Tiện ích
Cẩm nang
Trong một môi trường làm việc, bạn sẽ luôn bắt gặp những người giám sát viên an toàn. Họ sẽ giúp ngăn chặn, đảm bảo và phòng ngừa được những hành vi có hại gây nguy hiểm và đảm bảo tốt nhất tính an toàn cho những người lao động ở đó. Đồng thời, việc giám sát an toàn còn có thể có lợi ích như giúp cho việc dự đoán các sự cố, những nguy hiểm ở công trường, môi trường làm việc có thể sẽ xảy ra để từ đó đưa ra những biện pháp, phương pháp giải quyết kịp thời, nhanh chóng để hạn chế được ít nhất các sự cố, rủi ro không mong muốn. Vậy công việc “Giám sát an toàn” có thể hiểu là gì?
MỤC LỤC
Xét về mặt định nghĩa, chúng ta có thể hiểu “giám sát an toàn” chính là một loại công việc trách nhiệm có mang tính pháp lý, pháp luật, “giám sát an toàn” được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ những quy định, đảm bảo về luật an toàn tính mạng, sức khỏe nghề nghiệp cho người khác.
“Giám sát an toàn” là một trong những hoạt động có nhiệm vụ là theo dõi, đồng thời cũng như là giám sát, quản lý các hoạt động, các sự việc làm xảy ra ở trên công trường, trong môi trường làm việc.
Có thể nói công việc của một người làm giám sát an toàn là vô cùng quan trọng. Họ luôn là người thực hiện việc quan sát, kiểm tra thường xuyên các tiêu chuẩn, quy định và quy trình an toàn, đảm bảo cơ sở vật chất cũng như về mặt nhân lực của công ty.
Nói đến công việc của một người giám sát thì họ chắc chắn phải là những người có năng lực, trách nhiệm được công ty, tổ chức bổ nhiệm. Và tất nhiên họ phải là những người cẩn thận, chỉnh chu, không xao lãng đến nhiệm vụ giám sát, quản lý của mình.
Người thực hiện giám sát an toàn có một vai trò rất quan trọng trong các trường hợp, tình huống làm việc có nguy cơ không an toàn, khả năng té ngã, vấn đề sức khỏe,.... Người làm giám sát an toàn được phân công, đảm nhận công việc thì phải là những người có đào tạo, có kinh nghiệm chuyên môn để có thể xác định được những mối nguy hiểm và các hành vi không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người lao động cũng như họ có thẩm quyền liên quan đến mặt pháp lý để thực hiện những hành động, cũng như điều chỉnh lại các mối nguy hiểm hoặc những hành vi có nguy cơ gây mất an toàn.
Trên hết, một người làm giám sát an toàn sẽ phải có trách nhiệm chung về đảm bảo an toàn tại môi trường làm việc. Cụ thể như về an toàn ngã, người thực hiện công việc cần phải thường xuyên xem xét, quan sát, nhận thức được những công nhân đang làm công việc gì, hành động nào của họ có nguy cơ dẫn đến sự mất an toàn để điều chỉnh lại kịp thời, nhanh chóng.
Một dự án, công việc được diễn ra một cách suôn sẻ, trơn tru cũng như thuận lợi và những người lao động được đảm bảo sức khỏe, có an toàn nhất định trong môi trường làm việc thì vai trò, nhiệm vụ của một giám sát an toàn lao động đòi hỏi là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó, giám sát viên cũng sẽ luôn phải theo dõi tất cả các quy trình, những đầu công việc đã được ký, thỏa thuận trên hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa công ty và nhân viên, công nhân. Chính vì thế, nhiệm vụ của một giám sát viên an toàn lao động cũng sẽ yêu cầu, đòi hỏi trách nhiệm, kỹ năng rất cao, cụ thể có thể là những công việc sau đây:
Một người thủ lĩnh đứng đầu là người luôn quan sát, nắm bắt được hết tất cả những biến cố, tình hình của nhân viên, người lao động của mình để quản lý tốt nhất có thể. Nếu bạn muốn trở thành một người thủ lĩnh giỏi, một người lãnh đạo tài ba thì bạn cũng cần là một người giám sát viên về an toàn lao động và luôn cần phải nắm rõ được hết mọi quy định, nguyên tắc cũng như các điều luật cơ bản về An toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Đây sẽ là những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà một người thủ lĩnh, một lãnh đạo sẽ có trách nhiệm truyền đạt, hướng dẫn, đào tạo lại cho nhân viên, hệ thống các cấp bậc của bên mình. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng cần luôn phải khuyến khích, động viên, và tạo cơ hội để cho những nhân viên của mình có thể đăng ký tham gia các chương trình, talkshow, lớp học tọa đàm về an toàn lao động. Mặt khác, cũng luôn cần tạo ra một môi trường làm việc trách nhiệm nhưng thân thiện, cởi mở để tất cả mọi người có thể tự do thoải mái nói lên những quan điểm và ý kiến, những đề xuất để đảm bảo được tốt nhất an toàn lao động cho tập thể.
Có thể nói đây là một trong những công việc quan trọng nhất, yêu cầu cao nhất của một người giám sát an toàn. Người thực hiện công việc giám sát an toàn lao động luôn cần phải biết các cách để quản lý, định hướng và kiểm soát nhân viên, môi trường đang làm việc sao cho nó được an toàn, đảm bảo nhất.
Đồng thời, họ sẽ cần phải tổ chức, tham gia thực hiện những hoạt động kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ về các điều kiện vật chất, trang thiết bị cũng như luôn phải giám sát kỹ lưỡng các hoạt động của nơi làm việc, của nhân viên để có thể kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục, xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Một trong những công việc rất quan trọng và cần thiết nữa của người làm giám sát an toàn lao động là tổ chức những cuộc họp, các buổi training, tọa đàm về an toàn lao động với mục đích có thể truyền đạt, rèn luyện được cho nhân viên của mình những kỹ năng, kiến thức, những lưu ý cần phải phải chú trọng trong quá trình lao động.
Mặt khác chính khi những cuộc họp được tổ chức thì nó còn giúp cho những nhân viên có thể nâng cao hiểu biết, những nhận thức cũng như tạo ra cho các nhân viên một nền tảng vững chắc, an toàn nhất để họ gạt bỏ được hay không cần bận tâm đến những mối lo mà tập trung làm việc được tốt nhất.
Nếu bạn muốn trở thành một tư vấn giám sát viên về an toàn lao động thì bạn cần phải có sự kết hợp của rất nhiều các yếu tố để làm được công việc đó, một số những điều kiện có thể kể đến như:
Điều đầu tiên là bạn cần phải có một kiến thức vững vàng, chắc chắn về an toàn lao động, các quy định, điều luật liên quan đến nó cũng như thường sẽ được đào tạo một cách đầy đủ, đúng đắn, chuẩn chỉnh trong một môi trường giáo dục, đào tạo có chuyên môn. Và nếu như bạn có thêm những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế thì đây là một lợi thế, cơ hội rất lớn dành cho bạn.
Điều thứ hai là bạn cần phải có những kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá cụ thể các tình huống, các nguy hiểm có thể xảy ra và luôn rình rập tại môi trường làm việc.
Mặt khác, để thực hiện được công việc của một người giám sát thứ cần nhất đó chính là sự chủ động, trách nhiệm với công việc, bạn cần phải luôn giữ vững được một thái độ khách quan, nhanh nhạy và trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ giám sát.
Và một trong những điều kiện kiên quyết nữa chính là phải hiểu rõ được môi trường làm việc, quy chế tổ chức, các nhiệm vụ từng ban ngành, nhân viên cũng như tất cả các quy trình, giai đoạn trong suốt khâu thi công để tiến hành giám sát và thực thi đảm.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về công việc của một giám sát an toàn. Mong rằng bạn đã có được cho mình những giá trị hữu ích để phục vụ cho công việc cũng như mong muốn phát triển của bản thân bạn nhé.
Một ngành khá hot trong những năm gần đây chính là ngành quản lý dự án và cũng có rất nhiều trường đào tạo về chuyên ngành này. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành này nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ