Tiện ích
Cẩm nang
Trong lĩnh vực văn học xưa, hai từ điển tức thường xuyên được nhắc đến với vai trò như một thủ pháp nghệ thuật, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về từ ngữ này. Vậy thực chất của điển tích là gì? Tầm quan trọng của nó trong văn chương là như thế nào? Vieclam123.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này nhé.
Điển tích hay được phiên âm theo từ Hán việt thì có nghĩa là những tích truyện xưa, đây thường là những câu chuyện kể về những người anh hùng, những tấm gương hiếu thảo, chính trực, đạo đức hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử; những câu thơ, câu văn cổ xưa kinh điển xuất hiện trong các tác phẩm văn học trước đó được dẫn ra hoặc sẽ lồng ghép vào những bài viết, lời nói để diễn tả những điều mang ý nghĩa tương tự.
Hay điển tích sẽ được hiểu đơn giản là những sự tích được chép lại trong những sách cổ xưa, được cho là một hiện tượng phổ quát và được sử dụng rộng rãi ở mọi thời đại, trong mọi nền văn học khác nhau.
Theo như văn học truyền thống ngày xưa, việc nhìn vào người khác cũng chính là cách để tự soi xét lại chính mình, cho rằng việc lấy những điển tích xưa để luận giải được coi là một cách tốt để làm sáng tỏ ý mà mình muốn diễn đạt, do vậy mà điển tích được sử dụng rất nhiều trong văn xuôi và thơ ca giống như là một chuẩn mực xã hội, rèn giũa con người những đức tính tốt đẹp.
Một ví dụ về điển tích mà ta có thể thấy rõ nhất trong văn học đó là qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Chắc hẳn khi nhắc đến Kiều ai cũng sẽ nhớ đến một nhân vật từng gây ra những nỗi tủi nhục cho nàng đó là Sở Khanh- một gã công tử nổi tiếng đào hoa, ăn chơi và vô cùng “thiếu học”. Hắn là một kẻ dâm loạn chuyên đi gái lầu xanh, một kẻ chỉ biết đến ăn chơi và lừa bịm các cô gái và Kiều cũng không nằm ngoài những cô gái đó. Hắn lợi dụng và lừa Kiều trong tình yêu. Đây là một điển tích điển hình trong văn học để chỉ những kẻ trăng hoa, đểu cáng, chỉ biết lừa dối, dụ dỗ người khác để thỏa mãn mục đích của mình.
Như vậy việc lấy điển tích để minh họa trực tiếp cho các nhân vật chính là nét độc đáo tạo nên cái hay của từng câu thơ, câu văn đồng thời cũng thể hiện những tâm tư muốn gửi gắm của tác giả.
Ngày nay việc sử dụng các điển tích trong văn học dần trở nên mờ nhạt do thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa ngày càng phát triển, con người thay đổi tư tưởng và đồng nghĩa với đó là sự thay đổi của giá trị nhân văn nên người ta ít nhắc đến những sự vật, hiện tượng hay nhân vật gắn với các điển tích. Tuy nhiên những giá trị của nó vẫn không hề bị mất đi mỗi khi được nhắc đến.
Điển tích được ứng dụng hầu hết trong văn học bởi vậy mà nó mang trong mình những đặc tính riêng biệt. Mỗi điển tích sẽ thể hiện một phương diện không giống nhau và mang lại hiệu quả khác nhau.
- Tính liên tưởng: thể hiện sự móc nối giữa thực tế ngữ cảnh với ý nghĩa của điển tích tại thời điểm đề cập, nghĩa là điển tích sẽ luôn gắn với những câu chuyện xưa, những sự tích lâu đời, nên khi nhắc tới nó người ta sẽ hình thành ngay bối cảnh liên quan đến điều đó. Chính vì vậy, điển tích không chỉ truyền tải thông điệp mà còn là chất xúc tác giúp người đọc nhìn nhận và cảm thụ được văn học dễ dàng.
- Tính hình tượng và hàm súc: điển tích thường là những từ ngữ ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa bao quát cả đối tượng, đặc biệt trong nhiều trường hợp thì nó còn mang ý nghĩa thay thế cả một cụm từ dài, và người đọc cũng sẽ có những hình dung ngay về nhân vật cũng như sự việc rõ nét nhưng vô cùng tinh tế.
Ví dụ về sự tích “Đẽo cày giữa đường” chỉ hai từ đã khiến người ta liên tưởng đến toàn bộ nội dung “Ba phải”.
- Tính linh hoạt: cùng thể hiện một nội dung nhưng đôi khi điển tích sẽ có được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Tính khái quát: bằng việc sử dụng một từ ngữ ngắn gọn nào đó, điển tích sẽ dẫn dẫn người đọc vào thế giới của những câu chuyện cổ xưa, những sự tích để đi đến một ý nghĩa chung, điều này sẽ được thể hiện rõ rệt nhất khi điển tích đó đại diện cho một nhóm người hay một thời kỳ nào đó nhất định.
Điển tích thì thường mang trong mình hai nghĩa. Đó là nghĩa đen và nghĩa bóng.
- Nghĩa đen: là yếu tố thực, thể hiện ngay trên mặt chữ, ghi lại hình ảnh cụ thể của sự vật hiện tượng và thường mang tính biểu tượng nhằm khái quát nội dung, tạo tiền đề cho sự liên tưởng.
- Nghĩa bóng là ý nghĩa ẩn sâu trong nội dung của điển tích, thường được sử dụng như là một phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… nhằm dẫn dắt người đọc liên tưởng cụ thể hơn.
Điển tích thực chất được xem như là một chất liệu dân gian có giá trị cao trong nền văn học bởi đặc tính gây ấn tượng và gợi nhớ sâu sắc về các sự vật hiện tượng đặc nhắc tới. Những triết lý sống nhân sinh được truyền đạt qua thơ văn một cách tinh tế sẽ giúp người đọc có cái nhìn và cách tiếp nhận cởi mở, thấu đáo và nhanh nhạy hơn với việc diễn đạt theo cách thông thường. Và khi ấy các thông điệp được truyền tải sẽ trở nên ý nghĩa hơn, được tiếp nhận một cách nhanh chóng hơn.
Điển tích còn đóng vai trò như những chuẩn mực xã hội và được ứng dụng rất nhiều trong văn học, thơ ca. Ngày nay đôi khi điển tích được sử dụng trong lối sống giao tiếp hàng ngày nhưng lại không nhận ra đó chính là điển tích.
Muốn khai thác được nội dung và ý nghĩa của điển tích là gì thì bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trên hai phương diện sau đây:
- Về mặt nghĩa nghĩa: tìm hiểu chi tiết về nghĩa đen và nghĩa bóng của điển tích. Phân tích kỹ càng nội dung, ý nghĩa và hình thành sự liên tưởng nhất định có liên quan đến các sự vật, hiện tượng đang được đề cập đến.
- Về mặt nguồn gốc: Muốn thấu hiểu tận tình được điển tích thì phải hiểu rõ được các tích truyện xưa, hiểu rõ nội dung, các ý nghĩa ẩn dụ sâu bên trong nó và các thông điệp mà điển tích muốn truyền tải đến với người đọc. Đồng thời phải ứng nó với một hoàn cảnh nhất định để có thể hiểu hơn về nội dung của điển tích bởi nó phản ánh hầu hết những vấn đề của xã hội lên đời sống của con người.
Dù là trước kia hay hiện tại và cả sau này thì điển tích vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các tích truyện xưa, là cơ sở để con người nhìn nhận những giá trị nhân văn đồng thời cũng là để lưu giữ những giá trị cốt lõi của chính những tác phẩm văn học mà tác giả đã gửi gắm và tâm tư của mình vào đó. Bài viết là sự giải thích chi tiết về nội dung điển tích là gì. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy để lại lời nhắn để chúng mình giải đáp ngay nhé.
Mỗi một vấn đề đều được đề cập cả hai khía cạnh đó là tổng quan và giá trị cốt lõi của vấn đề. Vậy giá trị cốt lõi là gì? Vai trò và ý nghĩa được nhắc tới trong giá trị cốt lõi là gì? Truy cập bài viết này để tìm hiểu nhé.
Chia sẻ