Tiện ích
Cẩm nang
Mỗi cá nhân đều có sở trường về một lĩnh vực hay công việc nhất định. Doanh nghiệp có thể thông qua hoạch định nhân lực để sắp xếp đúng người đúng việc, nhằm phát huy tối đa sức lao động của nhân viên. Vậy hoạch định nhân lực là gì? Hoạch định nhân lực có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Tại sao doanh nghiệp cần phải hoạch định nhân lực? Tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình hoạch định nhân lực qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Hoạch định nhân lực là quá trình dự báo, phân tích và điều chỉnh nguồn nhân lực trong phạm vi một tổ chức, ở đây chúng ta đang đề cập đến hoạch định nhân lực trong phạm vi một doanh nghiệp.
Toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng nhân lực cho các hoạt động đó đều sẽ được rà soát một cách có hệ thống để đảm bảo sao cho mỗi cá nhân đều đang thực hiện công việc phù hợp với sở trường hoặc chuyên môn cả mình.
Quy trình hoạch định nhân lực bắt đầu từ công đoạn tìm ra nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, hoạch định nhân lực cũng bao gồm cả xác định sự biến động trong số lượng nhân viên mà doanh nghiệp cần để duy trì hoặc mở rộng quy mô các hoạt động.
Hoạch định nhân lực cũng bao gồm cả quy trình đánh giá nhân viên, họ đã thực sự phù hợp với tiêu chí tuyển dụng và sử dụng nhân viên của doanh nghiệp chưa? Thái độ làm việc của nhân viên như thế nào?
Hoạch định nhân lực là một loại kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực dài hạn một cách hiệu quả. Có khá nhiều ý kiến cho rằng hoạch định nhân lực là không khả quan bởi nguồn nhân lực luôn có biến số và một kế hoạch dài hạn sẽ thiếu đi tính linh hoạt.
Tuy nhiên, kế hoạch dài hạn nói trên lại được cụ thể hóa bằng những kế hoạch ngắn hạn hơn, và sự điều chỉnh là khả dụng khi doanh nghiệp theo dõi sát sao tình trạng nguồn nhân lực và tình hình của doanh nghiệp.
Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu định nghĩa hoạch định nhân lực là gì. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về quy trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhé!
Dự báo về nguồn nhân lực cần được tiến hành dựa trên các hoạt động hiện tại và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Để dự báo chính xác nhu cầu sử dụng nhân lực thì cần xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, các hoạt động trong doanh nghiệp, các hạng mục sản xuất và nhu cầu điều chỉnh quy mô sản xuất.
Tiếp theo đó, dự báo về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ được đưa ra với 3 danh mục cụ thể: số lượng nhân lực cần thiết cho mỗi vị trí công việc, kỹ năng và phẩm chất cần có ở mỗi nhân viên và khi nào thì cần có thêm nhân viên.
Trong quy trình hoạch định nhân lực, không thể chỉ quan tâm đến việc tuyển dụng nhân viên mà còn phải phân tích tình trạng, đặc điểm nguồn nhân lực hiện có trong doanh nghiệp. Phân tích tình trạng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm phân tích hệ thống nguồn nhân lực hiện có và phân tích quá trình khai thác nguồn nhân lực.
Toàn bộ các thông tin liên quan đến nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp đều phải được đưa lên bàn mổ xẻ phân tích, bao gồm số lượng nhân viên, cơ cấu các phòng ban và thông tin cá nhân của từng nhân viên. Thông tin cá nhân ở đây bao gồm năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc, thái độ đối với công việc…
Bên cạnh đó, các chính sách tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực cũng cần được phân tích kỹ lưỡng.
Trước tiên, cần phân tích thái độ của nhân viên đối với công việc, môi trường làm việc và doanh nghiệp. Chính sách quản lý nhân viên và môi trường làm việc có khơi gợi được hứng thú và động lực cho nhân viên hay không? Nhân viên đã được sắp xếp công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn của mình chưa? Thái độ của nhân viên đối với môi trường làm việc và các mối quan hệ tại nơi làm việc?
Mặt khác, cũng cần phân tích quy cách quản lý nhân viên. Quản lý hiệu quả thì mới giúp nhân viên phát huy được hết khả năng của bản thân, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ điều đó. Doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ ràng mục tiêu hoạt động và công khai mục tiêu đó để nhân viên được biết.
Bên cạnh đó, nhân viên và những người quản lý doanh nghiệp cũng cần có một kênh thông tin. Nhân viên cần nắm được tình trạng của doanh nghiệp, mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới và những khó khăn mà doanh nghiệp đang và sẽ phải vượt qua. Giải pháp cải tiến và phát triển tốt nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng cần được đưa lên bàn thảo luận.
Quyết định điều chỉnh nguồn nhân lực ở đây bao gồm tăng giảm số lượng, điều chỉnh địa điểm làm việc, hình thức làm việc, chức vụ, chính sách lương thưởng…
Từ kết quả phân tích tình trạng khai thác nguồn nhân lực hiện tại và nhu cầu sử dụng nhân lực của doanh nghiệp mà đưa ra những quyết định trên. Vấn đề dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn nhân lực cần được giải quyết một cách triệt để.
Doanh nghiệp muốn phát triển thì cần xử lý tốt ở phương diện nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là tài sản lâu dài và có giá trị sinh lời của doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp cần khai thác một cách hiệu quả và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lâu dài.
Việc hoạch định nhân lực giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích mang lại từ nguồn nhân lực hiện có đồng thời đảm bảo ổn định cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hoạch định nhân lực giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân khi phát huy được năng lực của mình thì có thể đóng góp càng nhiều hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua hoạch định nhân lực, năng suất lao động cũng được tăng lên đáng kể, đóng góp trực tiếp cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Việc hoạch định nhân lực một cách có hệ thống và đưa ra chính xác dự báo về nhu cầu nhân lực trong tương lai cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch tuyển dụng và quản trị nguồn nhân lực được tiến hành một cách thuận lợi.
Sau khi tìm hiểu định nghĩa hoạch định nhân lực là gì và quy trình hoạch định nhân lực, tin rằng bạn đã có một góc tiếp cận tổng quát hơn với hoạch định nhân lực. Hoạch định nhân lực là quy trình có vai trò quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển và tăng trưởng ổn dụng của doanh nghiệp.
Chiến lược kéo trong Marketing là gì? Chiến lược đẩy là gì trong Marketing? Nên sử dụng chiến lược kéo và đẩy trong Marketing khi nào? Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ