một phần việc nhỏ. Phần công việc nhỏ này thường dành cho những sinh viên mới ra trường đến thử việc. 

3. Các yếu tố cần có để trở thành kỹ sư điện giỏi

3.1. Các kỹ năng cần thiết

Bên cạnh việc xây dựng nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc thì người kỹ sư điện cũng cần có cho mình những kỹ năng phù hợp sau đây.

Các kỹ năng cần thiết của kỹ sư điện
Các kỹ năng cần thiết của kỹ sư điện

- Kỹ năng phân tích và tổng hợp các số liệu nhằm phục vụ cho quá trình tính toán các thông số liên quan trong quá trình thực hiện thiết kế và lắp đặt hệ thống điện.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý rủi ro nhanh nhạy việc xảy ra những rủi ro trong quá trình làm việc là điều khó tránh khỏi tuy nhiên người kỹ sư điện cần phải biết nắm bắt thông tin và kịp thời xử lý để hệ thống có thể hoạt động động bình thường nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

- Khả năng tư duy sáng tạo: là yêu cầu chung đối với mọi công việc, kỹ sư điện sẽ luôn phải cập nhật tình hình tiến độ công trình cũng như việc quản lý hệ thống điện, thường xuyên có những đổi mới và sáng tạo trong hệ thống nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng thiết bị. 

3.2. Các tố chất tạo nên một người kỹ sư điện giỏi 

Yếu tố tạo nên người kỹ sư điện giỏi
Yếu tố tạo nên người kỹ sư điện giỏi 

Với đặc thù công việc là làm việc chủ yếu tại các công trình, thường xuyên phải làm việc bên ngoài nên công việc đòi hỏi khá khía cạnh khác nhau.

- Có sức khỏe tốt, dẻo dai và chịu được áp lực từ môi trường bên ngoài.

- Có tinh thần chịu khó, ham học hỏi những điều mới, rèn luyện và tiếp thu những kiến thức cần thiết.

- Tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo và khả năng tập trung cao trong công việc. 

- Luôn có tinh thần trách nhiệm và thái độ làm việc chỉn chu, bài bản. 

Để ứng tuyển vào vị trí kỹ sư điện là không hề khó nếu bạn biết rèn luyện, trau dồi những kỹ năng và tố chất của một người kỹ sư điện chuyên nghiệp thật tốt, áp dụng phù hợp vào bản thân và xây dựng những khả năng đặc biệt của bản thân. Hy vọng với những thông tin kỹ sư điện làm gì sẽ giúp bạn nhanh chóng có những định hướng rõ ràng.

Kỹ sư cầu nối là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về kỹ sư cầu nối

Bạn hiểu gì về kỹ sư cầu nối? Công việc hàng ngày của họ là gì? Hãy cùng nắm bắt ngay thông tin qua bài viết này nhé.

Kỹ sư cầu nối là gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.