close
cách
cách cách cách cách cách

Đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn và những điều cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi có ý định xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn hay thành phố, chủ đầu tư cũng cần tìm hiểu đầy đủ tất cả các thủ tục pháp lý, tránh vì những thiếu sót mà gặp phải những rủi ro không đáng có xảy ra. Xây nhà ở nông thôn ít điều khoản hơn thành phố, nhưng vẫn bao gồm rất nhiều chi tiết mà chủ đầu tư cần lưu ý. Bài viết sau đây hãy cùng tìm hiểu xem đơn xin cấp phép xây nhà ở nông thôn bao gồm những gì.

1. Trường hợp nào xây nhà ở nông thôn cần giấy xin phép

1.1. Khi xây nhà ở nông thôn các cá nhân, hộ gia đình cần phải chú ý những điều sau

- Hộ gia đình hoặc cá nhân chỉ được xây nhà ở trên diện tích đất đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật và không thuộc diện bị cấm xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Trước khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình hoặc cá nhân phải hoàn thiện đầy đủ thủ tục để cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng, trừ các trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Cần lưu ý những gì khi xây nhà ở nông thôn
Cần lưu ý những gì khi xây nhà ở nông thôn

- Các ơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng nhà ở phải căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn đối với  những khu vực đã có quy hoạch được cấp và có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện cấp Giấy phép xây dựng nhà ở cho hộ gia đình hoặc cá nhân theo đúng thời hạn quy định của pháp luật về xây dựng.

1.2. Một số quy định về giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Theo quy định của Luật Xây dựng đã sửa đổi năm 2020, cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới có thể xác định xem việc xây nhà ở nông thôn có cần xin giấy phép không. Trong trường hợp công trình nhà ở cần có giấy phép xây dựng, nếu chủ đầu tư không có thì sẽ bị xử phạt. Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định các trường hợp nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn được miễn giấy phép xây dựng trong những trường hợp sau.

Căn cứ theo bộ Luật Xây dựng được sửa đổi năm 2020,  những trường hợp xây nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn, trừ việc xây dựng trong các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử thì được miễn giấy phép xây dựng. Trong trường hợp xây dựng nhà ở từ 7 tầng trở lên ở khu đất nông thôn thì sẽ phải xin giấy phép xây dựng.

Một số quy định cần biết về giấy phép xin xây dựng nhà ở nông thôn
Một số quy định cần biết về giấy phép xin xây dựng nhà ở nông thôn

Ngoài ra, các công trình được miễn giấy phép xây dựng khu vực nông thôn còn bao gồm các công trình thuộc diện bí mật của nhà nước hoặc các công trình có lệnh xây dựng khẩn cấp của nhà nước hoặc các công trình xây dựng tạm, nhà riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng...

Trong khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 đề cập rất rõ như sau: “Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.” 

1.3. Công trình chỉ được xây dựng nhà ở trên đất nông thôn đã được phê duyệt

Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất là đúng và mục đích sử dụng đất. Nội dung này cũng được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

Theo đó, tại khu vực nông thôn người dân muốn xây dựng nhà ở thì chỉ được xây trên đất ở (đất có ký hiệu là ONT).

​ Khi xây nhà ở nông thôn cần chú ý những gì ​
​ Khi xây nhà ở nông thôn cần chú ý những gì ​

2. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Trong trường hợp hộ gia đình hoặc cá nhân thuộc diện công trình cần phải có giấy phép xây dựng, hãy chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cận cẩn thận và chi tiết để đáp ứng đủ những yêu cầu của luật pháp về hồ sơ cấp phép xây dựng. Vậy hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm những phần gì, hãy tham khảo thông tin dưới đây.

2.1. Các bước chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

- Số lượng hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn cần chuẩn bị là 2 bộ.

- Thành phần hồ sơ gồm có: 

Căn cứ Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

+  Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai của hộ gia đình hoặc cá nhân.

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy và 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu và báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu bao gồm

. Bản vẽ mặt bằng công trình xây dựng trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình.

. Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt chính và mặt bằng các tầng của công trình xây dựng.

. Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng cộng thêm sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình như cấp nước, thoát nước, cấp điện.

. Đối với những công trình xây dựng có công trình liền kề cần bắt buộc có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Các bước làm hồ sơ xin giấy phép như thế nào
Các bước làm hồ sơ xin giấy phép như thế nào

Lưu ý: Khuyến khích hộ gia đình hoặc cá nhân tham khảo bản vẽ thiết kế do UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ban hành khi tự lập thiết kế kế nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế cũng như những tác động tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

 3. Các bước làm thủ tục xin giấy phép xây dựng như thế nào

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn

Chủ đầu tư có thể nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện để chuyển đến UBND cấp huyện hoặc chuyện phát nhanh qua đường bưu điện.

​ Tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
​ Tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng

- Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin cấp phép xây dựng kĩ càng sau đó giấy biên nhận (giấy hẹn) và trao lại cho chủ đầu tư.

- Trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Xử lý yêu cầu và trả kết quả đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn

Thời gian xử lý và trả kết quả thường không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Công nhận quyền sở hữu nhà ở (cấp Sổ đỏ cho chủ đầu tư)

( Chỉ áp dụng đối với trường hợp đất đã được cấp giấy chứng nhận)

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình hoặc cá nhân chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận quyền sở hữu cần bao gồm những giấy tờ như sau:

- Chuẩn bị 01 đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ( chỉ cần cấp một loại giấy tờ có hiệu lực)

- Cung cấp sơ đồ về nhà ở, trừ những trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sẵn sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.

- Giấy chứng nhận đã được cấp.

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như các giấy tờ liên quan đến việc miễn hoặc giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

Tổng hợp những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn
Tổng hợp những điều cần biết khi xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Để có sự hình dung rõ hơn về bố cục và cách trình bày mẫu đơn xin cấp phép xây dựng, mời bạn đọc tải về mẫu đơn này bằng cách nhấp chuột vào liên kết sau đây

Đơn xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Vừa rồi là những thông tin vô cùng chi tiết về đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn. Chắc hẳn bạn cũng đã có thêm nhiều thông tin thật hữu ích, nắm rõ hơn về những điều khoản cũng như cách chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép, mong rằng bài viết vừa rồi đã giúp ích thật nhiều cho bạn.

Bật mí cách soạn thảo đơn xin thuê mặt bằng kinh doanh chi tiết

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh một mặt hàng hay dịch vụ nào đó thì bước đầu tiên cần làm đó là tìm địa điểm thuê mặt bằng. Vậy thuê mặt bằng như thế nào. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn cách viết đơn xin thuê mặt bằng kinh doanh chuẩn nhất.

Đơn xin thuê mặt bằng kinh doanh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.