close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ sư cầu nối là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về kỹ sư cầu nối

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công nghệ đang ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều công việc liên quan tới công nghệ hay ngành IT. Trong ngành IT, vị trí kỹ sư cầu nối còn khá xa lạ với nhiều người. Đây là một ngành có cơ hội việc làm hấp dẫn và mức thu nhập cao. Vậy kỹ sư cầu nối là gì? Cần có những kỹ năng nào để trở thành kỹ sư cầu nối? Cùng tìm hiểu các thông tin về kỹ sư cầu nối qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ sư cầu nối là gì? Kỹ sư cầu nối tiếng Anh là gì?

1.1. Kỹ sư cầu nối là gì?

Kỹ sư cầu nối là một vị trí quen thuộc với nhiều bạn học IT, tuy nhiên những bạn chưa theo đuổi ngành này hoặc không theo học ngành IT thì sẽ thắc mắc kỹ sư cầu nối là gì? Giống với tên gọi, kỹ sư cầu nối là người kết nối giữa các thành viên trong nhóm làm việc với khách hàng. Thông thường, trong các công ty cung cấp dịch vụ Outsourcing (Công ty cung cấp giải pháp công nghệ thông tin) hay công ty IT mới có vị trí này.

Tìm hiểu kỹ sư cầu nối là gì
Tìm hiểu kỹ sư cầu nối là gì

Đồng thời, kỹ sư cầu nối là người đóng vai trò làm “cấu nối” giữa người làm kỹ thuật và khách hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng, đảm bảo hai bên này hiểu nhau qua việc truyền đạt yêu cầu của khách hàng tới đội ngũ kỹ thuật, sao cho hai bên hợp tác thuận lợi, suôn sẻ.

1.2. Kỹ sư cầu nối là gì trong tiếng Anh?

Khi bạn nhìn thấy các trang tuyển dụng gọi kỹ sư cầu nối lúc thì Bridge System Engineer, lúc thì Bridge Software Engineer, và 2 từ này viết tắt đều là BrSE, thế thì từ nào đúng?

Trên thực tế, cả hai từ tiếng Anh này đều đúng vì vị trí này làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm là chủ yếu nên có thể dùng Software, nhưng dùng đúng phải là System. Bởi vì System Engineer có nghĩa rộng hơn, có nghĩa là công nghệ hệ thống, bên cạnh công việc liên quan tới việc phát triển phần mềm thì công việc kỹ sư cầu nối còn tham gia vào hỗ trợ về hạ tầng và việc xây dựng, là nơi dành cho các phần mềm có thể hoạt động.

Kỹ sư cầu nối trong tiếng Anh là Bridge System Engineer
Kỹ sư cầu nối trong tiếng Anh là Bridge System Engineer

Ngoài ra, một số vấn đề liên quan tới công việc BrSE như tính sẵn sàng của hệ thống, hiệu suất nên phạm vi công việc rộng hơn việc chỉ phát triển mỗi phần mềm. Vì vậy, kỹ sư cầu nối trong tiếng Anh là Bridge System Engineer sẽ chính xác hơn.

2. Kỹ sư cầu nối làm những công việc gì?

Sau khi đã hiểu được khái niệm kỹ sư cầu nối là gì, liệu bạn có tò mò kỹ sư cầu nối làm những công việc gì hay không?

Nhiều người vẫn lầm tưởng kỹ sư cầu nối làm việc liên quan tới kỹ sư cầu đường, nhưng thực tế hoàn toàn khác. Công việc này chỉ đơn giản là người đóng vai trò, nhiệm vụ là người kết nối, truyền tải những yêu cầu của khách hàng tới đội ngũ kỹ thuật, phát triển.

Kỹ sư cầu nối theo đúng chuyên ngành sẽ kết nối đội ngũ phát triển (onshore development team) cùng với khách hàng (offshore) với nhau. Điều quan trọng nhất với vị trí này là bạn cần hiểu và biết được khách hàng muốn gì, cần gì.

Công việc của kỹ sư cầu nối
Công việc của kỹ sư cầu nối

Kỹ sư cầu nối ngoài việc truyền tải những yêu cầu của khách hàng thì cần đảm bảo hiệu suất công việc, khách hàng cần nhận được phản hồi, câu trả lời hay phương án mà họ thắc mắc do đội ngũ phát triển gửi tới. Những người làm kỹ sư cầu nối cần phải bám sát dự án từ bước đầu tiên tới bước cuối cùng và phải nắm bắt nhanh chóng, kịp thời các công việc để ứng phó kịp thời. Công việc này đòi hỏi sự hiểu biết và lo lắng chu toàn.

3. Lương kỹ sư cầu nối bao nhiêu và kỹ năng cần có?

3.1. Lương kỹ sư cầu nối có cao không?

Bởi công việc kỹ sư cầu nối đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều kỹ năng khác nên mức lương của vị trí này không hề thấp. Theo một khảo sát nhỏ, những kỹ sư cầu nối có từ 3 tới 5 năm kinh nghiệm có mức lương từ 1,500 đến 2000 USD, còn những người có từ 6 đến 10 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng 2000 đến 3000 USD.

Lương kỹ sư cầu nối đặc biệt hấp dẫn
Lương kỹ sư cầu nối đặc biệt hấp dẫn

3.2. Những kỹ năng cần có của kỹ sư cầu nối là gì?

Để có thể đảm nhận tốt vị trí BrSE, bạn cần phải có một số kỹ năng nhất định.

3.2.1. Kỹ năng ngoại ngữ

Trong ngành kỹ sư cầu nối, kỹ năng ngoại ngữ là nền tảng được yêu cầu đầu tiên. Bởi vì bạn cần phải kết nối với khách hàng nước ngoài với công ty, do đó ngoại ngữ là yêu cầu tối thiểu nhất. Tùy theo công ty ở quốc gia mà bạn lựa chọn thì bạn sẽ cần phải có ngoại ngữ trôi chảy ở quốc gia đó để thuyết phục, đàm phán khách hàng.

Ví dụ: Nếu bạn muốn làm kỹ sư cầu nối tại Nhật Bản thì ngoại ngữ bắt buộc của bạn là trình độ N2.

3.2.2. Năng lực về kỹ thuật

Bạn cần phải biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình và code để trở thành kỹ sư cầu nối, từ đó bạn có thể làm việc tốt hơn trong các dự án. Bên cạnh đó, code giúp bạn đem lại nhiều lợi thế trong công việc, code càng giỏi thì khách hàng càng quý và bạn có thể hoàn thành các dự án tốt hơn.

Bạn cần phải biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình và code
Bạn cần phải biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình và code

3.2.3. Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng khác không thể thiếu với vị trí kỹ sư cầu nối là kỹ năng giao tiếp, giúp bạn giải đáp, cung cấp các thông tin cho khách hàng và đội ngũ của bạn dễ dàng hơn. Từ đó, bạn có thể hoàn thành công việc tốt hơn thông qua các kỹ năng thuyết phục, trao đổi, đàm phán.

3.2.4. Kỹ năng quản lý

Kỹ năng quản lý là một trong những kỹ năng quan trọng bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mềm. Một kỹ sư cầu nối cần làm nhiều việc với các đội nhóm, cần lên kế hoạch, thảo luận về dự án và theo dõi dự án. Do đó, kỹ năng của một người quản lý giúp bạn có thể nắm bắt được những công việc mà nhóm bạn thực hiện, tránh việc truyền tải sai thông tin khiến công việc bị ảnh hưởng.

3.2.5. Khả năng hòa nhập văn hóa và hiểu biết cao

Ngoài khách hàng ở Việt Nam, bạn sẽ gặp phải những khách hàng nước ngoài đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, khi biết cách hòa nhập nền văn hóa và có sự hiểu biết phong phú thì bạn sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn và giải thích cho họ dễ hiểu nhất.

Khả năng hòa nhập văn hóa và hiểu biết cao
Khả năng hòa nhập văn hóa và hiểu biết cao

Ngoài ra, bạn nên trau dồi thêm một số kỹ năng mềm để làm việc nhóm hiệu quả hơn, giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với đó là khả năng nhẫn nại, thấu hiểu và có trách nhiệm cao trong công việc, giúp bạn có thể “bám trụ” với nghề này lâu dài.

Nếu bạn đang tìm việc làm kỹ sư cầu nối, hãy truy cập vieclam123.vn ngay hôm nay để tìm việc làm và tạo CV xin việc, giúp bạn có thể bắt đầu phỏng vấn ngay, tiến gần hơn với con đường trở thành kỹ sư cầu nối.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kỹ sư cầu nối là gì và những thông tin liên quan tới vị trí này. Đây là một vị trí đảm nhiệm khá nhiều công việc khác nhau, đòi hỏi bạn cần phải có những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm cần thiết để hoàn thành tốt công việc. Kỹ sư cầu nối là một nghề có cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn và mức thu nhập mơ ước, phù hợp với những bạn trẻ thích trải nghiệm.

Cơ hội việc làm kỹ sư cơ điện

Đến với vị trí kỹ sư cơ điện, bạn sẽ có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau và đem về cho bản thân một mức lương tương xứng. Nếu bạn quan tâm vị trí này, hãy tìm hiểu cơ hội việc làm kỹ sư cơ điện qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ hội việc làm kỹ sư cơ điện

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.