Tiện ích
Cẩm nang
Trong chính sách thương mại, các quốc gia ngày càng chú trọng thực hiện các công cụ hỗ trợ, trong đó, công cụ hàng rào phi thuế quan ngày càng được thịnh hành áp dụng. Vậy bạn có biết hàng rào phi thuế quan là gì? Lý do để hàng rào này trở nên phổ biến và khẳng định được vai trò quan trọng của nó? Hãy đọc bài viết sau đây và cùng vieclam123.vn tìm hiểu thông tin chi tiết vấn đề này bạn nhé.
MỤC LỤC
Hàng rào/rào cản phi thuế quan là một thuật ngữ dùng chung trên trường quốc tế, do đó nó được viết bằng tiếng Anh là Non-Tariff Barriers (NTBs), người ta dùng nó để chỉ về một loại công cụ thương mại thực hiện chức năng quản lý và bảo hộ đối với hoạt động tự do thương mại. Bản chất hàng rào phi thuế quan nhằm tới việc kiểm soát cũng như hạn chế sự lưu thông tự do trong thương mại quốc tế,
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2009, các quốc gia đã đặt sự quan tâm đến thuật ngữ hàng rào phi thuế quan nhiều hơn. Tuy nhiên, trong các văn bản quy định chung vãn chưa đưa ra khái niệm cụ thể. Mỗi nhà nghiên cứu cho tới từng tổ chức lại đưa ra cách hiểu riêng cho thuật ngữ này. Bạn sẽ hiểu sâu hơn hàng rào phi thuế quan là gì nếu như tham khảo nhiều định nghĩa khác nhau.
Deardorff & Stern cho rằng hàng rào phi thuế quan chỉ toàn bộ mọi biện pháp, mọi hành động do chính phủ chủ trương thực hiện mà không phải là thuế quan gây cản trở hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước. Đồng thời có sự phân biệt chống lại hàng nhập khẩu. Tuy nhiên hoạt động này lại không áp dụng đối với các đơn vị phân phối hàng hóa trong nước.
Baldwin đưa ra khái niệm hàng rào phi thuế quan như sau: đó là tất cả mọi biện pháp áp dụng cho hàng hóa/dịch vụ quốc tế. Hoặc đóng vai trò làm nguồn lực phục vụ sản xuất hàng hóa/dịch vụ này.
Ngoài các cá nhân, chúng ta cũng có thể tìm thấy những định nghĩa được đưa ra lý giải cho hàng rào phi thuế quan là gì. Trong đó, hàng rào phi thuế quan dưới góc nhìn của Tổ chức Hợp tác Và phát triển kinh tế được hiểu rất đơn giản, là những biện pháp áp dụng nằm ngoài phạm vi thuế mà mọi quốc gia đã áp dụng và nhằm tới mục đích hạn chế việc nhập khẩu.
Ở nước ta, Bộ Công Thương cũng nêu ra nội dung giải thích khái niệm này. Định nghĩa rất đơn giản và dễ hiểu, cho đó là toàn bộ biện pháp ngoài thuế quan.
Nhìn chung, từ thực tế chúng ta có thể thấy việc hiểu hàng rào phi thuế quan là gì có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Song nếu tinh ý bạn sẽ nhận thấy rất rõ các định nghĩa này đều có ý nhấn mạnh tới mục đích phân biệt sự nhập khẩu, bảo hộ hoạt động sản xuất trong nước. Một khái niệm tổng quan được đưa ra sau khi chắt lọc từ những nội dung định nghĩa tham khảo được, đó là tất cả những biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật, không phải thuế quan, để nhằm cản trở hoạt động nhập khẩu và bảo vệ người tiêu dùng trong nước.
Vì không có một định nghĩa thống nhất nào cho thuật ngữ hàng rào phi thuế quan cho nên các quốc gia cũng sẽ có sự phân loại riêng. Tuy nhiên, trên cơ sở hiểu bản chất hàng rào phi thuế quan là gì, nhằm tới mục đích to lớn nào thì hàng rào phi thuế quan của các quốc gia cũng đều có chung các loại dưới đây.
Nhà nước sẽ đưa ra quy định rõ ràng về giới hạn số lượng của một hay một nhóm hàng hóa được phép nhập khẩu từ thị trường cụ thể trong thời gian xác định. Những giới hạn này sẽ được triển khai dưới dạng cấp phép. Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu đó là hạn chế hàng hóa được nhập khẩu, tạo sự cân bằng về giá cho hàng hóa ở trong nước.
Biện pháp này ngụ ý yêu cầu các quốc gia hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyện. Nếu quốc gia nào không hạn chế, giảm bớt số lượng hàng xuất khẩu thì sẽ bị quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp bắt buộc. hạn chế.
Giá ở đây nói tới trị giá thuế quan. Việc áp dụng trị giá này có mục đích lớn đó là chống lại sự gian lận. Đồng thời, nó còn trở thành một công cụ đắc lực để bảo hộ cho nền sản xuất ở trong nước.
Giá hải quan được tính cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thuế nhập khẩu, vì thế đương nhiên sẽ càng tạo ra sự tác động tới giá bán ra của sản phẩm.
Nằm trong top ưu tiên hàng đầu được kinh doanh xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp nhà nước. Chính điều này là nguyên nhân lớn cản trở hoạt động mua bán trên thị trường thế giới. Các quốc gia áp dụng biện pháp này sẽ ưu tiên hơn cho việc bình ổn giá cũng như khối lượng các mặt hàng.
Đưa ra các yếu tố về kỹ thuật để người tiêu dùng dễ dàng đánh giá được đúng quy cách sản phẩm, thúc đẩy thuận lợi cho thương mại quốc tế. khi có sự khác biệt quá lớn giữa các nước thì đồng thời nó sẽ trở thành rào cản thương mại.
Các quốc gia giàu tiềm lực ở lĩnh vực kinh tế thì sẽ dựa vào kinh tế để thông qua các biện pháp kinh tế để đạt lấy các mục tiêu chính trị. Biện pháp phổ biến nhất có sự liên quan và tác động tới chính trị thường sẽ được áp dụng đó là cấm vận thương mại quốc tế hay đem tới sự ưu đãi đặc biệt nào đó cho quốc gia mà họ cần thúc đẩy chính trị.
Bạn có biết hàng rào phi thuế quan cũng có vai trò chính trong mục đích việc làm của mỗi quốc gia. Để mục đích này đạt được thì chính phủ các nước sẽ hạn chế sự nhập khẩu lao động, thay vì đem cơ hội công ăn việc làm cho nhân lực nước ngoài thì các cơ hội này sẽ được dành cho người lao động trong nước.
Con người hiện đại ngày càng nhận thức sâu sắc về giá trị sống, chất lượng sống. Do vậy, họ luôn quan tâm và đòi hỏi cao về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra, dịch vụ được cung cấp. Việc chính phủ hạn chế nguồn hàng hóa nhập khẩu cũng là biện pháp để giới hạn, ngăn chặn các nguy cơ người dân quốc gia họ phải tiếp cận với những nguồn hàng hóa kém chất lượng từ thị trường ngoài đi vào.
Có rất nhiều vai trò to lớn để trở thành lý do để các quốc gia áp dụng hàng rào phi thuế quan. Trước tiên, đây là một công cụ bảo hộ để nâng đỡ doanh nghiệp trong nước, đồng thời giúp cải thiện sự phát triển của các ngành kinh tế nội địa.
Mang đặc trưng chính trị, tương tự như cách chúng ta hiểu bảo hộ thương mại là gì, hàng rào phi thuế quan với giá trị bảo hộ sẽ luôn được chú trọng duy trì như một công cụ chính trị. Từ đó có thể gây được sức ép cho các quốc gia khác trong mối quan hệ thương mại quốc tế.
Hơn hết, hàng rào này còn có khả năng hạn chế sự nhập khẩu nhanh chóng, tức là tạo ra điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước phát triển nhờ được thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm của nội địa.
Tất cả mọi thông tin nêu trên đã tập trung làm sáng tỏ hàng rào phi thuế quan là gì. Có thể thấy đây chính là biện pháp quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng cần thực hiện để bảo vệ hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp nội địa cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Xuất hiện nhiều trong hoạt động hợp tác quốc tế, thuật ngữ thị trường chung không chỉ trở nên quen thuộc mà còn thể hiện giá trị vô cùng quan trọng. Vậy qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng đánh giá một cách rõ ràng các yếu tố liên quan đến thị trường chung.
MỤC LỤC
Chia sẻ