close
cách
cách cách cách cách cách

Hệ thống là gì - Cấu trúc cơ bản của một hệ thống hoàn chỉnh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hai từ “hệ thống” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Bất kể một lĩnh vực nào cũng cần có hệ thống nhằm duy trì và phát triển sự ổn định của một cấu trúc tổng quát. Vậy hệ thống là gì? Và nó được sử dụng như thế nào trong mọi lĩnh vực đời sống? Những thông tin mà bạn cần sẽ được vieclam123.vn đề cập ngay bây giờ nhé.

1. Khái niệm hệ thống là gì và các thông tin liên quan đến hệ thống

1.1. Khái niệm hệ thống

Hệ thống là gì?
Hệ thống là gì?

Hệ thống được hiểu đơn giản là một tập hợp gồm nhiều yếu tố khác nhau có các đặc điểm, tính chất hay mối quan hệ tương đồng với nhau tạo thành một thể thống nhất chung. 

Hay nói cách khác hệ thống thực chất là tập hợp các phần tử khác nhau có quan hệ, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định nhằm mục đích tạo nên một thể hoàn chỉnh thống nhất. Mỗi một hệ thống sẽ bao gồm nhiều phần tử đơn lẻ và tồn tại độc lập nhưng sẽ luôn có mối liên hệ với nhau. 

Một hệ thống có thể trở thành một phần tử của hệ thống khác. Do đó các phần tử tạo nên hệ thống đều tồn tại dựa trên tính độc lập của nó và đều mang trong mình những chức năng nhất định. 

1.2. Đặc trưng của hệ thống là gì? 

Hệ thống sẽ có những đặc trưng nhất định nhằm duy trì và phát triển sự tồn tại của nó. Các đặc trưng của hệ thống sẽ là những thuộc tính cơ bản ở bên trong của sự vật. Trong hệ thống, các phần tử tồn tại và tương tác với nhau theo quy luật nhân quả. Nghĩa là mỗi một phần tử này thay đổi sẽ kéo theo các phần tử khác và có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và hình thành của hệ thống tùy theo mức độ quan trọng, chức năng và vai trò của phần tử đó. Do vậy một hệ thống bất kỳ sẽ có các đặc trưng cơ bản là tính trồi, tính nhất thể, tính cân bằng, tính phức tạp và tính hướng đích. 

Đặc trưng của hệ thống
Đặc trưng của hệ thống  

- Tính trồi: là đặc trưng đầu tiên và cũng là đặc trưng quan trọng nhất tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Tính trồi được tạo nên khi sắp xếp các phần tử theo một cách thức nhất định. Đặc trưng với khả năng nổi trội, làm mới mẻ hệ thống sẽ không được thiết lập khi các phần tử tách rời riêng biệt với nhau. Tuy nhiên tính trồi chỉ có ở một cấp hệ thống nhất định mà không có ở một hệ thống thấp hơn nó hoặc các yếu tố cấu thành nên hệ thống. 

- Tính nhất thể: được thể hiện qua hai khía cạnh chính: 

+ Sự thống nhất của các yếu tố tạo lên một hệ thống hoàn chỉnh: Hệ thống tồn tại nhờ vào sự quản lý. Nếu biết cách tổ chức, phối hợp và điều hành sự liên kết của các phần tử một cách chặt chẽ và có chọn lọc thì sẽ duy trì được tính ổn định và sự phát triển hiệu quả của hệ thống.

+ Mối quan hệ giữa hệ thống và môi trường: Mỗi một hệ thống luôn tồn tại trong một môi trường nhất định, có mối liên hệ nhân quả và tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của nhau.  

Các khía cạnh của tính nhất thể
Các khía cạnh của tính nhất thể

- Tính cân bằng: hệ thống giống như một cơ thể sống vậy, nó tồn tại theo chu trình từ khi sinh ra đến phát triển rồi suy thoái. Do vậy phải luôn có sự tác động ổn định nếu muốn duy trì và phát triển hệ thống lâu dài. 

- Tính phức tạp: mỗi hệ thống luôn được cấu tạo từ nhiều phần tử với những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên nó luôn mang tính phức tạp bởi lợi ích, mục tiêu và cách thức hoạt động mà các phần tử mang lại.

- Tính định hướng: nhằm xây dựng sự phát triển lâu dài của hệ thống. Cần phải đặt ra mục tiêu rõ ràng và trạng thái cân bằng, ổn định để duy trì và nâng cao sự phát triển của hệ thống.

1.3. Các yếu tố cơ bản của một hệ thống là gì?  

Mỗi hệ thống sẽ bao gồm nhiều yếu tố khác nhau tạo nên và các yếu tố này đều mang tính phức tạp tương đối. Do mỗi yếu tố sẽ có nhiều mặt, nhiều thuộc tính khác nhau và khi thực hiện quá trình tương tác với các phần tử khác thì cũng sẽ chỉ thực hiện một vài thuộc tính nhất định chứ không phải tất cả. Nếu càng nhiều thuộc tính của một yếu tố tham gia thì hệ thống sẽ càng phức tạp.

Các yếu tố của một hệ thống
Các yếu tố của một hệ thống

Cùng một yếu tố sẽ tác động lên nhiều hệ thống khác nhau và sẽ mang những chức năng nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu và sự phát triển của hệ thống. 

2. Cấu trúc của hệ thống là gì? 

Cấu trúc là sự hình thành bên trong của hệ thống, là trình tự sắp xếp các phần tử và mối liên hệ được thiết lập giữa hệ thống và môi trường. Cấu trúc của hệ thống mang tính phân lớp cao và có mối quan hệ bao hàm. 

Cấu trúc của hệ thống là gì ?
Cấu trúc của hệ thống là gì ?

- Phần tử của hệ thống: là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống, mang tính độc lập tương đối cao và thực hiện các chức năng nhất định nhằm tạo sự liên kết giữa phần tử này với các phần tử khác trong hệ thống. 

- Module: là tập hợp các phần tử có liên kết với nhau tạo thành một thao tác xác định. 

- Phân hệ: gồm các module nhằm thực hiện mục tiêu hướng tới một công việc cụ thể đã được xác định trên hệ thống.  

- Hệ thống: sau khi đã làm đầy đủ các thao tác, các phần tử sẽ tập hợp lại và thực hiện các chức năng nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết, sự liên kết chặt chẽ giữa các phần tử với nhau, xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh. Tùy thuộc vào từng cấu trúc sẽ có những phương pháp điều chỉnh và sự điều hành hệ thống cho phù hợp. 

Cấu trúc của hệ thống được quy định và thiết lập dựa trên sự hình thành, phát triển và vận hành của các phần tử trên hệ thống. Các phần tử thay đổi thì cấu trúc của hệ thống cũng thay đổi theo để điều chỉnh sao cho phù hợp với thể thống nhất chung.  

3. Các thành phần cơ bản của hệ thống là gì? 

Để có thể hoạt động được, hệ thống thống cần có sự cấu thành của nhiều thành phần. Mỗi hệ thống bất kỳ sẽ bao gồm những thành phần cơ bản sau: môi trường, mục tiêu, đầu vào/ra, hành vi và trạng thái. 

Các thành phần cơ bản của hệ thống
Cấu trúc của hệ thống là gì ?

- Môi trường: mỗi một hệ thống đều tồn tại trong một môi trường nhất định, nó sẽ có tác động trực tiếp lên hệ thống và sẽ có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của hệ thống. 

- Mục tiêu: là trạng thái thể hiện sự mong chờ, chờ đợi có thể có đối với việc phát triển hệ thống hoàn chỉnh. 

- Đầu vào/ ra của hệ thống: đây là thành phần liên quan đến môi trường. Đầu ra chính là những yếu tố tác động trực tiếp gây ảnh hưởng đến việc thiết lập hệ thống còn đầu ra chính là những gì mà hệ thống tác động ngược trở lại với môi trường. 

- Hành vi: hành vi của hệ thống là tập hợp các yếu tố đầu ra, đầu vào lên hệ thống, những hành vi này thực hiện những khả năng nhất định trong hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu và cấu trúc của hệ thống.  

- Trạng thái của hệ thống: là khả năng kết hợp đầu ra/đầu vào lên hệ thống được xác định ở một thời điểm nhất định. Các đặc điểm tạo nên khả năng hoạt động của hệ thống sẽ phản ánh trực tiếp các trạng thái của hệ thống. 

Như vậy để xây dựng và phát triển được một hệ thống hoàn chỉnh, bạn cần hiểu được bản chất của hệ thống là gì và làm cách nào để thiết lập một hệ thống bài bản, phát triển lâu dài, bền vững.

Bản chất là gì? Tìm hiểu những kiến thức về bản chất đến cho bạn

Mọi vấn đề trong cuộc sống đều được nhắc với với bản chất của nó. Vậy thuật ngữ “bản chất” là gì? Cùng tìm lời giải đáp chính xác ngay thông qua nội dung bài dưới đây nhé. 

Bản chất là gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.