close
cách
cách cách cách cách cách

Học ngành quản lý nhà nước ra làm gì và hướng nghiệp cho sinh viên

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với mỗi sinh viên, việc lựa chọn trường đại học và ngành học để định hướng cho tương lai là điều vô cùng quan trọng. Nhiều sinh viên hiện nay khi đặt bút đăng ký nguyện vọng đã suy nghĩ đến ngành quản lý nhà nước. Và sau đó là hàng loạt những câu hỏi theo sau và đặc biệt là học ngành quản lý nhà nước ra làm gì. Khám phá đầy đủ các thông tin liên quan bên dưới đây nhé.

1. Tổng quan về ngành quản lý nhà nước là gì? 

Ngành quản lý nhà nước mặc dù cũng đã nhận được khá nhiều trường đưa vào làm chuyên ngành đào tạo riêng, có chương trình học cụ thể nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra được sức hút mãnh liệt đối với nhiều bạn trẻ hiện nay. Vì thế mà ngành học này chưa thực sự đem lại hiệu quả vượt trội và cũng bởi vì một phần chưa thực sự có cái hiểu cụ thể về ngành học. Vậy ngành quản lý nhà nước thực chất là ngành học như thế nào và có những đặc điểm gì nổi bật khi theo học ngành này? 

Ngành quản lý nhà nước là gì?
Ngành quản lý nhà nước là gì? 

Quản lý nhà nước là ngành học về các thủ tục hành chính và các nghiên cứu tổng quát về vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thủ tục hành chính về các tư tưởng cả nhà nước trong hoạt động chính trị và xã hội, nhất là trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển ngày càng cao. 

Sinh viên khi đã và đang theo học ngành quản lý nhà nước sẽ được đào tạo và trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến các môn chuyên ngành đồng thời là việc tiếp nhận thêm những kỹ năng mềm cần thiết cho ngành học để có thể làm nền tảng để có thể phát triển cơ hội nghề nghiệp cho bản thân sau này.  

Vậy cụ thể sinh viên theo học ngành quản lý nhà nước sẽ được học những gì và nội dung chương trình học ra sao? 

2. Chương trình đào tạo ngành quản lý nhà nước như thế nào? 

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành quản lý nhà nước tại các trường đại học sẽ chú trọng tới việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản lý, các mảng kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện các công việc liên quan tới quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc tư. 

2.2. Nội dung kiến thức 

Nội dung kiến thức quản lý nhà nước
Nội dung kiến thức quản lý nhà nước 

Sinh viên theo học chuyên ngành quản lý nhà nước sẽ được học đầy đủ các kiến thức theo một chương trình đào tạo bài bản và tiêu chuẩn. Các kiến thức mà sinh viên sẽ được tiếp thu sẽ bao gồm: 

- Kiến thức đại cương: các kiến thức về khoa học quản lý, khoa học pháp lý và cả những kiến thức có liên quan đến khoa học tổ chức bộ máy hành chính để sinh viên có được những nắm bắt tổng quan nhất về ngành học.

- Khối kiến thức chuyên ngành: sinh viên sẽ được học tập về những mảng kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực quản lý công, kiến thức về thiết kế và phân tích bộ máy tổ chức nhà nước, các kiến thức về việc hoạch định và phân tích các chính sách công… 

- Mảng kiến thức nghiệp vụ: đây chính là những kỹ năng mà sinh viên ngành quản lý nhà  nước cần phải tích lũy như kỹ năng về tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, đối thoại, kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành,  kiến thức về tiếng anh chuyên ngành…. 

Các kiến thức này đều sẽ là cơ sở để sinh viên từng bước xây dựng một khối lượng kiến thức của bản thân, đồng thời cần xây dựng thêm những kiến thức bổ trợ khác để có thể nâng cao hơn kiến thức nghiệp vụ cho bản thân. 

2.3. Yêu cầu 

Những yêu cầu khi học ngành quản lý nhà nước
Những yêu cầu khi học ngành quản lý nhà nước 

Khi đã theo học ngành quản lý nhà nước thì mỗi sinh viên sẽ cần phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau đây: 

- Có lòng trung thành với Đảng, tận hiếu với dân và nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước một cách tốt nhất. 

- Luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành đúng, đủ các nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức. 

- Trở thành một cộng sự tốt, có trách nhiệm và tinh thần làm việc nhóm và tinh thần đoàn kết trong nội bộ, luôn có sự sẻ chia, giúp đỡ và luôn đồng lòng. 

- Xây dựng tinh thần vì cộng đồng, vì dân tộc, sẵn sàng hoạt động vì những hoạt động chung của cộng đồng và luôn có tinh thần phụng sự Tổ quốc.                                                                                     

3. Những vị trí việc làm phù hợp cho ngành quản lý nhà nước 

Sau khi đã nắm vững đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn cùng với đó là trau dồi những kỹ năng cần thiết thì sinh viên sẽ có cơ hội được làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn và mức độ phù hợp của mỗi cá nhân: 

Nghề nghiệp cho ngành quản lý nhà nước
Nghề nghiệp cho ngành quản lý nhà nước 

- Công chức, viên chức nhà nước: đây chắc hẳn sẽ là dông việc gắn liền với ngành học nhất bởi sinh viên sẽ được làm việc tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc nhà nước. Tuy nhiên sẽ cần phải trải qua những kỳ thi tuyển nhất định và tùy thuộc vào năng lực của cá nhân mà bạn sẽ làm ở những vị trí thuộc ban ngành hoặc các cấp từ trung ương tới địa phương. Hoặc làm việc tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị. 

- Nhân viên, cán bộ quản lý hành chính: làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước hoặc tư nhân. 

- Vị trí thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng hoặc vị trí cán bộ văn thư lưu trữ tại: thực hiện các công việc hành chính tổng hợp tại các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân. 

- Giảng viên đại học, cao đẳng, các cán bộ nghiên cứu tại các trung tâm và viện nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên đối với những vị trí này thì cần theo học bằng thạc sĩ để cơ hội việc làm được tốt hơn. 

- Hoặc sinh viên có thể theo đuổi những công việc về hành chính nhân sự tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc nước ngoài nếu có khả năng và trình độ. Từ đó tự mình xây dựng chỗ đứng cho bản thân. 

4. Mức lương ngành quản lý nhà nước nhận được là bao nhiêu? 

Nếu ai đã tìm hiểu về những ngành học và nghề nghiệp liên quan đến nhà nước thì nhìn chung mức lương sẽ dừng lại ở thu nhập vừa đủ. 

Mức thu nhập của ngành quản lý nhà nước
Mức thu nhập của ngành quản lý nhà nước 

Thông thường đối với những vị trí công chức, viên chức dành cho sinh viên mới ra trường sẽ dao động khoảng 3-4 triệu hàng tháng. Có thể đây là một mức thu nhập được đánh giá là thấp nhưng đối với những sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm quản lý thì đây đã là mức lương có sự điều chỉnh rồi. Mức lương sẽ được nâng dần lên khi bạn chứng tỏ được bản thân và trách nhiệm đối với ngành nghề. 

Nếu sinh viên mong muốn có một mức lương cao hơn có thể lựa chọn làm việc tại các đơn vị tư nhân, doanh nghiệp bên ngoài với nhiều vị trí công việc khác nhau. Và dĩ nhiên mức lương sẽ có khởi sắc hơn. 

Công việc nào cũng vậy, mức thu nhập cao thì đồng nghĩa với việc khối lượng công việc sẽ nặng và ngược lại. Vì vậy sinh viên học ngành quản lý nhà nước cần có những định hướng rõ ràng cho nghề nghiệp tương lai của bản thân và không ngừng phát triển bản thân để cố gắng vì mục tiêu đó.

Vieclam123.vn mong rằng qua những chia sẻ về học ngành quản lý nhà nước ra làm gì đã giúp sinh viên đang theo học ngành này xác định đúng hướng đi cho bản thân mình, không từ bỏ, không chán nản và luôn có sự nỗ lực, sự phấn đấu từng bước vươn lên phát triển bản thân để có thể nắm bắt nhiều hơn các cơ hội việc làm có giá trị cho bản thân. 

Ngành chính trị học là gì? Cơ hội nghề nghiệp của chính trị học

Bạn là người có lòng yêu nước sâu sắc, luôn mong muốn được cống hiến sức mình cho sự phát triển của đất nước nhưng vẫn phân vân chưa biết nên theo học ngành nào để thực hiện được lý tưởng ấy. Vậy bạn nghĩa sao về ngành chính trị học- ngành học mang tầm cỡ quốc gia. Hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu ngành chính trị học là gì nhé. 

Ngành chính trị học là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.