Tiện ích
Cẩm nang
Địa tô là gì? Thuật ngữ này vốn rất quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong các chế độ xã hội, nhất là chế độ xã hội phong kiến xưa. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết về địa tô qua bài chia sẻ bên dưới nhé.
MỤC LỤC
Theo từ điển wikipedia giải nghĩa địa tô là gì cho biết đây là phần của cải thặng dư được tạo ra bởi những người sản xuất nông nghiệp và trả cho người sở hữu ruộng đất. Địa tô được gọi tắt là tô hoặc cách gọi tiếng Anh là Rent.
Bản chất kinh tế của địa tô là số tiền cống nạp, nộp cho người sở hữu để người thuê tài sản có quyền sử dụng nó. Nó giống như mối quan hệ thuê và cho thuê. Thế nhưng địa tô không phải là số tiền thuê thông thường. Nhưng khi thống kê giá trị, địa tô với tiền thuế vẫn được cộng gộp lại cùng nhau để nhằm mục đích tính toán cho mức thu nhập quốc dân.
Trong chế độ chủ nghĩa tư bản, chủ tư bản không canh tác ruộng đất nhưng trong tay họ lại có tài sản quý giá là ruộng đất. Người canh tác thực sự là người làm thuê, dân lao động nghèo. Những nhà tư bản thuê đất nông nghiệp từ địa chủ, coi ruộng đất đó là công cụ để kinh doanh và họ coi ngành nông nghiệp là một nền kinh tế tiềm năng để kinh doanh.
Vì là tài sản thuê lại cho nên chủ tư bản cần trả cho địa chủ một khoản tiền thuê đất để kinh doanh đó và tiền này được gọi là địa tô tư bản chủ nghĩa.
Địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ ra rất rõ mối quan hệ giữa giữa 3 đối tượng là người lao động phải đi làm thuê trên đất người khác, nhà tư bản và địa chủ. Địa tô có được do chế độ tư bản bóc lột người làm thuê, từ đó kiếm về số lợi nhuận bình quân. Vì thế, nếu muốn kéo dài thời gian cho thuê đất để thu lợi cho mình, chủ đất thường tìm ra những phương cách để khống chế nhà tư bản. Những cách họ thường làm đó là tăng địa tô hay rút ngắn thời gian được sử dụng đất.
Thuật ngữ địa tô xuất hiện đã từ rất lâu. Có thể nói, sự ra đời này gắn liền với quá trình hình thành, phát triển xã hội phong kiến. Trải qua thời gian, đến nay địa tô vẫn còn đang tồn tại. Vậy bạn có biết nó đã có hành trình như thế nào hay không? Có thay đổi gì và thay đổi như thế nào?
Nội dung dưới đây chỉ cho bạn đọc thấy rõ đặc điểm của địa tô ở trong các chế độ xã hội.
Địa tô là đối tượng của nông nghiệp. Nó xuất hiện ở mọi chế độ trong lịch sử xã hội loài người. Vậy trải qua các thời kỳ, các chế độ khác nhau, địa tô có gì thay đổi hay không?
Ở chế độ này, địa tô đã được hiểu là sản phẩm tạo ra từ công sức, quá trình lao động của con người. Nhưng thời đó, người lao động là nô lệ. Họ làm thuê cho những cá nhân chiếm hữu ruộng đất nhỏ.
Chế độ tiếp theo, đối tượng tiếp tục gánh vác trọng trách tạo ra sản phẩm trên ruộng đất chính là nông nô. Tuy nhiên họ lại bị các lãnh chúa chiếm đoạt. Lúc đó, địa tô không những là phần thặng dư mà còn có thể bao gồm cả những sản phẩm vốn dĩ thuộc về nông nô nhưng cũng bị lãnh chúa chiếm đoạt.
Địa tô thời kỳ xã hội này vẫn là hệ quả của chế độ tư hữu ruộng đất. Những người bị bắt đóng địa tô là chính nhà tư bản nông nghiệp. Đồng thời, đã có sự thay đổi về bản chất của địa tô khi mà nó không còn gắn liền với đất đai nữa.
Người ta còn ngầm hiểu nó chỉ phần thặng dư trong khoản thu nhập bình quân của nhà tư bản. Tuy nhiên, địa tô vẫn còn giữ bản chất bóc lột vốn có vì nó là giá trị thặng dư mà người làm thuê phải nộp lại cho tư bản.
Có thể thấy trong xã hội phong kiến, địa tô không còn mang giá trị phản ánh mối quan hệ sản xuất từ hai giai cấp nữa mà là con số ba với các đối tượng thay đổi. Mối quan hệ đó bao gồm Địa chủ, tư bản nông nghiệp, công nhân nông nghiệp đi làm thuê. Đồng thời cũng phát sinh ba loại địa tô phục vụ vào từng trường hợp cụ thể riêng: địa tô tuyệt đối, địa tô chênh lệch, địa tô độc quyền.
Trước tiên, khám phá về địa tô chênh lệch, đây là khoản lời thu được khi canh tác tại các thửa đất thuận lợi về điều kiện sản xuất như gần trường, đất đai màu mỡ, hệ thống tưới tiêu thuận lợi để dẫn nước vào ruộng.
Địa tô chênh lệch được tính bằng hiệu của giá sản xuất chung và giá sản xuất cá biệt. Loại địa tô này là khoản lời siêu ngạch, Nó có nguồn gốc được tạo nên từ sự lao động, tạo ra thành quả sản phẩm của công nhân nông nghiệp.
Chế độ địa tô chênh lệch gắn bó liền với sự độc quyền của tư bản chủ nghĩa khi kinh doanh ruộng đất.
Loại địa tô tư bản chủ nghĩa thứ hai là địa tô tuyệt đối. Loại này bắt buộc phải nộp cho địa chủ dù điều kiện kinh doanh ruộng đất tốt hay không. Nói cách khác, nó là khoản lợi nhuận siêu ngạch vì nó được thu trên toàn bộ mọi loại đất.
Ngoài ra còn nhiều loại địa tô khác như địa tô bãi cá, hầm mỏ, đặc sản, thiên nhiên, đất rừng, … Dường như mọi khía cạnh trong đời sống đều phải có địa tô.
Xã hội chủ nghĩa đã triệt tiêu sự tư hữu, dẫn đến địa tô tuyệt đối và độc quyền không còn. Chỉ còn tồn tại địa tô chênh lệch. Tuy nhiên loại còn lại duy nhất này nằm trong tay Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Không giữ lại bản chất như trong xã hội phong kiến, địa tô chênh lệch đã khác biệt hoàn toàn so với chế độ trước đó.
Quả thực, xã hội Việt Nam hiện nay với sự đề cao sự công bằng, dân chủ, do đó đã thừa nhận ruộng đất chính là sở hữu của toàn dân. Ruộng đất được người dân sử dụng như một nguồn tư liệu đặc biệt để sản xuất trong nông nghiệp mà không một điều gì có thể thay thế được.
Do đó, người dân Việt Nam thay vì phải đóng giá trị thặng dư lao động và sản phẩm như trước kia thì người lao động là nông dân đã được sở hữu ruộng đất như một tài sản riêng. Đồng thời chỉ cần nộp thuế cho nhà nước về việc sử dụng đất.
Tìm hiểu về kiến thức lịch sử xoay quanh thuật ngữ lãnh địa phong kiến giúp chúng ta có cái nhìn về quá khứ rõ ràng và sâu sắc hơn. Biết được lịch sử đã từng có thời kỳ như thế, có một xã hội đặc thù như thế. Đọc để nắm bắt qua bài viết dưới đây ngay.
MỤC LỤC
Chia sẻ