close
cách
cách cách cách cách cách

Khái niệm tài chính công và phân tích đặc điểm của tài chính công

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để có thể xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, một quốc gia cần phải đảm bảo một nguồn tài chính công vững mạnh. Đây chính là nơi khởi nguồn cho mọi dòng tiền của một đất nước. Để hiểu hơn về thuật ngữ này, vieclam123.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm tài chính công và phân tích đôi chút vai trò, đặc điểm của nó ngay trong bài viết dưới đây!

1. Khái niệm tài chính công

Tài chính công được xem như là một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia. Nó được ra đời nhằm mục đích phát triển nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ của một đất nước, thể hiện sức mạnh nền tài chính quốc gia. Một nhà nước một hình thành và phát triển cần phải có những nguồn lực nhất định để “nuôi dưỡng” bộ máy quản lý và thể hiện được chức năng kinh tế - xã hội đã được cộng đồng giao phó.

Về thuật ngữ, từ “công” trong tài chính công là chỉ công cộng, cộng đồng mang phạm vi cả một quốc gia. Nó chính là tài chính của cả một xã hội, một dân tộc hay của một đất nước.

Chúng ta có thể hiểu tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do sự tiến hành của nhà nước. Nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công. Với mục đích chính là thể hiện được chức năng của nhà nước, đồng thời có thể phục vụ nhu cầu, lợi ích của một cộng đồng, xã hội.

Trong quan hệ kinh tế hàng hóa tiền tệ, nguồn lực này không những đã được tiền tệ hóa mà ngày càng trở nên dồi dào, vững mạnh hơn. Nhờ những điều kiện mà nó mang lại, tài chính nhà nước mới có cơ hội được ra đời, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay.

Hiện nay, tài chính công đã không còn đơn giản chỉ là một công cụ khai thác, động viên mọi nguồn lực tài chính xã hội mà nó còn là công cụ quản lý, điều hành hoạt động kinh tế của cả một quốc gia, một dân tộc. Với tầm quan trọng này, sự tồn tại và phát triển tài chính công là điều tất yếu và hết sức cần thiết.

Xem thêm: Khái niệm tài chính là gì? Lý do xuất hiện và hệ thống tài chính

Khái niệm tài chính công
Khái niệm tài chính công

2. Phân tích vai trò và đặc điểm của tài chính công

2.1. Tài chính công có vai trò ra sao?

Tài chính công được sử dụng như một công cụ nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính tồn tại và hoạt động hiệu quả cho mọi nhu cầu của nhà nước. Nó được huy động từ mọi nguồn lực khác nhau, từ mọi lĩnh vực, địa vị để hình thành nền nguồn tài chính công của một đất nước.

Sau khi đã có được những nguồn tài chính cụ thể, tài chính công sẽ đóng vai trò phân phối, điều hành cho từng đối tượng khác nhau, đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả và thể hiện đúng chức năng của nó. Tài chính công sẽ kiểm tra, giám sát, đảm bảo các nguồn phân phối hợp lý và đúng mục đích.

Không dừng lại việc điều hành, tài chính công còn thực hiện trực tiếp thu các khoản thu của các chủ thể kinh tế để tạo nên một quỹ tiền tệ chung. Đồng thời, nó cũng thực hiện các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư khoa học – công nghệ để tạo điều kiện cho các chủ thể mở rộng, phát triển nền kinh tế đất nước. Ngoài ra, tài chính công còn đóng vai trò như sự hướng dẫn, định hướng các chủ thể kinh tế thông qua hướng dẫn tiêu dùng, chính sách về thuế.

Từ đây, tài chính công sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu theo từng vùng, lãnh thổ, ngành nghề hay lĩnh vực. Đồng thời, nó cũng điều tiết thu nhập xã hội bằng công cụ thuế, thực hiện các hoạt động an sinh, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Tài chính công giúp điều phối các chủ thể kinh tế
Tài chính công giúp điều phối các chủ thể kinh tế

2.2. Đặc điểm chính trong tài chính công

Sau khi đã thấy được vai trò của tài chính công, chúng ta có thể phân tích thuật ngữ này dựa trên các đặc điểm như:

2.2.1. Đặc điểm về tính chủ thể

Nhà nước là chủ thể duy nhất của tài chính công, có quyền quyết định sử dụng các quỹ tiền tệ nhà nước. Tất cả các quyết định này đều gắn bó mật thiết, liên quan trực tiếp đến bộ máy nhà nước.

Mục tiêu chính của việc sử dụng là duy trì sự tồn tại, phát triển, phát huy hiệu quả giá trị của bộ máy quản lý, nhằm thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động kinh tế do nhà nước đảm nhận. Ngoài ra, đặc điểm này còn có vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền lãnh đạo, tập trung về phía nhà nước, loại bỏ sự chia sẻ, phân tán nguồn lực trong việc điều hành kinh tế.

2.2.2. Tính chi tiêu tài chính công

Hoạt động thu chi của tài chính công không mang tính chất hoàn trả trực tiếp nên không thể đánh giá một cách hiệu quả và cụ thể. Đây sẽ chỉ là một cách xác định tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Đặc điểm này được thể hiện thông qua việc phân bổ và sử dụng vốn của nhà nước như quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính công,… Với những trường hợp sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn sẽ được đánh giá bằng chỉ tiêu định lượng như hệ số doanh lợi, tổng doanh thu,…

Với những trường hợp sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn được dựa trên chỉ tiêu định lượng sẽ không cho phép có cài nhìn một cách toàn diện. Thông thường, hoạt động của tài chính công sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chí kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.

Hoạt động chỉ tiêu của tài chính công
Hoạt động chỉ tiêu của tài chính công

2.2.3. Hình thành nguồn thu nhập của tài chính công

Nguồn thu nhập của tài chính công bắt nguồn từ các hoạt động thu chi, thông qua các hoạt động khác nhau trong và ngoài nước. Nguồn này được dựa trên từ nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất, phân phối cho đến lưu thông hàng hóa. Nguồn thu này sẽ gắn chặt với kết quả hoạt động kinh tế, xem xét sự vận động của các yếu tố giá trị khác như giá cả, lãi suất, thu nhập,…

Đặc điểm này là tác động chính hình thành nên tổng thu nhập tài chính công và được xem như là nguồn thu nhập chủ yếu, đặc biệt là sự sáng tạo của cài từ các ngành sản xuất. Không chỉ dừng lại ở hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất dịch vụ cũng được xem là nguồn thu nhập chủ yếu của tài chính công.

Thu nhập của tài chính công được thực hiện thông qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau nhưng thông thường sẽ là có hoàn trả, không hoàn trả, tự nguyện hay bắt buộc, ngang hoặc không ngang giá.

Nguồn thu nhập của tài chính công
Hình thành thu nhập của tài chính công

2.2.4. Hoạt động của tài chính công

Hoạt động của tài chính công tương đối rộng rãi, có tác động tới nhiều hoạt động khác nhau, gắn liền với việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, thể hiện trong mọi lĩnh vực từ an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Các hoạt động thu chi của tài chính công sẽ tác động đến thu nhập của chủ thể kinh tế từ chủ thể đầu tư cho tới lĩnh vực tiêu dùng.

3. Thành phần của tài chính công

Để có thực hiện đầy đủ các chức năng của bản thân mình, tài chính công sẽ chịu tác động của các thành phần sau:

Thu thuế: đây là nguồn thu chính của nhà nước bao gồm thuế bất động sản, thuế thu nhập, thuế tài sản,…

Ngân sách: những kế hoạch mà nhà nước dự định chi tiêu trong một năm tài chính.

Chi tiêu: các hoạt động chi tiêu, đầu tư của nhà nước nhằm đem đến lợi ích xã hội như giáo dục, cơ sở hạ tầng, chương trình an sinh xã hội,…

Thâm hụt hoặc thặng dư: nhà nước sẽ đạt thặng dư khi thu nhiều hơn chi tiêu và ngược lại, chi nhiều hơn thu sẽ là thâm hụt nhà nước.

Hoạt động chi tiêu giúp đem lại lợi ích cho xã hội
Hoạt động chi tiêu giúp đem lại lợi ích cho xã hội

Như vậy, mọi hoạt động của tài chính công sẽ đều tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa và sự tác động này sẽ còn được thay đổi dựa trên chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn, ở từng thời kỳ. Hy vọng rằng, vieclam123.vn đã giúp các bạn biết được khái niệm của tài chính công và đặc điểm, vai trò của nó đối với kinh tế đất nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin bổ ích ở các bài viết lần sau.

Cơ chế tài chính là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của cơ chế tài chính

Cơ chế tài chính là một thuật ngữ quen thuộc luôn gắn liền trong hoạt động tổ chức, doanh nghiệp. Vậy cơ chế tài chính là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết sau!

Cơ chế tài chính là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.