Tiện ích
Cẩm nang
Vào mùa hoa nở, trong không khí có nhiều phấn hoa dễ dẫn đến căn bệnh dị ứng phấn hoa. Có thể hiểu đây là phản ứng của cơ thể khi hệ thống miễn dịch nhận định phấn hoa là phần tử có hại xâm nhập vào có thể và kích hoạt cơ chế tự vệ. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dị ứng phấn hoa là gì? Dị ứng phân hóa xảy ra do nguyên nhân nào? Và một số biện pháp điều trị dị ứng phấn hoa.
MỤC LỤC
Dị ứng phấn hoa là phản ứng miễn dịch của cơ thể khi hít phải phấn hoa. Hệ miễn dịch là lá chắn bảo vệ, ngắn không cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi một người hít phải phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ mặc nhận rằng đó là một “kẻ lạ mặt” muốn xâm nhập vào cơ thể. Ngay lập tức cơ thể bảo vệ cơ thể được kích hoạt.
Phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của phấn hoa gây nên bệnh dị ứng phấn hoa. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy một số triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mắt liên tục.
Một số triệu chứng nặng hơn của căn bệnh này bao gồm: Ngứa rát họng, mắt bị ngứa và đỏ, khó thở, thở khò khè, ho liên tục, da sưng phồng… Dị ứng phấn hoa đặc biệt khó chịu đối với những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn.
Có những người chỉ bị dị ứng vào một số thời điểm hoa nở rộ trong năm, nhưng cũng có những người phải sống chung với căn bệnh này quanh năm suốt tháng. Dị ứng phấn hoa còn có tên gọi khác là viêm mũi dị ứng.
Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu dị ứng phấn hoa là gì. Trong phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số loại dị ứng phấn hoa phổ biến nhé!
Cây bạch dương nở hoa vào mùa xuân, bởi vậy mà đây được coi là nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa phổ biến nhất trong thời điểm này.
Hoa bạch dương khi nở sẽ phóng ra những hạt phấn hóa nhỏ li ti. Những hạt phấn hoa này rất nhẹ và được gió đưa đi xa. Theo thống kê thì một cây bạch dương trong mùa ra hoa có thể giải phóng số lượng hạt phấn hoa cực kỳ ấn tượng, lên tới 5 triệu hạt.
Sồi cũng là loài cây nở hoa trong màu xuân và chúng cũng sẽ giải phóng ra rất nhiều phấn hoa. Phấn hoa sồi nhẹ và có thời gian lưu lại trong không khí dài hơn phấn hoa của những loài cây khác. Dị ứng phấn hoa sồi có mức độ nghiêm trọng thấp hơn dị ứng hoa bạch dương, tuy vậy nó cũng gây ra rất nhiều sự khó chịu cho những người bị dị ứng phấn hoa.
Có thể bạn không tưởng tượng được rằng cỏ cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa. Tuy vậy, trên thực tế, dị ứng phấn hoa cỏ trong mùa hè lại có thể gây ra một số triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng và rất khó để điều trị dứt điểm. Hiện nay đã có thuốc tiêm và thuốc uống để điều trị dị ứng phấn hóa cơ, tuy nhiên căn bệnh này vẫn gây ra rất nhiều sự khó chịu.
Vào mùa thu, cỏ phấn hương nở hoa có thể khiến rất nhiều người khốn khổ vì căn bệnh dị ứng phấn hoa. Thời điểm loài cỏ này bắt đầu nở hoa và phát tán phấn hoa là không cố định. Chúng có thể phát tán phấn hoa khá sớm, vào khoảng thời gian cuối tháng 7 hoặc muộn hơn vào khoảng tháng 10.
Khi bạn thấy có dấu hiệu hắt hơi, nghẹt mũi và thường xuyên chảy nước mắt, đặc biệt là những triệu chứng này càng trầm trong hơn khi đến gần các cây hoa thì bạn nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về các triệu chứng mà bạn mắc phải hoặc tiền sử bệnh dị ứng phấn hoa.
Để kiểm tra, bác sĩ sẽ là xét nghiệm chích da để xác định được nguyên nhân dị ứng, từ đó đề xuất phương án điều trị. Bác sĩ sẽ chích da tại một vài vị trí khác nhau. Tại mỗi vị trí đều sẽ cho vào một lượng nhỏ chất gây dị ứng, sau đó bác sĩ sẽ dựa trên phản ứng của cơ thể để xác định được chính xác chất gây dị ứng.
Dị ứng phấn hoa có thể được điều trị bằng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn hoặc tiêm thuốc.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc xịt mũi hoặc thuốc thông mũi có tác dụng làm giảm lượng histamin (chất được cơ thể sản sinh ra để chống lại sự xâm nhập của phấn hoa). Nếu thuốc có tác dụng thì tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi liên tục… sẽ giảm bớt đi đáng kể.
Nếu sử dụng thuốc xịt mà không có tác dụng thì bắt buộc bác sĩ phải chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn, chẳng hạn như một số thuốc ức chế quá trình sản sinh ra histamin.
Tiêm thuốc là biện pháp cuối cùng khi thuốc uống không có hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân để xác định loại thuốc và liều dùng.
Biện pháp phòng ngừa dị ứng phấn hoa tốt nhất đó là tránh tiếp xúc với phấn hoa. Trước tiên, bạn cần hạn chế trồng các loại cây hoa có khả năng gây ra dị ứng hoặc một số loại cỏ có hoa. Vào mùa hoa nở rộ, nên đóng hết các cửa để tránh gió mang theo phấn hoa thổi vào trong nhà. Bạn cũng nên hạn chế phơi đồ ở ngoài trời để phấn hoa không bám vào quần áo.
Nếu sử dụng điều hòa thì nên trang bị loại có bộ lọc không khí. Nhà cửa cũng cần thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, chăn, gối, màn, đệm… nên được giặt giũ hàng tuần.
Vào mùa hoa nở bạn cũng nên hạn chế chăm sóc hoặc tỉa tót cây cối trong vườn. Nếu phải đi ra ngoài thì cũng đừng quên mang theo khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa nhé!
Trong trường hợp thấy bắt đầu có một số triệu chứng nhẹ như đau mũi, sổ mũi… thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện sớm bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thêm thuốc khác hoặc sử dụng loại thực phẩm nào đó.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về dị ứng phấn hoa là gì và những triệu chứng của căn bệnh này. Dị ứng phấn hóa có thể trở thành một căn bệnh nguy cấp, ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời. Bạn nên hạn chế tiếp xúc với phấn hoa trong không khí và phấn hoa bám dính trên quần áo và tốt nhất là không nên đi ra ngoài nếu như không thực sự cần thiết.
Nước dừa tươi có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? Khi sử dụng nước dừa tươi cần lưu ý những điều gì? Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ