Lãnh địa phong kiến xuất hiện ở xã hội phong kiến Tây Âu với bản chất là đơn vị kinh tế - chính trị cơ bản ở thời xã hội Tây Âu phân quyền rõ rệt. Vậy để nắm bắt khái niệm này, qua đó biết được con người đã sinh sống, phát triển như thế nào ở một thời kỳ lịch sử từ cổ xưa ra sao, bạn hãy đọc bài viết dưới đây và khám phá, tìm hiểu kỹ nhé.
MỤC LỤC
Trong quan hệ sản xuất của xã hội phong kiến Tây Âu, có hai giai cấp được hình thành chính là lãnh chúa phong kiến và nông nô. Lãnh chúa phong kiến là người thuộc tầng lớp giàu sang, quyền lực tối cao nắm trong tay. Họ là quý tộc, là quan lại, tăng lữ. Còn nông nô là tầng lớp nông dân và người nô lệ. Mỗi một lãnh chúa sẽ có vùng đất tự trị riêng để quản lý. Vùng đất này được gọi là lãnh địa phong kiến.
Vậy rốt cuộc thì lãnh địa phong kiến là gì?
Đây là một vùng đất có diện tích vô cùng rộng lớn thuộc quyền cai quản của lãnh chúa phong kiến. Lãnh địa lại gồm nhiều phần đất khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau như trồng trọt, làm đồng cỏ, đất rừng núi, đất cho người nông dân canh tác.
Không chỉ vậy, còn những điều xa hoa hơn tồn tại trong phần đất lãnh địa này. Đó chính là dinh thự, nhà thờ, lâu đài, ... Cũng có cả chuồng trại, hào sâu, nhà kho, tường cào, ... Tất cả cùng tạo nên pháo đài vững vàng, kiên cố, không dễ gì mà xâm nhập được vào bên trong từ các thế lực thù địch.
Với cách định nghĩa lãnh địa phong kiến là gì quá đỗi rõ ràng trên thì bạn liệu có hình dung các lãnh địa này thực giống với một đất nước thu nhỏ hoặc một khu biệt lập hay không? Sự liên tưởng này khá hợp lý vì lãnh địa hoàn toàn khép kín, mọi thứ đều là tự cung tự cấp, không cần thiết phải tạo mối quan hệ giao lưu với bên ngoài.
Lãnh địa được chia làm hai phần chính: một là đất phần và hai là đất thái ấp. Trong đó, phần đất thái ấp là vùng đất tốt nên các lãnh chúa chiếm dụng cho mình. Lãnh chúa sẽ dùng phần đất này để xây dinh thự, tháp, các cơ sở công trình phục vụ cho việc vận chuyển nhu yếu xa hoa của họ.
Những phần còn lại chính là là đất Phần, bao gồm đất dùng để làm ao hồ, đầm lầy và canh tác, ... phần đất này cũng do lãnh chúa cai quản nhưng không trực tiếp sử dụng mà phân đến cho nông nô làm, hoặc cũng có thể cho thuê lại và thu tô thuế.
Vì không phải là một vùng đất đơn thuần, lãnh địa phong kiến được ví như một quốc gia thu nhỏ vật. Tại đó có mọi hoạt động được diễn ra. Do vậy việc hình thành những đặc trưng kinh tế, xã hội, thậm chí là chính trị cũng là điều dễ hiểu. Để hiểu biết thật rõ thêm khái niệm lãnh địa phong kiến là gì, chúng ta sẽ khai thác đặc trưng của nó ở phần thông tin chia sẻ dưới đây.
Lãnh địa phong kiến chính là một đơn vị kinh tế hoàn toàn khép kín với lối hoạt động tự cung tự cấp. Vì thế mọi hoạt động giao thương với bên ngoài dường như cực kỳ hạn chế hoặc rất có thể có những lãnh địa hoàn toàn không giao thương.
Nguồn lao động chủ lực của kinh tế trong vùng đất lãnh địa không ai khác chính là nông nô. Họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa, được phân cho phần đất phần để canh tác, làm ăn nhưng sau đó phải nộp tô thuế lại cho người lãnh chúa.
Cùng với quá trình làm nông nghiệp, trong lãnh địa cũng có những hoạt động ở nhiều ngành nghề khác như phát triển ngành thủ công nghiệp (dệt vải, rèn vũ khí, ...). Sự mở rộng đa ngành cai quản cũng chính là nguyên nhân giúp cho đời sống tại lãnh địa ngày càng phú quý, phồn hoa.
Lối kinh tế vốn là tự cấp tự túc nên đa số các sản phẩm hay bất kể mọi nhu cầu đều sẽ không được kết nối với bên ngoài. Chỉ trừ khi lãnh địa không sản xuất được, chẳng hạn như trang sức, tơ lụa, sắt, muối, ... Dù có phải trao đổi thì cũng rất thấp, không đủ để trở thành đặc trưng của lãnh địa.
Hiểu biết lãnh địa phong kiến là gì bạn sẽ nhận thấy rằng bên trong mỗi lãnh địa, người lãnh chúa tựa hồ là một ông vua nhỏ. Bởi thế mà xã hội phong kiến Tây Âu thời bấy giờ mới được xác định chính là chế độ phong kiến phân quyền, tạo thành các đơn vị chính trị hoàn toàn độc lập đó chính là cá lãnh địa.
Hẳn bạn đang rất tò mò sao người đứng đầu của cả một quốc gia lại có thể phân quyền cho người dân để trong số đó, có những người trở thành lãnh chúa, hay cũng chính là một ông vua lớn tại lãnh địa của mình.
Lý do tạo nên những đơn vị chính trị độc lập là lãnh địa là gì?
Thứ nhất, ở trong mỗi lãnh địa, lãnh chúa giống như một vị vua nhỏ. Đến ngay cả bản thân ông vua lớn của quốc gia cũng chỉ như một lãnh chúa nhỏ bên trong lãnh địa của mình mà thôi.
Như thế, quyền hành không tập trung vào một người mà được phân tán đồng đều tới nhiều lãnh chúa. Khi đó, đương nhiên mỗi một vị lãnh chúa sẽ có được quyền hành cơ bản đối với tài chính, chính trị, quân đội để nhằm đảm bảo lãnh địa của họ sẽ không bị thế lực nào xâm nhập.
Nhìn chung, một lãnh địa không khác gì mô hình một quốc gia lớn, có hào sâu, tường bao quanh, có kỹ sĩ canh gác cổng thành.
Xã hội của lãnh địa gồm hai giai cấp cơ bản mà quá trình tìm hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến là gì chúng ta đã bàn luận qua, đó là lãnh chúa với nông nô. Trong đó, đây là hai giai tầng đối lập nhau hoàn toàn về lối sống, chất lượng đời sống. Lãnh chúa cai trị mọi thứ, đứng trên mọi thứ nên có cuộc sống sung túc, an nhàn, giàu sang phú quý. Còn những nông nô là người có thân phận thấp cổ bé họng của xã hội nên bị lệ thuộc vào lãnh chúa hoàn toàn. Họ phải làm tất cả mọi thứ mà chủ sai vật. Chưa kể nông nô nếu tự mình canh tác, trồng trọt thì còn phải nộp thuế cho lãnh chúa theo cách bị bóc lột, tức tô thuê vô cùng nặng nề.
Hai giai tầng chính của lãnh địa phong kiến được hình thành như thế nào? Bạn đọc khám phá tiếp điều này trong phần thông tin cập nhật ngay bên dưới.
Do bộ máy nhà nước cũ đã bị thủ tiêu hoàn toàn do đó mở ra một chế độ tự do chính trị mới, nhiều vương quốc hoàn toàn mới ra đời. Những người đứng đầu, làm thủ lĩnh của các vương quốc này sẽ tự xưng vua, đứng ra phong tước vị cho những người cấp dưới gồm các tước: nam tước, bá tước, công tước, ...
Bên cạnh đó, đi cùng với sự hình thành lãnh chúa là hoạt động từ bỏ tôn giáo cũ để tiếp thu tôn giáo kitô hoàn toàn mới, chiếm ruộng đất từ tay những chủ nô Roma sau đó chia chác cho nhau để dần hình thành lãnh địa. Sau đó, họ xây nhà thờ, chiếm đoạt tiếp ruộng đất của người nông dân để làm của cho mình.
Thêm một lý do nữa để hình thành nên hai tầng lớp của lãnh địa phong kiến đó là việc thực thi chính sách giéc – man. Cũng từ chính sách này, hàng loạt hệ quả đã được tạo ra.
Tầng lớp mới trong lãnh địa đã được hình thành trong bối cảnh xã hội rối ren như thế. Họ là quý tộc, vũ sĩ vốn xuất phát từ chính những người Giéc – man chiếm được của cải, ruộng đất. Họ sau đó tự xưng bá và tự phong tước vị cho mình và cho những cấp dưới thân cận bao gồm phong quý tộc và tăng lữ lấy những người đã từ vỏ tôn giáo cũ để theo ki – tô giáo; tầng lớp quan lại giàu có, được hưởng đặc quyền.
Tầng lớp nông dân, nô lệ biến thành tầng lớp nông nô. Kể từ đó họ bị lãnh chúa bóc lột và chịu sự lệ thuộc vào lãnh chúa.
Như vậy, bằng những nội dung đã chia sẻ, bạn đọc nhận được cho mình đầy đủ thông tin kiến thức để hiểu rõ lãnh địa phong kiến là gì hay chưa? Bên trong lãnh địa có những vấn đề gì diễn ra? Dù lịch sử đã qua đi nhiều thế kỷ, thế nhưng những dấu tích lịch sử vẫn luôn vang vọng tới thời hiện đại ngày nay để níu con người tìm hiểu, khám phá nguồn gốc phát triển của chính mình, của xã hội nơi mà mình đang tồn tại. Hy vọng, qua một chút chia sẻ kiến thức về lãnh địa, vieclam123.vn đã củng cố thêm cho bạn tình yêu với lịch sử thế giới, lịch sử của loài người.
Kinh nghiệm nuôi dạy con cái mà các cụ ta dạy truyền đến muôn đời rằng “Thương cho roi cho vọt ...“ liệu có phù hợp với nền văn hóa và xã hội ở thời hiện nay hay không? Để có một phương pháp dạy con tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy nhìn nhận vấn đề này sâu sắc. Những phân tích ở bài viết dưới đây sẽ mang đến cho cha mẹ cái nhìn toàn diện nhất về cách yêu thương, dạy dỗ con trẻ và hình ảnh “roi vọt” trong phương pháp nuôi dạy của mình.
MỤC LỤC
Chia sẻ