Tiện ích
Cẩm nang
Trong cuộc sống, từ đặc trưng được dùng rất nhiều mỗi khi chúng ta muốn nói tới điểm thuộc tính riêng biệt của bất kể sự vật, hiện tượng nào đó. Do nó phổ biến và cần thiết nên mỗi người nên nắm bắt rõ đặc trưng là gì. Qua bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu từ ngữ này sâu hơn nhé.
MỤC LỤC
Đặc trưng được hiểu là thuộc tính riêng của một sự vật, hiện tượng nào đó. Việc tìm ra đặc trưng chính là mấu chốt của mọi giải thuật nhận dạng mẫu thành công.
Nhận dạng mẫu ở các lĩnh vực khác nhau thì sẽ có đặc trưng khác nhau. Khi đã xác định rõ ràng đặc trưng thì sự vật, hiện tượng sẽ được phân loại tiếp tục ở những giải thuật nhỏ hơn.
Từ việc hiểu đặc trưng là gì, bạn cần phân biệt được nó với những thuộc tính tương tự, dễ bị nhầm lẫn là đặc điểm và đặc tính. Rốt cuộc giữa chúng có điểm giống và khác biệt rao sao? Trong thực tế nhận diện sự vật, hiện tượng, nếu không thể rạch ròi ba khái niệm ắt sẽ dẫn đến những kết quả tiếp cận không chuẩn xác và thậm chí còn khiến bạn dùng sai văn cảnh.
Muốn hiểu sâu thêm nữa về bản chất của đặc trưng là gì thì chúng ta nên đưa khái niệm này vào trong mối quan hệ so sánh với đặc điểm, đặc tính - những khái niệm có sự liên quan mật thiết với đặc trưng, cũng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với thuật ngữ này.
Về bản chất, đặc trưng giống với đặc tính và đặc điểm. Vì chúng đều có hàm ý nói tới sự nổi bật rất riêng biệt trong nội hàm của đối tượng. Nhưng điểm khác biệt nằm trong chính điểm này. Vì mỗi loại sẽ thể hiện sự riêng biệt của chính nó cho nên tự điều đó là làm cho Đặc trưng khác với đặc điểm và đặc tính rồi. Sự khác biệt của chúng thể hiện như thế nào? Cùng vieclam123.vn tiếp tục khám phá nhé.
Đặc điểm dùng khi nói về chi tiết của toàn bộ dấu hiệu của sự vật, chủ thể ở cả khía cạnh bên trong, bên ngoài. Tính biệt hóa không cao vì nó vẫn có thể chung đặc điểm giữa các chủ thể với nhau.
Còn đặc tính sẽ được dùng khi nói tới các biểu hiện ở bên trong có sự liên quan tới tình trạng, tính chất của đối tượng. Khái niệm này thường được dùng nhiều trong ngành hóa học, ngành y tế, điện tử, cơ khí, …
So với hai khái niệm trên, từ đặc trưng thường đề cập đến tín hiệu ở bề ngoài của đối tượng. Qua đó giúp phân biệt cụ thể hơn những vật cùng loại và các điển hình của nó.
Để nhận diện quần xã, chúng ta sẽ nhìn vào các đặc trưng ở những khía cạnh sau.
Số lượng các nhóm loài nắm giữ vai trò quan trọng, thể hiện qua những chỉ số về độ phong phú, tần suất xuất hiện. Trong đó về độ phong phú, đó là tỉ số cá thể của một loài so với tổng các loài thuộc một quần xã. Tần suất xuất hiện là tỉ số của những điểm khảo sát của một loại trong tổng những điểm khảo sát.
Mỗi nhóm loài thuộc quần xã đều thể hiện vai trò riêng. Có ba nhóm loài với vai trò, chỉ số riêng thể hiện như sau:
+ Loài ưu thế: tần suất xuất hiện, tỉ số về mức độ phong phú cao. Loài có sinh khối khá lớn nên nắm giữ vai trò quyết định đối với chiều hướng của quần xã sẽ phát triển.
+ Loài chủ yếu: vai trò chính đó là thay thế loài ưu thế nếu nhóm loài ưu thế bị suy vong.
+ Loài ngẫu nhiên: tần số xuất hiện thấp, độ phong phú cũng tương tự. Tuy nhiên trong quần xã không thể thiếu vắng loài này vì nó có vai trò giúp tăng mức độ đa dạng về loài cho quần xã.
Ngoài 03 nhóm chính trên còn có những loài sau:
+ Loài đặc trưng vốn là loài thuộc một quần xã hoặc có số lượng trội hơn hẳn những loài khác. Đồng thời loài này cũng quan trọng hơn so với tổng thể các loài trong quần xã.
+ Loài chủ chốt là loài (một hoặc một số) nắm vai trò trong việc khống chế, kiểm soát những loài khác. Đồng thời, loài đặc trưng cũng giúp cho quần xã được duy trì sự ổn định. Nếu loài chủ chốt biến mất khỏi quần xã sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Đó là khiến quần xã bị xáo trộn, mất cân bằng.
Toàn bộ nhóm sinh vật đều sẽ dựa vào chức năng để hoạt động. Chúng tương tác cùng nhau và tương tác với cả môi trường để tạo nên một hệ thống chặt chẽ và thống nhất về cấu trúc. Tất cả mọi loài đều nhận được cơ hội tiến hóa, phân hóa tốt để phát triển.
Ngoài ra, dựa vào chức năng, một quần xã cũng có thể phân chia thành hai nhóm loài là sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng.
Trong đó, sinh vật dị dưỡng bao gồm những loài động vật và đa phần vi sinh vật. Đặc trưng của chúng là sử dụng thức ăn sơ cấp để sinh sống. Trong nhóm này, động vật sẽ được phân vào loại sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân vào loại phân giải.
Tiếp tục ở động vật, người ta còn tiếp tục phân chia thành 4 nhóm nhỏ: nhóm có nguồn sống dựa vào thực vật, nhóm dựa vào thịt, nhóm ăn mùn bã hữu cơ và nhóm cuối cùng chuyên ăn tạp.
Với nhóm lớn thứ hai là sinh vật tự dưỡng, có thể liệt kê đối tượng gồm có cây xanh và một vài loại vi sinh vật có màu và tiếp nhận được nguồn năng lượng mặt trời, khả năng quang hợp để tổng hợp các chất hữu cơ và vô cơ. Từ quá trình đó mà tạo nên thức ăn sơ cấp cho chính mình.
Căn cứ vào mặt phẳng nằm ngang thì mọi loài sinh vật trong quần xã sẽ luôn có xu hướng tập trung ở những nơi có điều kiện tốt cho sự sống. Với đặc trưng sống tập trung, chúng sẽ cần chia sẻ cho nhau nguồn thức ăn. Đổi lại chúng nhận về nhiều nguồn lợi ích khác.
Nhu cầu sống khác biệt là nguyên nhân khiến cho mỗi loài sẽ được phân bố khác nhau để phù hợp với nhu cầu của chúng. Nhờ vậy mà hệ sinh thái sinh vật trong quần xã được phân tầng.
Nhiệt độ, lượng mưa ổn định là nguyên nhân chính tạo nên điều kiện thuận lợi để quần xã tại các vùng nhiệt đới đa dạng hơn. So với vùng ôn đới thì quần xã sinh vật tại vùng nhiệt đới có nhiều loại mà vùng ôn đới không thể có được.
Quần xã thường sẽ khác biệt rõ rệt về mặt số lượng loài tại vùng sinh cảnh cư trú. Đây chính là yếu tố thể hiện sự phong phú, đa dạng về loài bên trong mỗi quần xã.
Như vậy, với việc tìm hiểu đặc trưng là gì sẽ mang tới cho chúng ta rất nhiều ứng dụng quan trọng. Bất kể sự vật, hiện tượng cho tới đối tượng nào cũng phải có đặc trưng riêng. Hiểu rõ về đặc trưng sẽ là tiền đề để chúng ta nhận diện vạn vật một cách chính xác nhất đấy nhé.
Khái niệm văn học là gì luôn là chủ đề được mọi người quan tâm bởi đây là một phần quan trọng của đời sống tinh thần. Không chỉ xuất hiện với vai trò to lớn trong nhà trường mà văn học còn len lỏi vào khắp các khía cạnh đời sống để thực hiện chức năng phản chiếu của mình. Thế nên, bất kể ai, dù đã rời khỏi ghế nhà trường cũng vẫn cần hiểu biết sâu sắc về thuật ngữ văn học. Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ