Tiện ích
Cẩm nang
Những gói thầu lớn sẽ có những yêu cầu cao hơn và quá trình thực hiện phức tạp hơn. Những bên tham gia cũng phải chủ động chuẩn bị mọi yếu tố mang tính chuyên ngành, đặc thù. Để làm tốt mọi thủ tục, quy trình đấu thầu, giải pháp dành cho nhà thầu thường được lựa chọn nhiều hơn cả chính là quy trình đấu thầu hạn chế. Vậy bạn hiểu đấu thầu hạn chế là gì?
Bài viết bên dưới đây sẽ bàn luận sâu sắc hơn về hình thức này để các nhà thầu yên tâm ứng dụng.
Căn cứ vào Điều số 21 của Luật Đấu thầu 2013 để tìm ra lời giải đáp đấu thầu hạn chế là gì, đây là hình thức đấu thầu được áp dụng khi gói thầu đặt ra yêu cầu cao về mặt kỹ thuật hoặc phần kỹ thuật thực hiện mang tính chất đặc thì, rất hạn chế khả năng đáp ứng của các nhà thầu, chỉ một số nhà thầu tiềm năng mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, đa số các dự án có vốn đầu tư Nhà nước sẽ áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế.
Hiểu một cách đơn giản hơn, đấu thầu hạn chế cũng không khác gì cách thức thực hiện của các gói đấu thầu thông thường. Tuy nhiên điểm khác biệt rõ rệt và làm nên đặc trưng của đấu thầu hạn chế chính là nguyên tắc giới hạn số nhà thầu tham gia. Chỉ có một số lượng chủ thể nhất định đã được chỉ định từ trước mới tham gia vào hoạt động đấu thầu hạn chế.
Tại Luật Đấu thầu 2013, Khoản 4, Điều 7 có đưa ra quy định rõ ràng về yếu tố danh sách ngắn sử dụng trong hoạt động đấu thầu hạn chế. Danh sách ngắn được quy định chính là danh sách bao gồm các đối tượng được chỉ định có thể tham gia đấu thầu hạn chế. Họ bao gồm: Nhà thầu hay những đơn vị đầu tư đã trúng sơ tuyển ở gói thầu rộng rãi tiếp tục đăng ký sơ tuyển vào gói thầu hạn chế, danh sách những đơn vị nhà thầu nhận được lời mời tham gia vào hoạt động đấu thầu hạn chế, các nhà thầu có hồ sơ đáp ứng những điều kiện, yêu cầu từ hồ sơ mời quan tâm.
Quy định cụ thể đối với mọi đối tượng, mọi nội dung liên quan tới danh sách ngắn được nêu rõ trong Điều 22, khoản số 2 của Quy định 63 do Chính phủ ban hành,
Đối với hình thức đấu thầu hạn chế thì cần xác định rõ danh sách ngắn và phê duyệt danh sách này. Yêu cầu thực hiện phê duyệt đó là duyệt ở mức tối thiểu là 3 nhà thầu đáp ứng mọi tiêu chuẩn về kinh nghiệm, năng lực đấu thầu và phải có nhu cầu đối với việc tham dự vào hoạt động đấu thầu ngắn.
Tiếp đến là công khai danh sách đấu thầu ngắn. Danh sách này được phê duyệt xong cần được đăng tải lên đúng theo quy định đã nêu rõ trong Nghị định. Tất cả những nhà thầu đã có trong danh sách tuyệt đối không được liên danh cùng nhau.
Đã quá rõ ràng cho vấn đề này khi chúng ta cũng đã nắm được khái niệm đấu thầu hạn chế là gì. Với hình thức này, việc đấu thầu chỉ được áp dụng đối với loại gói thầu có yêu cầu rất cao về tính kỹ thuật, chuyên môn hay mang tính đặc thù chỉ một vài nhà thầu tiềm năng, lớn mới đáp ứng được.
Hình thức đấu thầu nào thì cũng đem đến những ưu điểm và để lại hạn chế cho nhà thầu. Đối với đấu thầu hạn chế cũng vậy, do đó, trước khi tham gia hoặc là đơn vị tổ chức bạn cũng cần phải tìm hiểu cụ thể đầy đủ các phương diện của hoạt động đấu thầu hạn chế.
Nếu chọn sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế, đơn vị mời thầu sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Trước tiên đó là cái lợi tiết kiệm đáng kể về thời gian, chi phí. Bên cạnh đó, thủ tục đấu thầu cũng được Chính phủ cho phép tối giản lại, không phải trải qua quá nhiều bước phức tạp.
Quả đúng như cách gọi “hạn chế”, mọi quy trình trong đấu thầu hạn chế đều được giản lược trở nên đơn giản để các bên cảm thấy thực sự thoải mái để tham gia. Tuy nhiên, tồn tại trong hoạt động này vẫn còn đó một vài nhược điểm. Vậy thì liệu rằng những nhược điểm có gây ra ảnh hưởng lớn cho các nhà thầu hay không? Biết để yên tâm hoặc nếu có những điều bất lợi lớn cũng chủ động để tránh được.
Khi lựa chọn triển khai hình thức đấu thầu hạn chế, những đơn vị tham gia sẽ đối diện với những nhược điểm sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc trưng của gói thầu có những đòi hỏi quá cao nên việc chọn nhà thầu cũng khó khăn. Thực tế đã có nhiều trường hợp phía bên mời thầu không chọn được cho mình nhà thầu nào phù hợp.
Thứ hai, hình thức này không tạo nên được một môi trường cạnh tranh quyết liệt. Điều đó đương nhiên để lại hậu quả đó là khiến cho hoạt động đấu thầu có hiệu quả không cao, kết quả không như ý muốn.
Về cơ bản thì hình thức đấu thầu hạn chế vẫn chỉ là hoạt động đấu thầu quen thuộc, thông thường như chúng ta đã biết. Tại đây khác biệt ở điểm có sự quy định cụ thể giới hạn chủ thể tham gia vào hoạt động đấu thầu, nhà thầu nào được chọn thì đó chính là nhà thầu có đầy đủ tiềm năng về kinh nghiệm, năng lực gánh thầu theo tiêu chí đã được đặt ra bởi chủ thầu. Vậy quy trình đấu thầu được tiến hành theo quy trình sau:
Phía mở thầu sẽ gửi thư mời thầu cho những nhà thầu có trong danh sách ngắn. Lưu ý danh sách ngắn cần có tối thiểu 3 đơn vị thầu chủ động muốn tham gia đấu thầu gói thầu hạn chế và phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên phương diện chuyên môn, năng lực.
Thư mời đã được gửi đi đầy đủ thì bên mở thầu sẽ bắt đầu công khai việc mở thầu. Chủ dự án cũng chuẩn bị mọi công tác để chấm thầu. Có hai tiêu chí chấm thầu sẽ được dựa vào để chọn nhà thầu phù hợp, một là nhà thầu đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực chuyên môn, hai là đơn vị nhà thầu đấu thầu ở mức giá thấp nhất.
Sau hai bước này, người chủ dự án và chủ thầu sẽ làm việc cùng với nhau để thống nhất kết quả, đồng thời công bố công khai kết quả, gửi thông báo trúng thầu cho bên dự thầu đã trúng. Cuối cùng hợp đồng thầu sẽ được ký kết giữa các bên.
Quy trình đấu thầu diễn ra như thế nào? Cập nhật những thông tin về vấn đề này để nắm rõ các quy trình chi tiết trong một cuộc đấu thầu bao gồm những gì nhé.
Chia sẻ