Tiện ích
Cẩm nang
Hiện nay, với sự phát triển của thị trường kinh doanh thì các công ty sẽ cần phải chú trọng đến khâu sản xuất. Đây chính là một khâu vô cùng quan trọng và có thể được coi là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của các công ty. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo cho quy trình sản xuất đó được vận hành trơn tru thì không thể không nhắc đến kỹ sư sản xuất. Vậy thì công việc của kỹ sư sản xuất là gì? Cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công việc cũng như là yêu cầu của vị trí kỹ sư sản xuất nhé.
MỤC LỤC
Hiện nay, để có thể tồn tại, phát triển cũng như là cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty sẽ cần phải đặc biệt chú tâm vào khâu sản xuất sản phẩm bởi vì đây chính là một yếu tố vô cùng quan trọng, có thể quyết định đến sự thành công của công ty hay là doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, để có thể vận hành tốt được khâu sản xuất thì cần có sự đóng góp từ rất nhiều vị trí khác như là kỹ thuật viên, kỹ sư quản lý chất lượng, kỹ sư quy trình, ... và một vị trí cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng khác đó là kỹ sư sản xuất.
Kỹ sư sản xuất hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng anh là Production Engineer. Đây là vị trí mà sẽ đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện giám sát kỹ thuật, đồng thời cải thiện toàn bộ hệ thống của dây chuyền sản xuất trong công ty hiện có hay là những dây chuyền sản xuất mới tại những công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Các kỹ sư sản xuất sẽ thường phải làm việc trực tiếp trong các phân xưởng sản xuất với một môi trường vô cùng nóng bức, chật hẹp do xung quanh họ chính là sự hoạt động không ngừng nghỉ của các thiết bị, máy móc.
Do đặc điểm các dây chuyền sản xuất của mỗi công ty sẽ thường khác nhau nên công việc cụ thể của các kỹ sư sản xuất cũng sẽ là khác nhau. Tuy nhiên thì về cơ bản, các kỹ sư sản xuất sẽ cần phải làm những công việc sau:
Trước tiên thì kỹ sư sản xuất sẽ lên kế hoạch để kiểm tra định kỳ những yếu tố liên quan tới hệ thống dây chuyền sản xuất trong công ty của họ. Việc này sẽ giúp các kỹ sư sản xuất có thể kịp thời phát hiện ra sớm các vấn đề, rủi ro về kỹ thuật, qua đó sẽ có những giải pháp thích hợp, kịp thời, mang lại sự hiệu quả và hạn chế được lượng chi phí tốn kém.
Bên cạnh đó, kỹ sư sản xuất cũng sẽ phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để có thể đảm bảo cho sự hiệu quả mà quá trình sản xuất mang lại, đồng thời cũng sẽ đảm bảo được những quy tắc về an toàn lao động cho những nhân sự tham gia vào quá trình sản xuất.
Việc giám sát, quản lý hệ thống dây chuyền sản xuất trong công ty là một trong những công việc chính của các kỹ sư sản xuất. Họ sẽ phải thường xuyên theo dõi, đánh giá quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất đó, luôn đảm bảo toàn bộ hệ thống sẽ vận hành đúng kỹ thuật.
Đây là một công việc cực kỳ quan trọng bởi vì một khi mà hệ thống dây chuyền sản xuất đó xảy ra bất cứ lỗi kỹ thuật nào cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng của sản phẩm, qua đó sẽ dẫn tới sự sụt giảm trong hiệu quả kinh doanh của công ty, đồng thời làm gia tăng thêm các chi phí khác cho việc khắc phục, sửa chữa. Hơn thế nữa, việc hệ thống sản xuất gặp những lỗi kỹ thuật cũng sẽ vô cùng nguy hiểm đến người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
Một kỹ sư sản xuất sẽ là người có trách nhiệm thực hiện việc phân tích, đánh giá sự hiệu quả mà hệ thống dây chuyền sản xuất trong công ty mang lại, sau đó sẽ xây dựng và triển khai những biện pháp để có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, kỹ sư sản xuất cũng sẽ giám sát sự hiệu quả trong việc sản xuất sản phẩm sao cho công ty có thể đạt được kết quả của mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, kỹ sư sản xuất cũng sẽ đảm bảo cho các khâu trong quy trình sản xuất được diễn ra thông suốt, hiệu quả cao và tuân thủ các quy định kiểm soát chất lượng đã đề ra.
Trong quá trình làm việc thì kỹ sư sản xuất sẽ cần phải phối hợp với các kỹ sư khác để có thể đóng góp và đưa ra những phương án để có thể cải thiện và nâng cao năng suất của hoạt động sản xuất trong công ty. Việc này sẽ giúp công ty có thể giảm thiểu được chi phí sản xuất, đồng thời sẽ giúp tăng tốc độ và sự hiệu quả của dây chuyền sản xuất những vẫn có thể đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các kỹ sư sản xuất cũng sẽ là người đề xuất công ty trang bị thêm những thiết bị, máy móc cần thiết để phục vụ cho dây chuyền sản xuất của công ty, qua đó sẽ đáp ứng những nhu cầu để có thể gia tăng sản lượng sản phẩm. Ngoài ra, các kỹ sư sản xuất cũng có thể lên các phương án nhằm thay thế những dây chuyền sản xuất đã lỗi thời, cũ kỹ, hoạt động không có sự hiệu quả, để thay vào đó là những hệ thống sản xuất phù hợp với tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại, qua đó đáp ứng được nhu cầu về sản lượng. Kỹ sư sản xuất cũng có có thể nhận trách nhiệm tính toán về khoản ngân sách cần thiết để sử dụng cho các kế hoạch nhằm cải thiện cho hệ thống dây chuyền sản xuất của công ty.
Để có thể thúc đẩy được sự hiệu quả trong quá trình sản xuất cũng như là năng suất làm việc của những nguồn nhân lực trong công ty, kỹ sư sản xuất cần phải có những kiến thức để xác định được từng loại máy móc, thiết bị, công cụ, …, đồng thời cũng cần phải biết tổ chức, bố trí vị trí thích hợp cho chúng khi sau khi đã được đầu tư.
Bên cạnh đó thì các kỹ sư sản xuất cũng phải nắm được số lượng nhân lực cần thiết để vận hành một hệ thống dây chuyền sản xuất. Việc đó sẽ giúp tối đa hóa được năng suất của máy móc, nguồn nhân lực cũng như là giảm thiểu được các chi phí phát sinh, qua đó sẽ khiến cho hiệu quả kinh tế được tăng cao.
Trong công ty, các kỹ sư sản xuất cần phải hỗ trợ các chương trình giáo dục, đào tạo cũng như là hướng dẫn những nhân viên mới về cách thức vận hành dây chuyền sản xuất, cách điều khiển máy móc, thiết bị, ... Việc này sẽ giúp cho các nhân viên có thể được đảm bảo an toàn lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất. Hơn thế nữa thì các kỹ sư sản xuất cũng cần phải có trách nhiệm trong việc giám sát, quản lý những nhân viên mới trong quá trình sản xuất, luôn phải đảm bảo rằng họ sẽ tuân thủ đúng với những quy định, biện pháp kiểm soát chất lượng của công ty.
Trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh được những vấn đề, sự cố phát sinh. Do đó, kỹ sư sản xuất sẽ luôn phải theo dõi quy trình sản xuất trong công ty để có thể kịp thời phát hiện ra các sự cố, sau đó tìm ra phương án giải quyết kịp thời để tránh có những rủi ro đáng tiếc xảy ra về sức khỏe, tài sản và con người.
Hiện nay, có rất nhiều các dây chuyền sản xuất khác nhau cũng như là đặc điểm của công ty sẽ khác nhau, do đó các yêu cầu ứng tuyển sẽ còn phụ thuộc vào các công ty đó. Tuy nhiên thì một kỹ sư sản xuất cũng cần phải có một số yêu cầu sau:
- Về trình độ học vấn: Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành cơ khí – điện, chế tạo máy móc, tự động hóa, …
- Kinh nghiệm làm việc: Do vị trí này vô cùng quan trọng nên thông thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên sẽ có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm ở vị trí tương đương.
Bên cạnh đó thì một số nhà tuyển dụng cũng sẽ có những yêu cầu khác như là: trình độ tiếng anh của ứng viên, yêu cầu về tính cách của ứng viên phải chăm chỉ, có sức chịu đựng những áp lực cao trong công việc, hay là có tinh thần trách nhiệm cao dành cho công việc, ...
Trên đây là những chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi kỹ sư sản xuất là gì, đồng thời cũng giới thiệu tới các bạn công việc của kỹ sư sản xuất cũng như là những yêu cầu đối với vị trí này. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn nắm được sự quan trọng của vị trí này đối với các doanh nghiệp.
Liệu bạn đã biết nghề kỹ sư R&D là gì hay chưa? Vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nghề này nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ