Tiện ích
Cẩm nang
Các hiện tượng thiên nhiên luôn mang đến cảm giác kỳ bí và ấn tượng, trong đó bao gồm cả hiện tượng trăng xanh. Đây là hiện tượng không hề dễ gặp, nói chính xác hơn thì hiện tượng này được coi là bất bình thường. Thậm chí người ta từng cho rằng trăng xanh xuất hiện đồng nghĩa với một tai họa nào đó sắp ập đến. Vậy hiện tượng trăng xanh là gì? Trăng xanh có phải ám chỉ sự thay đổi màu sắc của mặt trăng không? Trăng xanh có thực sự mang đến tai họa? Cùng giải mã hiện tượng này trong bài viết sau đây nhé!
Trăng xanh là một khái niệm bắt nguồn từ phương Tây, được dịch từ cụm từ “Blue moon”. Đây là tên gọi của hiện tượng mặt trăng tròn không theo lẽ thường. Cụ thể, trong một năm dương lịch sẽ có tất cả 12 lần trăng tròn, trong đó mỗi tháng sẽ có 1 lần trăng tròn.
Tuy nhiên, mỗi một năm dương lịch sẽ có độ dài hơn 1 năm âm lịch là 11 ngày. Tại sao lại nói tới năm âm lịch ở đây? Bởi vì năm âm lịch được tính theo chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng. 12 lần trăng tròn sẽ ứng với 12 tháng âm lịch.
Con số 11 ngày dài hơn này sẽ được cộng dồn lại dần dần và sau khoảng 2 hoặc 3 năm sẽ ghi nhận thêm một lần trăng tròn thứ 13. Lần trăng tròn này được gọi là trăng xanh.
Hiện tượng trăng xanh cũng xuất hiện trong cách tính số lần trăng tròn trong một mùa vụ của lịch nhà nông. Theo đó mặt trăng sẽ tròn 3 lần trong mỗi màu vụ và nếu như một mùa vụ nào đó có tới 4 lần trăng tròn thì trăng tròn lần thứ 3 chính là trăng xanh.
Khi tìm hiểu hiện tượng trăng xanh là gì, chúng ta đã biết được rằng mỗi năm dương lịch sẽ nhiều hơn năm âm lịch 11 ngày và số ngày “dư” này được cộng dồn lại.
Theo tính toán thì cứ khoảng 2,5 năm thì sẽ cộng dồn lại đủ khoảng thời gian 1 tháng và như vậy hiện tượng trăng xanh sẽ xuất hiện sau mỗi 2,5 năm.
Nhiều người khi mới nghe đến tên gọi trăng xanh đều sẽ liên tưởng ngay đến hiện tượng mặt trăng biến đổi màu sắc sang màu xanh. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng này không hề xảy ra. Thậm chí đã có một số trường hợp ghi nhận mặt trăng có màu đỏ nhạt.
Ở phương Tây người ta còn gọi trăng xanh bằng một vài cái tên khác như trăng cá tầm, trăng tròn đỏ, trăng ngũ cốc, trăng bắp xanh…
Mặt khác, có một điều khá trùng hợp đó là “blue moon” cũng được sử dụng để chỉ một số trường hợp con người nhìn thấy tận mắt mặt trăng có màu xanh. Trong lịch sử đã ghi nhận một số trường hợp như vậy.
Trong khoảng thời gian 1950 – 1951 ở Canada và Thụy Điển thường xuyên xảy ra những vụ cháy rừng quy mô lớn. Khói từ những vụ cháy này là rất nhiều và chúng tích tụ số lượng rất lớn trong khí quyển. Nhờ có tác dụng tán sắc của các phân từ khói mà anh sáng vàng và đỏ bị tán sắc đi, khi đó người dân chỉ nhìn thấy được màu xanh của mặt trăng.
Khói bụi từ các vụ phun trào núi lửa cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mặt trăng có màu xanh. Năm 1883 núi lửa Krakatoa phun trào đã đẩy lượng lớn khói bụi vào trong khí quyển. Kết quả là trong suốt 2 năm sau đó người ta đã lầm tưởng rằng mặt trăng bị biến thành màu xanh. Năm 1983 núi lửa El Chichon phun trào và cũng gây ra hiện tượng tương tự.
Khi khoa học chưa phát triển, con người chưa có đủ hiểu biết để lý giải các hiện tượng thiên nhiên thì họ sẽ lý giải chúng dựa trên tín ngưỡng nào đó. Điều này cũng được áp dụng đối với hiện tượng trăng xanh.
Mặt trăng có vai trò rất quan trọng đối với con người ngay từ thời xa xưa khi tổ tiên chúng ta biết cách quan sát mặt trăng để dự báo thời tiết hay dự liệu trước những biến cố của trời đất…
Chính vì vậy mà khi mặt trăng xảy ra hiện tượng bất thường, chẳng hạn như trăng xanh, thì có rất nhiều suy đoán đã được đưa ra. Trong số đó, suy đoán đáng sợ nhất và được lưu truyền khá rộng rãi đó là trăng xanh là dấu hiệu cho ngày tận thế hoặc đại họa có quy mô lớn.
Thậm chí còn có truyền thuyết phương Tây cho rằng khi trăng tròn lần thứ hai trong tháng một cách bất thường cũng là lúc người sói xuất hiện và đi tàn sát khắp nơi. Trước đây còn có một lời đồn đại rằng trăng xanh khiến cho hàng chục người trong một bộ lạc ở châu Phi cùng nhau phát điên.
Cũng có giả thuyết cho rằng trăng xanh mang năng lượng tâm linh xấu, có thể khiến cho con người ta phát điên hoặc thực hiện những hành động mất kiểm soát trong vô thức. Nhìn chung, trước đây trăng xanh bị coi là hiện tượng xấu. Chính vì vậy mà khi trăng xanh xuất hiện con người sẽ đóng chặt cửa nhà và không dám ra ngoài.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Các nhà khoa học đã tìm ra được những bằng chứng chứng minh ánh sáng mặt trăng có tác động tới sức khỏe con người.
Nhất là vào những ngày trăng tròn có thể gây ra hiện tượng mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến cho con người có một số biểu hiện hoặc hành động khác thường. Tuy nhiên đây chỉ là những tác động rất nhỏ và chắc chắn không thể khiến một người phát điên hoặc khiến cho ai đó biến thân thành người sói.
Hiện tượng trăng xanh cũng đã được chứng minh là không mang đến bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cho con người, càng không có trường hợp nào trăng xanh khiến con người phát điên. Cũng có nhiều thử nghiệm đã được thực hiện và tất cả đều chứng minh rằng trăng canh hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
Như vậy là qua những thông tin được chia sẻ và tổng hợp trong bài viết, bạn đã tìm hiểu hiện tượng trăng xanh là gì và nguyên nhân xảy ra hiện tượng này. Khoa học đã chứng minh rằng trăng xanh không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khỏe và hệ thần kinh của con người cũng như các loài động vật. Ngược lại, đây là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và chỉ xảy ra sau mỗi 2,5 năm.
Mắt phượng là gì? Có những loại mắt phượng nào? Tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu những quan niệm dân gian về mắt phượng nhé!
Chia sẻ