close
cách
cách cách cách cách cách

Engineering Manager là gì? Yêu cầu và công việc của Giám đốc kỹ thuật

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với ngành kỹ thuật có lẽ vị trí Engineering Manager là điều mà khá nhiều người mong muốn khi đã làm việc lâu dài với doanh nghiệp và nắm giữ khá nhiều kỹ năng cũng như tay nghề làm việc chuyên sâu. Vậy Engineering Manager là gì? Các công việc mà vị trí này sẽ phải đảm nhận và thực hiện là như thế nào. Cùng truy cập bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.

1. Tìm hiểu các thông tin cơ bản về Engineer Manager là gì? 

1.1. Khái niệm về Engineering Manager

Nhiều người mới bước vào ngành kỹ thuật sẽ luôn đặt ra câu hỏi là Engineering Manager là gì? Tại sao có nhiều người đặt mục tiêu hướng tới nó đến vậy? 

Thực tế Engineering Manager chính là Giám đốc kỹ thuật- hay còn gọi là vị trí quản lý cấp cao trong nghề kỹ thuật. 

Engineering Manager là gì?
Engineering Manager là gì?

Engineering Manager là vị trí chịu trách nhiệm giám sát một nhóm các kỹ sư để hoàn thành dự án kỹ thuật, có nhiệm vụ tuyển dụng và đào tạo nhân viên kỹ thuật, thiết lập lịch trình, ngân sách, tiến độ dự án, hỗ trợ kiểm tra cũng như thử nghiệm và khắc phục các sự cố trong quá trình thực hiện các dự án kỹ thuật. 

Người Engineering Manager thường làm việc trong những công ty kỹ thuật bới vai trò là thiết kế và kiểm tra sản phẩm. Đồng thời họ cũng sẽ thực hiện việc phối hợp các bên tiếp thị sản phẩm để cung cấp các thông tin cần thiết giúp bộ phận này tư vấn, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng được thuận lợi và hiệu quả hơn nhiều. 

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản và tổng quát nhất thì Engineering Manager chính là người dẫn dắt một nhóm các chuyên viên kỹ thuật thực hiện việc phát triển một dự án sản phẩm hay một ứng dụng kỹ thuật nào đó nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. 

1.2. Tầm quan trọng của Engineering Manager đối với ngành kỹ thuật 

Tầm quan trọng của Engineering Manager
Tầm quan trọng của Engineering Manager

- Quản lý, điều hành và phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm thực hiện đúng tiến trình dự án đã đề ra, mang lại hiệu quả kỹ thuật cao. 

- Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, thay thế và điều động hệ thống máy móc của công ty nhằm bảo bảo sự vận hành an toàn, chất lượng. 

- Thực hiện việc đảm bảo hệ thống máy móc, các thiết bị kỹ thuật và quy trình sản xuất luôn được trôi chảy, hệ thống vận hành luôn đạt hiệu quả tối ưu. 

- Kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý lỗi kỹ thuật hay các sự cố bất ngờ. 

2. Mô tả công việc chi tiết của người Engineering Manager

Đối với vị trí Engineering Manager, nhiệm vụ công việc mà họ phải đảm nhận tương đối nhiều và nặng.

Các nhiệm vụ của Engineering Manager
Các nhiệm vụ của Engineering Manager

 - Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc xây dựng các chính sách, chiến lược và kế hoạch kỹ thuật một cách chi tiết để có thể nhìn rõ được nhiệm vụ, công việc đối với từng bộ phận kỹ thuật. 

- Thực hiện các đề xuất kỹ thuật nhằm khắc phục triệt để những lỗ hổng trong kỹ thuật và đảm bảo sự an toàn cho nhân công và quá trình vận hành máy móc. 

- Chịu trách nhiệm trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nhằm tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững. 

- Thiết lập ngân sách, kinh phí dự trù cho các hoạt động, dự án kỹ thuật; lên lịch trình dự án. 

- Thực hiện tư vấn về các phương pháp và quy trình kỹ thuật. Từ đó giải đáp các thắc mắc cũng như xây dựng phương án xử lý kỹ thuật hợp lý. 

Chủ động kết nối với các bộ phận liên quan
Chủ động kết nối với các bộ phận liên quan

- Chủ động liên lạc và kết nối với các bộ phận khác như: tiếp thị, xây dựng, kiến trúc sư… để thực hiện việc truyền thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ. 

- Thiết lập đảm bảo chất lượng - kiểm soát chất lượng, chi tiêu và tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn luôn được đáp ứng một cách hoàn hảo. 

- Giám sát và theo dõi việc lựa chọn và thuê nhân viên kỹ thuật. Đồng thời cần có những hoạt động phối hợp với nhân viên kỹ thuật để đảm bảo nhóm luôn hoạt động phát triển và có hiệu quả. 

- Thực hiện đóng góp cho các dự án nghiên cứu và phát triển thiết kế về mảng kỹ thuật. 

Nhìn chung sẽ tùy vào từng dự án kỹ thuật mà người Engineering Manager sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ trên hoặc thể thể là nhiều hơn thế. 

3. Yêu cầu để trở thành một Engineering Manager chuyên nghiệp 

3.1. Yêu cầu về trình độ chuyên môn 

Có trình độ kiến thức chuyên sâu
Có trình độ kiến thức chuyên sâu

- Engineering Manager phải là vị trí đã có trình độ kiến thức nhất định, sở hữu tấm bằng cử nhân kỹ thuật hay bằng kỹ sư hoặc có bằng Thạc sĩ về lĩnh vực quản lý kỹ thuật hoặc quản trị kinh doanh. 

- Là người đã có kinh nghiệm trong việc thiết kế, điều hành, phát triển các dự án kỹ thuật; đặc biệt là kinh nghiệm trong việc lãnh đạo các đội nhóm kỹ thuật thực hiện dự án. 

- Có sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật cũng như xây dựng các dự án phát triển sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. 

3.2. Yêu cầu về kỹ năng 

- Trước hết yêu cầu cho vị trí này chính là khả năng lãnh đạo, bởi bạn sẽ là người trực tiếp điều hành, chỉ đạo và hướng dẫn các nhóm kỹ thuật thực hiện dự án. 

Yêu cầu của người quản lý cấp cao
Yêu cầu của người quản lý cấp cao

- Kỹ năng giao tiếp trôi chảy, truyền đạt có sức thuyết phục: với cương vị là một người quản lý cấp cao, điều hành rất nhiều người do đó mà khả năng giao tiếp của bạn phải thật tự tin để thực hiện giao việc, chỉ đạo nhân viên kỹ thuật; đồng thời thực hiện việc truyền đạt thông tin đến các bộ phận liên quan được rạch ròi. Tránh tình trạng hiểu vấn đề nhưng khả năng giao tiếp ngại ngùng thì điều đó sẽ khiến bạn sớm phải rời khỏi chiếc ghế Engineering Manager. 

- Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả: do đặc thù là phải lên kế hoạch chi tiết các dự án, thiết lập lịch trình và ngân sách nên đòi hỏi Engineer Manager phải có khả năng sắp xếp các dự án một cách hợp lý để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát các vấn đề liên quan. Đồng thời cũng kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. 

- Sự linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện triển khai dự án và nắm bắt các vấn đề liên quan tới dự án kỹ thuật. 

- Có thái độ và trách nhiệm làm việc cao, thực hiện làm gương cho các nhân viên kỹ thuật. 

- Luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khả năng kiểm tra thận trọng và chịu được những áp lực trong công việc. 

4. Mức lương của vị trí Engineering Manager là bao nhiêu? 

- Vị trí Engineering Manager luôn là vị trí được đánh giá cao trong lĩnh vực kỹ thuật bởi họ sẽ phải đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau cùng với đó là khả năng chuyên môn và kỹ năng đều đã đạt đến độ chuyên nghiệp. Do vậy mà mức lương họ nhận được sẽ phải xứng đáng với công sức và sáng tạo trí tuệ mà họ bỏ ra. 

Mức lương của Engineering Manager
Mức lương của Engineering Manager 

- Thông thường mức lương khi mới đảm nhận vị trí của người Engineering Manager sẽ dao động từ 20-30 triệu đồng/ một tháng. Tuy nhiên họ sẽ được tính thêm cả lương trách nhiệm công việc, phần trăm dự án thực hiện…. Và sau đó mức lương đó sẽ được đẩy lên cao hơn tùy theo năng lực mà họ phát triển hơn nữa. 

Tuy nhiên để có thể nắm trong tay một mức lương lớn với nhiều chính sách đãi ngộ thì cần rèn luyện bản thân nghiêm khắc để xây dựng khả năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp. 

Engineering Manager thực sự là công việc mà bất cứ người nào trong nghề kỹ thuật đều mong muốn. Do vậy sau khi đã hiểu rõ về nhiệm vụ của Engineering Manager là gì, bạn hãy cố gắng học tập, chăm chỉ rèn luyện các kỹ năng để từng bước xây dựng lộ trình phát triển cho bản thân trong lĩnh vực kỹ thuật một cách vững chắc và sớm đạt được vị trí mà mình mong muốn.

Giám sát viên là gì? Những yêu cầu cần có đối với một giám sát viên?

Bạn đã từng nghe đến công việc giám sát viên chưa? Yêu cầu của công việc này là như thế nào và tìm công việc này ở đâu? Nhanh tay truy cập bài viết “giám sát viên là gì” để biết rõ thông tin nhé. 

Giám sát viên là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.