close
cách
cách cách cách cách cách

Đàn thập lục còn gọi là đàn gì? Lịch sử ngàn năm phát triển đàn tranh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Trong số các nhạc cụ trong dàn nhạc truyền thống, có một loại đàn có nhiều dây và có cách chơi rất đặc biệt được gọi là đàn thập lục. Loại nhạc cụ này được du nhập vào Việt Nam và trở thành nhạc cụ truyền thống của nước ta từ rất lâu. Vậy bạn có biết đàn thập lục còn gọi là đàn gì không? Đàn thập lục có cấu tạo như thế nào? Đàn tranh du nhập vào nền văn hóa các nước châu Á như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có góc nhìn tổng quát hơn về đàn thập lục nhé!

1. Đàn thập lục còn gọi là đàn gì? Một số thông tin thú vị về đàn thập lục

1.1. Đàn thập lục còn gọi là đàn gì?

Đàn thập lục là tên gọi khác của đàn tranh, trong tiếng Trung gọi là đàn cổ tranh. Đàn thập lục tuy có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trong quá khứ đã du nhập vào nhiều quốc gia châu Á, vì vậy nên nó được coi là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông. Đàn thập lục có ba chi, gọi là chi gảy, chi kéo và chi gõ. Những tên gọi khác nhau này được dựa trên cách chơi đàn.

Đàn thập lục là tên gọi khác của đàn tranh
Đàn thập lục là tên gọi khác của đàn tranh

Cái tên “thập lục” xuất phát từ việc đàn có 16 dây, hiện nay số dây đàn đàn đã được tân tiến lên nhiều hơn, lên đến tối đa 26 dây. Kỹ xảo chơi đàn thập lục cực kỳ tinh vi, không chỉ có khả năng diễn tấu âm thông thường, mà còn có khả năng rải hoặc chập những quãng tám.

Trong số đó, đặc trưng riêng biệt nhất và cũng nổi tiếng nhất trong bộ kỹ xảo chơi đàn thập lục đó là gảy và vuốt trên các dây đàn. Đàn thập lục cũng có cả dạng dùng que gõ hoặc dùng vĩ kéo. Đàn thập lục không chỉ được sử dụng để độc tấu mà còn là nhạc cụ hòa tấu đỉnh cao.

1.2. Đàn thập lục có nguồn gốc từ đâu?

Để tìm hiểu về nguồn gốc của đàn thập lục, chúng ta sẽ cùng nhau đi ngược lại dòng chảy của thời gian để tìm về thời kỳ đầu trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời Tây Chu và Xuân Thu, người Trung Quốc rất chuộng một loại đàn có tên gọi là đàn sắt. Người ta đã dựa trên đàn sắt để sáng tạo ra đàn cổ tranh.

Đàn tranh được sáng tạo ra dựa trên đàn sắt
Đàn tranh được sáng tạo ra dựa trên đàn sắt

Đàn thập lục cổ nhất được phát hiện vào khoảng 500 năm TCN, chỉ có 14 dây. Trước đây, dây đàn được làm từ lụa cao cấp. Tuy nhiên, hiện nay đàn dây lụa không còn phổ biến nữa, và nếu bạn muốn tìm kiếm đàn thập lục dây lụa thì chỉ có thể đến Triều Tiên. Dây đàn thập lục hiện nay chủ yếu là từ thép bọc nylon.

Đàn thập lục có lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Nghệ thuật chơi đàn thập lục đã được các quốc gia phương Đông phát triển đến mức độ tinh túy rực rỡ. Ở Trung Quốc hiện nay có nhiều trường phái chơi đàn thập lục. Đàn thập lục vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn hóa. Nhiều cây đàn cổ được trưng bày trong các bảo tàng hoặc được các nhà sưu tập mua với giá thành cực kỳ cao.

1.3. Một số phiên bản của đàn cổ tranh

Như vậy, sau khi timg hiểu về lịch sử của đàn thập lục thì bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Đàn thập lục còn gọi là đàn gì?”. Đàn thập lục là một loại nhạc cụ độc đáo và rất thú vị. Đàn này cũng có nhiều phiên bản.

1.3.1. Đàn tranh cánh bướm

Đàn tranh cánh bướm, hay Điệp thức tranh, được phát minh năm 1978. Đàn có hai vùng biểu diễn tương ứng với hai cột được sắp xếp theo thang ngũ âm. Vì thế nên đàn tranh cánh bướm có thể diễn tấu bằng cả hai tay. Chính vì ngoại hình trông giống như một con bướm đang xòe cánh bay nên loại đàn này mới có tên gọi như vậy.

Đàn tranh cánh bướm
Đàn tranh cánh bướm

Cấu tạo của đàn tranh cánh bướm giúp nó có thể xử lý được nhiều trường độ và quãng âm thanh hơn. Loại đàn này có cách chơi dễ hơn nhiều so với đàn cổ tranh và có thể được sử dụng để hòa tấu cả những bản nhạc giao hưởng phương Tây.

1.3.2. Đàn tân tranh

Tân tranh còn gọi là Chuyển điều tranh, được phát minh ra tại Đài Loan. Nhược điểm của đàn cổ tranh đó là thiếu nhịp điệu, thiếu âm thanh và khá khó điều chỉnh. Chính vì thế mà người ta đã đề xuất cải tiến đàn cổ tranh.

Cải cách về số lượng dây được xem xét đầu tiên, giúp cho đàn tranh có thể diễn tấu được nhiều âm hơn. Bên cạnh đó, loại đàn chuyển điều tranh, hay đàn tân tranh, cũng sử dụng thêm con nhạn được gắn ở trung tâm mặt đàn, kết hợp thêm Sau nhiều lần điều chỉnh thì cuối cùng, phiên bản đàn tân tranh với 25 dây và 25 con nhạn được coi là thành công nhất. Trên đàn cũng có những con nhạn nhỏ hơn trợ giúp cho việc nhấn dây.

Đàn tân trang được chơi theo 2 phương pháp cơ bản là phương pháp gảy và phương pháp lướt dây. Phương pháp gảy là phương pháp truyền thống và cơ bản nhất dành cho những người mới tập chơi. Trong khi đó, phương pháp lướt là phương pháp nâng cao hơn, đòi hỏi luyện tập rất nhiều mới có thể thông thạo. Hơn nữa, để thông thạo được phương pháp lướt thì trước đó phải thông thạo phương pháp gảy.

Đàn tân tranh của Đài Loan
Đàn tân tranh của Đài Loan

1.3.3. Một số phiên bản khác

Một số phiên bản khác của đàn tranh bao gồm đàn cổ tranh 9 dây, đàn cổ tranh 36 dây, đàn cổ tranh 44 dây, đàn tranh đa âm và đàn tranh điện. Các loại đàn này được phát minh khi nền âm nhạc phương Đông và âm nhạc phương Tây có sự giao thoa lẫn nhau. Các nghệ nhân đã tiếp nhận tinh túy của âm nhạc phương Tây để cải tiến đàn tranh giúp nó trở nên “hợp thời” hơn.

2. Quá trình du nhập vào các quốc gia khác của đàn thập lục

2.1. Đàn Yatga của người Mông Cổ

Sau khi du nhập vào Mông Cổ, đàn thập lục được biết đến với tên gọi là đàn Yatga. Đàn Yatga cũng có nhiều loại với kích thước, số lượng dây đàn và số lượng ngựa đàn khác nhau. Có một giả thuyết được đặt ra đó là đàn sắt của Trung Quốc đã du nhập vào Mông Cổ từ thời nhà Nguyên (những năm 1800) và được người Mông Cổ gọi là Yatga. Sau đó, họ đã biến tấu đàn sắt 24 dây thành đàn Yatga 12 dây hoặc 10 dây.

2.2. Đàn Koto của người Nhật Bản

Có một giả thuyết kể về một người người nước Tần tên là Mông Điềm đã dựa trên đàn sắt để sáng chế ra một loại đàn đơn giản hơn. Sau đó, đàn này du nhập vào Nhật và được gọi với cái tên là đàn Koto. Người Nhật thời xưa gọi đàn Koto là “Wagon” (Hòa cầm) hoặc “Yamato goto” (Đại hòa cầm) và sử dụng loại đàn này trong nhã nhạc.

Đàn Koto của người Nhật Bản
Đàn Koto của người Nhật Bản

2.3. Đàn Gayageum, Geomungo và Ajaeng của người Triều Tiên và Hàn Quốc

Đàn Gayageum xuất hiện lần đầu tiên có 12 dây, sau này người ta đã điều chỉnh số dây nhiều lần và tạo ra các phiên bản khác nhau. Hiện nay, đàn Gayageum có các phiên bản phổ biến nhất  bao gồm 17 dây, 12 dây, 18 dây và 25 dây.

Đàn Geomungo được cải tiến từ một loại cổ cầm của người Trung Quốc. Loại đàn này ban đầu có 6 dây và vẫn giữ nguyên cấu tạo như vậy cho đến này nay.

Đàn Ajaeng có nguồn gốc từ đàn yết tranh của Trung Quốc, du nhập vào Hàn Quốc trong thời Cao Ly và được chủ yếu sử dụng trong các buổi diễn tấu nhạc cung đình ở thời Joseon.

2.4. Đàn tranh của người Việt Nam

Đàn tranh của người Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ đàn thập lục cương huyền tranh được du nhập vào nước ta từ Triều Châu, Trung Quốc và Đài Loan. Đàn tranh Việt Nam có các loại 15 dây, 16 dây, 17 dây, 19 dây, 22 dây và loại đàn tranh hiện đại có 26 dây. Điểm đặc biệt của đàn tranh Việt Nam đó là dây đàn được làm từ dây cước và có thêm cả trục đàn để mắc dây.

Đàn tranh của người Việt Nam
Đàn tranh của người Việt Nam

Trên đây, bài viết đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Đàn thập lục còn gọi là đàn gì?”. Đồng thời, bạn cũng được tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử phát triển, cải tiến đàn thập lục cũng như sự nhu nhập của loại đàn này vào các quốc gia phương Đông. Riêng ở Việt Nam, đàn thập lục sau khi du nhập vào đã được cải tiến đi rất nhiều về cả cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn. Người Việt đã biến đàn thập lục thành đàn tranh bản địa của mình.

Độc huyền cầm là đàn gì?

Độc huyền cầm là đàn gì? Độc huyền cầm có xuất xứ và cấu tạo như thế nào? Tại sao ví độc huyền cầm là quốc hồn quốc túy của người Việt Nam? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Độc huyền cầm là đàn gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.