Tiện ích
Cẩm nang
Với người dân Việt Nam, gạo nếp là một loại gạo quen thuộc, là một nông sản quý dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, ăn gạo nếp béo và nóng hơn gạo tẻ, thực tế có đúng như vậy không? Liệu bạn đã biết được gạo nếp là gì và cách phân biệt gạo nếp, gạo tẻ hay chưa? Gạo nếp có những công dụng gì? Để hiểu thêm các thông tin về gạo nếp, cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Gạo nếp còn có tên gọi khác là gạo ngọt, gạo sáp, là loại gạo được được tách từ cây lúa nếp và được trồng phổ biến ở Châu Á. So với gạo tẻ, gạo nếp khi nấu lên sẽ mềm, dẻo và dính chặt vào nhau, vì vậy được chế biến thành nhiều món bánh, chè hay các món ăn cần độ kết dính.
Nhiều người cho rằng, ăn gạo nếp béo hơn gạo tẻ, thực tế thì hai loại gạo này có giá trị dinh dưỡng tương nhau, trong 100g gạo tẻ có 350kcal còn trong 100g gạo nếp có 344 kcal. Sở dĩ nhiều người cho rằng béo hơn vì so một bát cơm gạo nếp với gạo tẻ thì gạo nếp dính chặt vào nhau nên có trọng lượng nhiều hơn, khiến chúng ta nhanh no hơn và nhiều người lầm tưởng rằng chúng gây béo.
Hiện nay, có nhiều loại gạo nếp khác nhau, ngày càng có nhiều giống ra đời và cho năng suất rất cao. Dưới đây là một số giống gạo nếp nổi tiếng ở nước ta:
- Nếp cái hoa vàng: Nếp cái hoa vàng là một loại gạo nếp thường dùng để làm bánh, nấu xôi do có mùi thơm, ít bị hao gạo và độ dẻo vừa phải, thường được trồng ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam.
- Nếp Tú Lệ: Nếp Tú Lệ mỗi năm chỉ có 1 mùa vụ, là đặc sản của vùng Yên Bán, hạt trắng, tròn đầy, có hương vị đậm đà và ăn không bị ngán nên được rất nhiều người ưa chuộng, thường dùng làm rượu và chế biến các món chè.
- Nếp nương Điện Biên: Đây là loại gạo nếp đặc sản của vùng Điện Biên, có hạt chắc, dài, cứng và khác với các loại gạo nếp khác, nếp nương không nở, có vị ngọt, dẻo và thơm.
- Nếp nhung: Hạt nếp này thường tròn, to, mập và có màu trắng đục, được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, khi nguội vẫn không bị cứng và nấu lên có mùi thơm dịu.
- Nếp ngỗng: Nếp ngỗng thường được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là chủ yếu, có hạt to, dài và hình giống như quả trứng ngỗng mini, có mùi sữa thơm nhẹ và màu trắng. Khi nấu lên, nếp ngỗng mềm, nở vừa phải, thường được dùng để làm cơm cháy và đồ xôi.
Hiện nay, ở Việt Nam, gạo nếp được ứng dụng trong sản xuất nhiều món ăn khác nhau như:
- Các món xôi: Xôi gạo nếp, xôi đỗ, đậu, xôi lá cẩm, xôi chiên phồng, xôi gà…
- Các loại bánh: Bánh chưng, bánh tét, bánh trôi, bánh gai…
- Cơm nếp: Nhiều người dùng gạo nếp để ăn thay thế cho gạo tẻ, nấu tương tự như gạo nếp, chỉ khác là cho ít nước hơn và có thể nấu với nước dừa, muối hay nước luộc gà…
- Các món chè: Chè con ong, chè cốm, chè đậu trắng…
- Làm cốm: Dùng lúa nếp non còn sữa để làm cốm.
- Cơm lam: Dùng gạo nếp đổ vào ống tre, ăn kèm với muối vừng, thịt lợn hoặc thịt gà nướng…
- Nấu rượu: Gạo nếp thường dùng để nấu rượu như rượu cần, rượu nếp, rượu đế…
Tuy đã biết gạo nếp là gì, thế nhưng bạn đã phân biệt được gạo nếp và gạo tẻ hay chưa? Cùng tìm hiểu xem 2 loại gạo này có gì khác nhau nhé!
- Về hình thái bên ngoài: Gạo nếp có hạng hạt ngắn tương đối tròn hoặc hạt dài, có màu trắng sữa gần giống như sáp. Gạo tẻ nhỏ và có hạt dài hơn, có màu trắng hơi trong.
- Về hương vị: Trong gạo nếp và gạo tẻ thường có sẵn lượng đường, do đó có cảm giác ngọt khi ăn. Trong đó, khi nấu lên, gạo nếp nở khá kém, có độ kết dính cao và dẻo hơn gạo tẻ, cho cảm giác no lâu hơn khi ăn nhờ các hạt kết dính vào nhau không tơi xốp. Còn gạo tẻ cần dùng nhiều nước để nấu hơn, có độ nở cao hơn, độ dẻo và kết dính kém hơn, các hạt rời rạc và tơi xốp hơn gạo nếp nên khá dễ ăn.
- Về giá trị dinh dưỡng: Trong gạo tẻ có nhiều dưỡng chất cho cơ thể như tinh bột, canxi, protein, sắt, vitamin B1, C… Có 350 kcal trong 100g gạo tẻ, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. So với gạo tẻ thì gạo nếp cung có giá trị dinh dưỡng không hề kém cạnh, một số loại gạo còn có nhiều dưỡng chất hơn, như gạo nếp cẩm. Trong gạo nếp có nhiều chất xơ, bổ sung sắt, vitamin E và chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Trong gạo nếp có 344 kcal/100g, có vị ngọt, tính nóng, ăn ấm bụng và dễ tiêu hóa.
Người dùng có thể phân biệt gạo nếp và gạo tẻ bằng cách dựa vào độ kết dính của hạt gạo, vì gạo nếp cần ít nước và nở kém hơn gạo tẻ nên khi nấu cần nhiều lượng gạo hơn, vì vậy mà cùng một bát cơm, thế nhưng gạo nếp lại chứa nhiều calo hơn gạo tẻ. Vì vậy ăn gạo nếp thường no lâu hơn.
- Về ứng dụng: Gạo tẻ thường dùng để ăn trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, dùng để nấu cơm và khó bị thay thế. Người ta thường dùng gạo tẻ để nấu cháo dễ tiêu, giải cảm cho người ốm hoặc làm các món bánh xèo, bánh đúc, bánh bao,...
So với gạo tẻ thì gạo nếp có thể chiến biến thành nhiều món ăn hơn như nấu xôi, nấu rượu, nấu chè, nấu cơm nếp, làm bánh như bánh dày, bánh chưng…
Sau khi đã biết được gạo nếp là gì và phân biệt gạo nếp và gạo tẻ, chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của gạo nếp nhé!
Đông y đã chứng minh cám gạo nếp có tác dụng làm thuốc bổ cho bệnh tê, chứng nghẹt thở và phù nề nhờ trong thành phần dinh dưỡng có phytin.
Bên cạnh đó, gạo nếp còn được sử dụng giống như một chất làm đẹp tự nhiên trong ngành mỹ phẩm thế giới. Để bổ sung dinh dưỡng cho da theo cách tự hiện, nhiều spa đã dùng gạo nếp và cám gạo nếp trong làm đẹp.
Vì không có chứa Cholesterol lên gạo nếp là món ăn phù hợp cho những người cao huyết áp và mắc bệnh về tim hay những người đang mong muốn kiểm soát lượng Cholesterol.
Bên cạnh đó, khi ăn gạo nếp, bạn sẽ được cung cấp nhóm vitamin B giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, trong đó có việc tạo ra enzyme nội tiết tố. Bạn nên kết hợp gạo nếp với thịt nạc, rau xanh, hoa quả để gia tăng hiệu quả.
Trong thành phần dinh dưỡng của gạo nếp có nhiều khoáng chất khác nhau nên có tác dụng giúp xương khớp trở nên chắc khỏe hơn, chỉ cần bạn dùng đúng cách, bạn sẽ giảm thiểu được nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, gạo nếp có chứa sắt nên rất tốt cho phụ nữ sau sinh, những người gặp phải tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, phụ nữ có thai và cho con bú nên dùng nếp cẩm để bổ sung máu và lợi sữa…
Chưa kể, gạo nếp có tác dụng giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt, nhất là khi kết hợp với các thực phẩm khác như trái cây, rau xanh, thịt nạc…
Tuy gạo nếp có nhiều công dụng, tuy nhiên để tránh những điều không mong muốn cho sức khỏe và dùng đúng cách, abnj cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi chế biến gạo nếp, bạn nên ngâm vào nước trước khi dùng để đảm bảo dưỡng chất và thơm ngon, trong đó gạo nếp nước ngâm khoảng 4 đến 6 tiếng, còn gạo nếp nương ngâm từ 10 đến 12 tiếng.
- Khi ăn gạo nếp, để giúp các chất dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể tốt hơn, cũng như kích thích hệ tiêu hóa hoạt động thì bạn nên ăn kèm với trái cây, rau xanh và thịt nạc.
- Gạo nếp có tính ấm nên ăn vào sẽ cảm thấy nóng trong, vì vậy một số đối tượng như đang mắc bệnh có sốt, vàng đam chướng bụng, ho khạc đờm vàng… thì nên hạn chế ăn món ăn từ đồ nếp. Còn những người đang bị sưng viêm, mới phẫu thuật hay có vết sẹo chưa lành thì tuyệt đối không ăn đồ nếp sẽ khiến vết thương mưng mủ, khó lành và dẫn tới sẹo lồi.
- Gạo nếp dẻo nên khá khó tiêu, chứa nhiều amilopectin, vì vậy người già, trẻ nhỏ, người tỳ vị kém hoặc mới ốm dậy không nên ăn đồ ăn làm từ gạo nếp.
- Người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn đồ ăn từ gạo nếp vị loại gạo này có tính ngọt, có chỉ số đường huyết cao nên khiến người bệnh gia tăng lượng đường có trong máu, khiến bệnh trở nặng hơn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được gạo nếp là gì và một số thông tin về gạo nếp. Gạo nếp là loại gạo khá quen thuộc của người dân Việt Nam, có thể chế biến thành nhiều món ăn, thực phẩm khác nhau. Gạo nếp cũng có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn gạo nếp, bạn nên ăn đúng cách và cần nắm được một số lưu ý khi ăn để tránh bệnh tình trầm trọng hơn nhé!
Sáp nẻ là một sản phẩm “cứu cánh” cho các nàng có làn da nứt nẻ trong mùa Đông. Để hiểu hơn sáp nẻ là gì và một số thông tin khác, hãy truy cập bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ