Tiện ích
Cẩm nang
Vào mỗi dịp Tết đến, hoa mai và hoa đào là hai loại hoa có ý nghĩa lớn và thường được bày trí trong nhà hoặc dâng lên bàn thờ tổ tiên. Hoa mai tượng trưng cho các bậc quân tử, mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoa mai tượng trưng cho điều gì và vì sao hoa mai vàng lại biểu trưng cho ngày Tết của người Việt? Để hiểu rõ hơn về hoa mai và ý nghĩa của nó, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Hoa mai thuộc loại hoa lưỡng tính, các hoa mọc thành chùm từ nách lá. Lúc đầu, hoa mai mọc ra là hoa cái, sau đó sẽ bung nở xuất hiện những chùm nụ có màu xanh non. Sau một tuần, các nụ hoa sẽ bung nở thành các bông hoa vàng sáng rực cả góc nhà.
Thông thường, hoa mai thường có 5 cánh, tuy nhiên có thể lên tới 9 – 10 cánh nếu thuộc một số bông đặc biệt. Cánh hoa mai mỏng manh, rung rinh trước gió, thường nở trong 3 ngày rồi lụi tàn.
Ngoài màu vàng đặc trưng, hoa mai còn có màu đỏ, trắng, hồng, phổ biến nhất là Oᴄhna integerrima, thuộc họ cây rừng. Không chỉ sử dụng để làm cảnh, hoa ma còn dùng để chữa bệnh như ho, ngứa, bỏng nước, hen suyễn hay dùng để chưng cất tinh dầu.
Ban đầu, hoa mai chỉ là cây hoa dại, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Nếu được chăm sóc cẩn thận, cây mai sẽ bung nở rất đẹp, tuổi thọ cũng rất cao, đặc biệt là nở hoa đầu xuân, rụng lá cuối đông nên rất phù hợp để chơi Tết ở Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.
Một số loại hoa mai phổ biến như: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Hồng mai, Mai tứ quý, Hạnh mai, Mai chiếu thủy, Nhất chi mai, Song mai…
Mỗi dịp Tết đến xuân về, hoa mai lại bung nở khoe sắc ở cả một vùng trời, báo hiệu một năm cũ đã qua và năm mới lại đến, mang theo âm hưởng của dịp Tết cổ truyền. Hoa mai có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, cùng tìm hiểu ý nghĩa của hoa mai qua phần bên dưới nhé!
Sau một mùa đông lạnh giá, những bông hoa mai bắt đầu chớm nụ và nở bung khi mùa xuân về, đón lấy những tia nắng ấm áp. Hoa mai nở rực rỡ cả vùng trời, khuấy động không khí vào các dịp Tết và tạo nên một khung cảnh tươi đẹp.
Từ xưa đến nay, hoa mai luôn là một loại hoa quý, nổi bật trong 4 loại cây “Tùng, trúc, cúc, mai”. Tuy có nhiều ý nghĩa, thế nhưng ý nghĩa phổ biến nhất của hoa mai chính là tượng trưng cho sự tốt lành, phú quý. Cũng bởi loài hoa này quật cường chống lại những cơn gió lạnh, chờ ngày xuân tới đâm chồi nảy lộc và kết nụ, cũng giống như những người trải qua nhiều sóng gió thăng trầm, cố gắng làm việc sẽ đạt được những thành tựu tuyệt vời như những bông hoa mai.
Có thể coi hoa mai là một loài hoa đẹp đẽ và quý hiếm, được chọn vào cây tứ quý. Bạn có thể trồng mai, cắm mai vào mỗi dịp tết hoặc treo trong nhà những bức tranh hoa mai, tượng trưng cho “hoa khai phú quý”.
Gần Tết, tuy tất bật đủ công việc, thế nhưng hầu hết không ai là không nhớ đến chuẩn bị một cành mai, cành đào hay một chậu mai trồng trong dịp Tết. Trong các gia đình của người Việt, ngoài hoa đào thì hoa mai đã trở thành một loài hoa có ý nghĩa tinh thần to lớn.
Hoa mai vàng tượng trưng cho sự giàu sang, niềm hy vọng và phú quý. Cành hoa mai hay chậu ma được trang trí trong nhà mang ý nghĩa sang năm mới gia đình sẽ êm ấm hạnh phúc, phát tài phát lộc. Trong dân gian còn quan niệm rằng, khi hoa mai nở càng nhiều thì tài lộc càng lớn, nhất là những nhà sẽ “đại cát đại lợi” nếu cây mai nở toàn 7 cánh.
Cây mai còn biểu trưng cho ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất và phẩm cách cao thường của những người chính nhân quân tử với thân thẳng. Bên cạnh đó, với bộ rễ cắm sâu vào lòng đất, chống chịu với mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và bão lụt, hoa mai có thể nở đúng dịp Tết, biểu trưng cho phẩm chất cần cù, nhẫn nại, chịu khó và can đảm của người dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, hoa mai còn tượng trưng cho sự hy sinh khi trút những chiếc là già cỗi vào cuối đông, nhường chỗ mới cho các chồi non nhú lên. Cũng bởi vậy, các gia đình Nam Bộ thường trưng cành mai lên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết.
Hoa mai tượng trưng cho điều gì? Hoa mai trắng còn gọi là bạch mai, khác với mai vàng, chúng là những bông hoa màu trắng muốt, loại mai quý giá. Bạch mai tượng trưng cho khí thế hiên ngang của người quân tử có tâm hồn cao thượng, ví như cánh hoa mỏng manh nhưng kiên cường trước gió bão. Hoa mai trắng cũng tượng trưng cho cái “sỹ”, sự cao ngạo của người quân tử với màu trắng thuần khiết.
Để biết được vì sao hoa mai thường được trưng vào các dịp Tết, chúng ta cùng tìm hiểu sự tích của loài hoa này nhé!
Chuyện xưa kể rằng, hai cha con nọ làm nghề săn quái vật, bảo vệ con người. Cô bé rất tốt bụng, thường theo cha đi khắp nơi, cùng nhau săn những con quái vật gớm ghiếc, hung dữ. Khi già yếu, người cha qua đời, cô bé chỉ còn một mình nhưng vẫn thay cha bảo vệ xóm làng bình yên.
Một lần, chẳng may khi chiến đấu với quái thú, cô bị quấn chết. Trời quá thương xót tấm lòng trượng nghĩa của cô, nên đã cho cô sống lại 9 ngày Tết để đoàn tụ với người thân. Bởi vậy, cô bé đã hóa thành hoa mai, nở rộ vào mỗi dịp Tết.
Vì sự tích này, cho nên người ta thường quan niệm rằng hoa mai mang lại sự bình yên, xua đuổi tà ma như cách mà cô bé làm. Từ đó, hoa mai trở thành biểu tượng vào mỗi dịp Tết, mang đến hạnh phúc, sự an lành và may mắn, cũng là thời điểm gia đình quây quần, sum họp bên nhau.
Khi trồng mai vàng, bạn cần đảm bảo khoảng cách, mật độ cây đủ rộng để cây phát triển tốt nhất. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giống cây và đất trồng, giống cây phải khỏe mạnh, cứng cáp, không sâu bệnh; còn đất trồng phải tơi xốp, có độ độ dinh dưỡng và độ ẩm cần thiết, có thể trộn thêm tro trấu, xơ dừa, than chuồng mục hay than bùn… Mai vàng chịu nước nắng hạn, do đó bạn nên tưới một lượng phù hợp vào buổi sáng và buổi tối, tránh cây bị ngập úng hay bị héo.
Khi trồng cây, thay vì kali, bạn nên bón phân loại nhiều lân và đạm, có thể dùng phân NPK với lượng phù hợp xa gốc cây, mỗi tháng bón từ 2 – 3 lần. Bạn cũng nên thay đất cho cây sau 3 – 4 tháng, cho thêm phân gia súc, gia cầm để cây sinh trưởng tốt. Nhớ vun xới gốc, dọn cỏ dại và bắt sâu bệnh, diệt cỏ trước mùa mưa để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Ngoài ra, bạn cũng cần cắt tỉa cành cho cây mai dựa vào kích thước, hình dạng ban đầu của cây. Thông thường, cây sẽ tỉa cành trên ngắn hơn cành dưới giống như dáng của cây thông hoặc cắt bỏ ⅓ cành.
Để hoa mai nở đúng dịp Tết, bạn cần thay đất trồng vào tháng sáu âm lịch, bón phân hữu cơ thường xuyên. Tới tháng 11 Âm lịch, ngưng bón phân và hạn chế tưới nước cho cây. Đến ngày 10 – 15 tháng 12 Âm lịch nên thực hiện tuốt lá, nếu nụ hoa to thì tuốt lá lúc 15, còn nụ hoa bé thì nên tuốt từ ngày 10.
Bạn cũng cần chú ý, tưới nước lạnh vào gốc cây nếu thời tiết nắng, còn trời lạnh thì nên tưới nước từ 40 đến 45 độ. Đến 23 tháng Chạp âm lịch, bạn nên kiểm tra lại, hoa sẽ nở đúng dịp Tết nếu hoa cái bung vỏ lụa, còn nếu chưa thấy hoa cái bung, bạn nên đem cây phơi nắng, ngừng tưới nước, phun phân bón lá cho cây.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được hoa mai tượng trưng cho điều gì và một số ý nghĩa của hoa mai. Hoa mai có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, là loài hoa thường được trồng làm cây cảnh hoặc trưng Tết. Bạn có thể tự trồng và chăm sóc hoa mai theo cách trên hoặc nếu chọn mua hoa mai thì nên chọn các chùm nụ không khép chặt, thì hoa mới có khả năng nở trong dịp Tết.
Hoa hướng dương hay hoa mặt trời luôn hướng về phía mặt trời, tuy nhiên bạn đã biết hoa hướng dương tượng trưng cho điều gì? Truy cập bài viết bên dưới để hiểu rõ về ý nghĩa của hoa hướng dương nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ