Tiện ích
Cẩm nang
Doanh nghiệp dù là sản xuất hay kinh doanh hoặc một lĩnh vực làm ăn nào đó đều cần phải báo cáo rõ ràng về tình hình hoạt động kinh doanh của mình với Nhà nước. Việc làm này vô cùng quan trọng và cần thiết giúp Nhà nước có thể quản lý và giám sát tài chính doanh nghiệp tránh những trường hợp vi phạm lách luật. Vậy bạn có biết thuật ngữ giám sát tài chính là gì không? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu khái niệm và những mô hình giám sát tài chính hiệu quả hiện nay nhé.
MỤC LỤC
Giám sát tài chính là hoạt động tổ chức theo dõi, giám sát các hoạt động, biến động của thị trường tài chính dưới sự chỉ đạo, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền trong Nhà nước. Tất cả lĩnh vực đều được giám sát tài chính nhưng chủ yếu sẽ tập trung vào các lĩnh vực ảnh hưởng sâu sắc đến tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.
Chủ thể tham gia thực hiện giám sát tài chính bao gồm hai cơ quan chính chịu trách nhiệm:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu: do bộ quản lý ban ngành chính chủ trì và phối hợp với bộ tài chính quan sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập thì sẽ do Uỷ ban tiến hành giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cơ quan tài chính: Bộ tài chính hoặc sở tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành giám sát các tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Sau đó, làm báo cáo gửi lên Chính phủ kết quả giám sát tài chính.
Các chủ thể có trách nhiệm trong việc giám sát tài chính sẽ thực hiện các công việc của mình theo một trong các phương thức: trực tiếp, gián tiếp, giám sát trước, trong hoặc sau chu kỳ kinh doanh. Cụ thể, từng phương pháp giám sát tài chính như sau:
- Giám sát trực tiếp: cơ quan kiểm tra, thanh tra sẽ trực tiếp đến doanh nghiệp và làm việc.
- Giám sát gián tiếp: cơ quan nhà nước sẽ theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các văn bản báo cáo tài chính, các văn bản thống kê và một số báo cáo khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan kiểm tra cũng sẽ theo dõi những giấy tờ trên của cơ quan đại diện sở hữu.
- Giám sát trước: các cơ quan giám sát tài chính sẽ xem xét, kiểm tra tính khả thi của các dự án đầu tư, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đang dở dang, các phương án huy động vốn, các dự án và phương án khác của doanh nghiệp hiện có.
- Giám sát sau: cơ quan giám sát sẽ tiến hành kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên cơ sở các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng năm và những kết quả tuân thủ theo pháp luật hiện hành của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp.
Giám sát tài chính là công việc quan trọng nhằm giúp phát hiện kịp thời những rủi ro, hạn chế trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đồng thời có những cảnh báo, giải pháp phù hợp. Việc kiểm tra, thanh tra có thể được thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định pháp luật và đảm bảo tính chính xác nhất.
Theo pháp luật hiện nay, nội dung chính trong quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nước ta bao gồm những danh mục chính như sau:
- Giám sát việc doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay;
- Giám sát việc doanh nghiệp quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước theo đúng quy định;
- Giám sát kết quả và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Giám sát việc doanh nghiệp có đang chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư của nhà nước; đảm bảo việc ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp diễn ra theo đúng quy định;
- Giám sát việc doanh nghiệp cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư hoặc cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết dưới sự quản lý của Nhà nước;
- Giám sát trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp đối với người lao động như chế độ lương, thưởng, trợ cấp, đảm bảo việc làm cho nhân viên;
- Giám sát hoạt động quản lý của người kiểm soát viên, nhân viên tài chính, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam.
Với mô hình giám sát theo thể chế, chúng ta sẽ dựa trên cách tiếp cận truyền thống. Trong đó, địa vị pháp lý của doanh nghiệp hoặc tổ tài chính sẽ quyết định cơ quan nào có thẩm quyền giám sát tài chính của nó. Ví dụ đơn giản như sau, doanh nghiệp được Uỷ ban cấp tỉnh phê duyệt thành lập sẽ do Uỷ ban cấp tỉnh giám sát tài chính, nếu do Bộ ngành duyệt thì sẽ do chính bộ ngành giám sát tài chính doanh nghiệp đó.
Mô hình giám sát theo chức năng sẽ dựa trên lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó, không cần bận tâm đến địa vị pháp lý. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp ở chuyên ngành nào sẽ do cơ quan chức năng của chuyên ngành đó quản lý và giám sát tài chính.
Mô hình giám sát lưỡng đỉnh được thực hiện dựa trên nguyên tắc giám sát theo mục tiêu và bao gồm hai bộ phận cơ quan với vai trò khác nhau. Trong đó, một cơ quan với chức năng giám sát an toàn (prudent) chỉ cần chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống tài chính, không gặp các vấn đề rủi ro tài chính. Cơ quan còn lại tập trung vào giám sát hoạt động kinh doanh (conduct-of-business) cụ thể là các hoạt động tài chính trên thị trường để bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Đây được coi là mô hình giám sát tài chính tối ưu, toàn vẹn nhất khi có thể đảm bảo được tính toàn vẹn, an toàn trên thị trường. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh không chỉ giúp đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp mà còn bảo vệ những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
Mô hình giám sát hợp nhất sẽ gộp hai cơ quan chủ thể làm một. Bạn có thể hiểu rằng chỉ có một cơ quan chức năng duy nhất giám sát tài chính từ các khâu chính cho đến khâu trung gian trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và ngân hàng. Mô hình này chưa được ưa chuộng hiện nay vì tạo ra nhiều áp lực cho cơ quan xử lý cũng như không thể giám sát tài chính một cách hiệu quả.
Nhìn chung, giám sát tài chính chủ yếu do Nhà nước thực hiện và có thể luân phiên các biện pháp, mô hình khác nhau phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp. Với lượng kiến thức ở trên, vieclam123.vn tin rằng bạn đã hiểu được tương đối giám sát tài chính là gì. Nếu có câu hỏi gì hoặc cần tìm việc làm thì bạn hãy liên hệ ngay với admin nhé.
Giám sát tín dụng là một công việc quan trọng giúp các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng đảm bảo các khoản vay của mình có thể được hoàn trả trong thời gian sớm nhất. Nếu bạn muốn biết chi tiết về những công việc giám sát tín dụng hiện nay thì chỉ cần bấm vào link dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ