close
cách
cách cách cách cách cách

Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu cho người mới khởi nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay có rất nhiều bạn nuôi ý định khởi nghiệp kinh doanh và tìm kiếm cơ hội ở ngành xuất nhập khẩu. Việc mở công ty xuất nhập khẩu vốn dĩ là một thử thách lớn đối với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường nhiều năm. Hiểu được điều đó, vieclam123.vn muốn chia sẻ với bạn về kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu để bạn có thêm tư liệu tham khảo nhé.

1. Một số vấn đề cần chuẩn bị trước khi mở công ty xuất nhập khẩu

1.1. Chọn và nghiên cứu sản phẩm định kinh doanh

Trước tiên, bạn cần phải chọn được sản phẩm có tiềm năng để kinh doanh hoặc những sản phẩm bạn có thế mạnh, có hiểu biết sâu sắc về nó và có thể phát triển sản phẩm trong tương lai. Sau đó, bạn tiếp tục nghiên cứu sản phẩm xem nó có ưu nhược điểm như thế nào đồng thời tạo ra những điểm mạnh về sản phẩm, gây ấn tượng cho khách hàng.

Các vấn đề cần chuẩn bị mở công ty xuất nhập khẩu
Các vấn đề cần chuẩn bị mở công ty xuất nhập khẩu

1.2. Có đủ nguồn vốn để kinh doanh xuất nhập khẩu

Kinh doanh xuất nhập khẩu là loại hình kinh doanh buôn bán sang nước ngoài với số lượng hàng hoá vô cùng lớn. Do đó, việc mở công ty xuất nhập khẩu cũng cần đến một khoản vốn lớn để có thể chi trả cho nguyên vật liệu, kho lưu trữ và chi phí vận tải, v.v… 

Nếu mở công ty xuất nhập khẩu mà chưa có kinh nghiệm, chưa có nhiều vốn thì quả là một quyết định táo bạo và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì thế, nếu có đủ vốn hoặc có năng lực kêu gọi vốn thì hãy mở công ty xuất nhập khẩu nhé.

1.3. Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu

Tiếp đó, bạn cần xác định đúng thị trường mục tiêu hiện nay dựa trên những sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang định kinh doanh. Những sản phẩm này phù hợp nhất với đối tượng khách hàng nào? phân khúc, phạm vi khách hàng ra sao? Đồng thời bạn cần xác định được thị trường cần bán cả trong nước và ngoài nước vì công ty bạn chuyên xuất nhập khẩu.

1.4. Đặt ra hoạch kinh doanh, chiến lược marketing

Bây giờ bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh xem bán các sản phẩm của mình theo những hình thức nào, bạn định kinh doanh theo mô hình nào? Bên cạnh đó, bạn cần đưa ra những mục tiêu kinh doanh, kế hoạch tài chính cho từng hoạt động bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh khác.

Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh
Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh

Để có được kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bạn cần có năng lực đánh giá thị trường để đưa ra phương hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp. Kế hoạch kinh doanh nên chia thành nhiều giai đoạn với những mục tiêu khác nhau. Sau đó, bạn sẽ kết hợp với marketing để đánh bóng thương hiệu, tên tuổi và mở rộng tệp khách hàng của mình hơn.

1.5. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo sợ về đối thủ cạnh tranh vì ai cũng muốn kinh doanh, ai cũng có thế mạnh của mình. Vậy thì bạn đừng né tránh, cũng đừng lo lắng mà hãy nghiên cứu thật kỹ xem họ đang làm những gì. Từ đó, rút ra kinh nghiệm và bắt đầu xây dựng những thế mạnh riêng cho mình, tạo chỗ đứng trong thị trường vì vốn dĩ thị trường có cạnh tranh mới có thể tồn tại và phát triển đi lên trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ nói xấu hay sử dụng những chiêu bài chơi xấu đối thủ vì chỉ làm bạn thấp kém hơn và không được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Thay vào đó, hãy chứng tỏ năng lực của bản thân rằng sản phẩm của bạn đang có nhiều mặt tốt hơn so với đối thủ. Hãy lấy đó làm cơ sở để phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty bạn nhé.

1.6. Coi trọng vấn đề làm sổ sách

Sổ sách là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu vì có thêm những nghiệp vụ kế toán mà chỉ ngành này mới có. Vì thế, bạn cần tuyển ngay một kế toán thu chi để giúp bạn xử lý những vấn đề liên quan đến sổ sách, thu chi, thanh toán các hoá đơn, chứng từ.

Chú ý vấn đề sổ sách
Chú ý vấn đề sổ sách

2. Các bước trong thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu

2.1. Chuẩn bị đầy đủ thông tin, thủ tục, giấy tờ

Trước khi chuẩn bị hồ sơ giấy tờ thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như: tên công ty, loại hình hoạt động, vốn điều lệ, ngành kinh doanh, địa chỉ trụ sở, người đại diện công ty. Sau đó, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

- Giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh cho công ty xuất nhập khẩu;

- Danh sách thông tin những người tham gia cùng thành lập công ty;

- Các giấy tờ liên quan đến điều lệ công ty;

- Bản sao các loại giấy tờ tuỳ thân kèm theo giấy phép đăng ký công ty (nếu là tổ chức);

- Giấy ủy quyền nếu cá nhân hoặc tổ chức đăng ký thành lập công ty qua các đại diện luật sư.

2.2. Đến trụ sở phòng đăng ký kinh doanh để nộp

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi hồ sơ thì bạn sẽ mang lên nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư. Bạn sẽ được cấp giấy phép thành lập công ty trong vòng 3-6 ngày làm việc.

2.3. Công bố thông tin công ty

Khi đã nhận được giấy phép thành lập doanh nghiệp thì bạn cần đăng ký thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày, nếu không sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Tiếp đó, bạn có thể khắc dấu, treo biển rồi lập tài khoản ngân hàng, chữ ký số và báo với Sở kế hoạch và đầu tư.

Công bố thông tin công ty
Công bố thông tin công ty

2.4. Gửi giấy đề nghị xin giấy phép xuất, nhập khẩu

Cuối cùng, bạn cần xin giấy phép xuất, nhập khẩu cho công ty của mình. Mỗi sản phẩm xuất nhập khẩu sẽ có những yêu cầu nghiêm ngặt để được thông quan. Vì thế, bạn cần tìm hiểu những điều kiện đối với sản phẩm của mình rồi mới tiến hành xin giấy phép để được chấp thuận nhanh hơn nhé.

3. Bật mí những kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu cho bạn mới

3.1. Về việc góp vốn, kêu gọi vốn

Thông thường vốn điều lệ sẽ do các thành viên trong công ty tự bàn bạc với nhau vì pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối đa hoặc tối thiểu. Nhưng nếu doanh nghiệp có chủ đầu tư thì thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh. Thời gian này đủ để doanh nghiệp tìm cách kêu gọi thêm vốn đầu tư bên ngoài để mở rộng quy mô xuất nhập khẩu.

3.2. Về vấn đề nộp thuế

Công ty xuất nhập khẩu sẽ phải chịu nhiều loại thuế liên quan. Vì thế, kế toán thuế xuất nhập khẩu là một việc làm thiết yếu trong doanh nghiệp này. Theo thông tin mới nhất hiện nay thì pháp luật quy định doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nộp các loại thuế sau: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài nộp hàng năm, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, v.v…

Với công nghệ số như hiện nay thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đóng thuế online bằng cách mua chữ ký số. Việc thanh toán các khoản thuế cũng trở nên dễ dàng hơn và không gặp phải những rắc rối khi làm thủ tục.

Thực hiện nộp thuế đầy đủ
Thực hiện nộp thuế đầy đủ

Như vậy, vieclam123.vn đã trình bày rõ những kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu cho bạn. Bạn có thể cập nhật thêm các văn bản pháp luật hiện hành để chắc chắn hơn về các thủ tục cần làm nhé. Bằng những kiến thức như trên, dù bạn không làm khởi nghiệp thì cũng tìm được việc làm xuất nhập khẩu với mức lương đáng mong đợi.

Chi tiết công việc của nhân viên thu mua xuất nhập khẩu

Nhân viên thu mua xuất nhập khẩu là một vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu nhưng nhiều bạn chưa thực sự biết nhiệm vụ chính của vị trí này. Để làm rõ câu hỏi nhân viên thu mua xuất nhập khẩu làm gì thì vieclam123.vn đã tóm gọn lại những gì mình biết ngay dưới đây nhé.

Nhân viên thu mua xuất nhập khẩu làm gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.