close
cách
cách cách cách cách cách

Giá bán sản phẩm là gì? Tìm hiểu quy định liên quan đến giá bán

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Giá sản phẩm là một trong những yếu tố hàng đầu mà từ nhà kinh doanh đến khách hàng đều quan tâm, bên cạnh chất lượng sản phẩm. Nếu chất lượng sản phẩm đem đến cho con người sự an tâm vì sức khỏe được đảm bảo thì giá bán sản phẩm sẽ giúp khách hàng cân đối tình hình tài chính, còn nhà kinh doanh nắm bắt được doanh thu, lợi nhuận. Vậy giá bán sản phẩm là gì? Vai trò cụ thể thể hiện trong giá bán sản phẩm ra sao? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu qua bài viết này.

1. Giá bán sản phẩm là gì?

Mỗi loại mặt hàng đều có Po (mức giá) chuẩn. Mức giá sẽ dựa trên đối tượng mua hàng, thời điểm họ mua và mức độ phần trăm được giảm trừ. Tất cả cộng gộp lại để tính ra giá bán cuối cùng của sản phẩm, người ta gọi là Ps.

Tìm hiểu giá bán sản phẩm là gì
Tìm hiểu giá bán sản phẩm là gì?

Giá bán cuối cùng của sản phẩm chính là giá bán sản phẩm mà chúng ta đang tìm hiểu. Đằng sau mức giá này chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Vì thế nên việc tính toán giá bán sản phẩm cũng có công thức rõ ràng, cụ thể mà những nhà kinh doanh cần phải nắm được.

2. Hướng dẫn cách tính giá bán sản phẩm (Ps)

Ps được tính theo công thức sau đây:

Ps = Po - CK1 - CK2 - CK3 - CK4 - CK5

Công thức tính giá bán sản phẩm
Công thức tính giá bán sản phẩm

Trong công thức trên, các yếu tố cần nhận diện gồm có:

- Po là mức giá bán lẻ trên thị trường ở thời điểm hiện tại

- CK1 là mức chiết khấu 1 vì được hưởng lợi thế thương mại 1.

- Các ký hiệu CK … thể hiện các mức chiết khấu tương tự

3. Những yếu tố nào tác động tới giá bán sản phẩm?

3.1. Sản phẩm phổ thông và những sản phẩm có khác biệt

Nếu như bán những sản phẩm phổ thông, khả năng định giá sản phẩm trong thị trường không nhiều. Để tạo ra sự khác biệt về giá cho các sản phẩm hàng hóa phổ thông này thì phải dựa vào chất lượng được phân loại cũng như sự khan hiếm của mặt hàng. 

Điều gì tác động đến giá bán sản phẩm
Điều gì tác động đến giá bán sản phẩm?

Chẳng hạn như trong ngành thực phẩm, bạn có kinh doanh mặt hàng là trứng. giá bán trứng cũng sẽ được định giá các mức khác nhau dựa theo chất lượng hay loại trứng, bao gồm trứng gà tây, trứng gà ta, trứng gà công nghiệp hoặc cũng hoàn toàn có thể dựa vào độ lớn của quả trứng, trứng ngỗng, trứng gà so, trứng gà công nghiệp, … 

Trường hợp khác, khi hàng hóa của bạn không thuộc nhóm hàng phổ thông, bạn sẽ có nhiều cơ hội để kinh doanh hơn. 

3.2. Mức độ co giãn của nhu cầu

Dựa trên lý thuyết kinh tế học, nếu như việc giảm giá sản phẩm làm tăng lên về nhu cầu thì đây chính là sự co giãn của cầu. Mấu chốt trong lý thuyết này chính là giảm giá thì số lượng được bán ra sẽ tăng. Khi giảm đi 10% mà lượng hàng hóa bán ra chỉ tăng thêm được 5% thì tức là lợi nhuận hay doanh số bị giảm so với trước khi có sự thay đổi về giá. Còn nếu giảm 10% mà kết quả thu được với lượng sản phẩm được bán tăng lên 20%, điều đó nói lên rằng doanh thu, lợi nhuận tăng lên, cũng đồng nghĩa với kết luận cầu co giãn nhiều. Vì thế nếu tính đến chiến lược giảm giá sản phẩm hay giảm ở mức nào thì bạn cũng phải chú ý tới mức độ co giãn của nhu cầu.

Sự co giãn của cầu chịu tác động từ nhiều thứ. Điển hình nhất, tạo ra sự tác động mạnh nhất có thể kể tới như yếu tố đặc thù của lĩnh vực kinh doanh, tình hình kinh tế, thu nhập người dân, tâm lý tiêu dùng,

Giá bán sản phẩm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố
Giá bán sản phẩm chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố

Đối với những ngành hàng mới xuất hiện thì độ co giãn của cầu sẽ nhiều hơn các sản phẩm đã bão hòa. Còn đối với các lĩnh vực đã rơi vào trạng thái bão hòa thì cách tốt nhất có thể áp dụng đó chính là làm sao chiếm được thị phần của đối thủ cạnh tranh mới có thể gia tăng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên đây là một việc khó. 

Đối với cách thức mà doanh nghiệp vẫn thường làm đó là mang đến cho các kênh, các nhà phân phối. Đó là một biện pháp khuyến khích sự bán hàng của họ để họ có thể dự trữ hàng hóa nhiều hơn.

3.3. Thị phần so sánh

Nếu như sản phẩm bạn kinh doanh có thị phần thấp, lúc này việc giảm giá sản phẩm sẽ là giải pháp giúp bạn tăng thị phần. Hãy yên tâm thực hiện vì đây là chiến lược đúng đắn giúp tăng trưởng tốt nhất. Một vài ví dụ điển hình 

Bạn có thể nhìn thấy vấn đề này thông qua câu chuyện của Samsung gắn với sản phẩm máy in hoặc AMD gắn với bộ vi xử lý máy tính. Lấy ví dụ thị phần của bạn gần như rơi vào con số phần trăm bằng 0 thì đương nhiên việc thực hiện chiến lược giảm giá sẽ kích cầu, giúp cho bạn có thể tăng thị phần hiệu quả.

Thị phần trên thị trường

Trường hợp ngược lại, nếu như thị phần của bạn cao, lúc này mục tiêu bạn cần hướng tới đó chính là việc giữ vững được kết quả này để không cho đối thủ tiềm lực nhỏ hơn theo kịp. Khi thị phần của bạn cao gấp 3 đến 5 lần đối thủ cạnh tranh thì điều này chứng tỏ bạn đang dẫn đầu thị trường. Khi đó, nếu vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược giảm giá sâu sẽ gây ra ảnh hưởng làm cho doanh thu lẫn lợi nhuận bị sụt giảm. Khi đó đối thủ cũng sẽ giảm theo bạn. 

3.4. Việc định giá cao sản phẩm có được duy trì hay không?

Khả năng định giá sẽ tùy thuộc vào ý định khách muốn trả cho sản phẩm mức giá nào. Nếu quả thực sản phẩm của bạn có sự khác biệt trên thị trường, cụ thể có chất lượng tuyệt vời, có thương hiệu cao cấp, đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm tốt, … vậy thì chẳng có lý do gì bạn không làm giá cao cho sản phẩm. 

Trong thực tế, có không ít nhãn hiệu đã định giá cao thành công cho sản phẩm của mình. Điển hình có thể kể tới như thương hiệu Apple ở lĩnh vực đồ điện tử công nghệ, thương hiệu Ferrari ở mảng xe hơi; trong lĩnh vực thời trang thì có Vuitton, Chanel, …

Chiến lược hay giúp định giá sản phẩm hiệu quả
Chiến lược hay giúp định giá sản phẩm hiệu quả

Trường hợp ngược lại cũng rất đúng, nếu như chẳng có chút gì khác biệt giữa sản phẩm bạn bán với các sản phẩm bên ngoài thị trường thì triển khai chính sách giá thấp sẽ phù hợp hơn. 

3.5. Khả năng sản phẩm thay đổi cấu hình

Thường thì sẽ có một vài dòng sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao có thể vì cấu hình thay đổi mà định giá cũng sẽ khác nhau. Vì thế, mấu chốt quan trọng nhất trong vấn đề này đó chính là xác định giá khởi điểm. Mức giá này sẽ giúp cho khách hàng chấp nhận sản phẩm một cách dễ dàng và biết rõ các tính năng vốn có ở thời điểm đó. Khi nhận thấy nhu cầu của khách không cao với cấu hình hiện tại, bạn có thể linh hoạt thay đổi sang cấu hình khác hoặc đổi mới, cải tại lại một số thiết bị bên trong. 

 3.6. Định giá dựa theo mặt bằng chung trên thị trường

Thực hiện cách này, bạn cần nắm bắt được mức giá trung bình của thị trường kèm theo mức giá mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang để. Thông qua đó, bạn sẽ xác định cho mình chính sách giá tương đương giá trị sản phẩm.

Lưu ý, với cùng một chủng loại, trên thị trường có thể tồn tại vô vàn nhiều khung giá khác nhau. Khi đó, việc bạn định giá sẽ phải được cân nhắc thật kỹ. Xác định giá của sản phẩm luôn là vấn đề vô cùng nan giản, có tính chiến lược. Thế nên việc định giá cần cần dựa vào kết quả nghiên cứu toàn bộ yếu tố ảnh hưởng khác nhau. 

4. Tóm tắt quy trình định giá bán sản phẩm

Định giá cho sản phẩm theo quy trình nào
Định giá cho sản phẩm theo quy trình nào?

Từ hiểu rõ giá bán sản phẩm là gì và các yếu tố tác động đến giá bán sản phẩm, bạn cần hiểu được quy trình đầy đủ để thực hiện định giá bán hiệu quả.

Làm theo các bước sau, doanh nghiệp của bạn sẽ không lo định giá sai chiến lược.

Bước 1: Tính toán giá gốc (vốn) cho sản phẩm

Bước 2: Nghiên cứu kỹ phân khúc khách hàng và thị trường

Bước 3: Xác định lợi nhuận mục tiêu

Bước 4: Đặt giá niêm yết bán lẻ

Bước 5: Đặt giá sỉ cho sản phẩm

Như thế, nội dung bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề giá bán sản phẩm là gì. Luôn hy vọng những kiến thức này sẽ trở nên hữu ích đối với bạn để tìm ra những hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp kinh doanh của bạn.

Tìm hiểu chiến lược về giá

Làm kinh doanh sản phẩm là làm ra lợi nhuận, cũng tức là làm chiến lược về giá. Cao quá khó bán hàng mà thấp quá bán chả đủ chi tiêu cơ bản như nhân công, nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị, … Do vậy, chiến lược về giá luôn phải được nghiên cứu và tính toán thật kỹ để giúp bạn thuận lợi phát triển giá trị bền vững cho hành trình kinh doanh, cho thương hiệu của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ chiến lược về giá.

Chiến lược về giá là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.