Tiện ích
Cẩm nang
Trong hoạt động xây dựng có sự phân cấp các công trình thông qua việc đánh số từ 1. Nhiều người chưa thực nắm rõ các đặc trưng của từng cấp công trình như vậy. Do đó, tại nội dung bên dưới, chúng ta sẽ tìm hiểu công trình xây dựng cấp 1 là gì? Quy định của pháp luật phân cấp công trình ra sao? Các nội dung chia sẻ sẽ được bật mí qua bài viết này. Cùng vieclam123.vn khám phá bạn nhé.
MỤC LỤC
Công trình xây dựng cấp 1 là cấp công trình tiệm cận ở mức cao nhất trên các phương diện gồm kết cấu, công suất, tầm quan trọng. Cũng có nghĩa rằng đây là những công trình có mức độ ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra các vấn đề sự cố. Những tác động đó có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng, tài sản của con người thuộc cả một cộng đồng dân cư. Không những thế nó cũng gây ra tác động xấu cho sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội tính trong phạm vi khu vực nhất định.
Để hình dung rõ công trình xây dựng cấp 1 là gì, bạn có thể nhìn nhận qua những đối tượng điển hình sau đây.
Trước tiên là nhóm nhà ở dân dụng, các công trình xây dựng cấp 1 được tính là những tòa nhà cao từ 75 tới 200 mét, có số tầng từ 21 tầng đến 50 tầng. Tổng diện tích mặt sàn lớn hơn 20 nghìn m2.
Thứ hai là công trình nhóm công nghiệp, phân cấp 1 chính là những nhà máy có quy mô tạo ra sản lượng hơn 500 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm.
Công trình cấp 1 hay các phân cấp khác đều được quy định cụ thể trong nội dung pháp luật. Vậy những quy định đó là gì? Tiếp tục khai thác thông qua chia sẻ được vieclam123.vn tìm hiểu và tổng hợp.
Căn cứ vào quy định thuộc Thông tư số 6/2021 của Bộ Xây dựng về việc phân cấp các công trình xây dựng, công trình cấp 1 nói riêng và việc phân cấp công trình sẽ được quy định như sau:
Thứ nhất, công trình cấp 1 được xác định dựa vào các tiêu chí:
Về mức độ quan trọng của công trình và quy mô công suất công trình, áp dụng đối với mỗi loại công trình độc lập. Cũng có thể tiến hành đối với tổ hợp hay dây chuyền nếu áp dụng công nghệ mang nhiều hạng mục của những công trình nằm trong Phụ lục số 1 thuộc Thông tư.
Về quy mô của kết cấu công trình, áp dụng đối với loại công trình độ lập trong dự án có kết cấu được quy định ở Phụ lục II.
Thứ hai, nếu hoạt động sửa chữa, nâng cấp làm cho công trình bị thay đổi tiêu chí phân cấp ban đầu thì công trình sẽ được xác định phân cấp lại.
Như vậy, dựa vào quy định trên, các cơ quan có liên quan sẽ thuận lợi phân cấp được công trình xây dựng, từ đó phân hạng năng lực của chủ thể phụ trách các công trình theo cấp cần đáp ứng những điều kiện gì, yêu cầu nhà thầu xây dựng đảm nhận những công trình xây dựng cấp 1 phải có chứng chỉ loại nào.
Ngoài ra, thông qua quy định, chúng ta cũng dễ xác định rõ các bước thiết kế hay chỉ dẫn kỹ thuật của công trình cấp 1, xác định các tiêu chuẩn về phương diện kỹ thuật mà công trình cấp này phải đáp ứng, …
Không chỉ vậy, phân cấp công trình cấp 1 cũng giúp các đơn vị thầu khoán dễ dàng quản lý tốt chi phí và hợp đồng, đưa ra những quy định sát sườn về thời hạn bảo hành, nhiệm vụ bảo trì công trình.
Dựa vào quy định của Điều 57, Nghị định 59 do Chính phủ ban hành, nếu muốn tham gia đảm đương các công trình cấp 1, buộc phải đáp ứng điều kiện về năng lực như sau:
Thứ nhất, cần phải có giấy đăng ký kinh doanh. Có thể thay thế bằng quyết định thành lập doanh nghiệp xây dựng được cấp bởi cơ quan thẩm quyền thuộc nhà nước.
Thứ hai, đề nghị cấp chứng chỉ năng lực phù hợp.
Thứ ba, những người có liên quan, nắm giữ vai trò chủ chốt buộc phải ký hợp đồng hoạt động với cơ quan cấp chứng chỉ.
Thứ tư, xét ở những dự án đặc thù (nhà máy điện hạt nhân, nơi sản xuất các vật liệu nổ, hóa chất độc hại, …) thì người chủ chốt đứng ra nhận thầu cần phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp ở các lĩnh vực xây dựng đó và được đào tạo năng lực chuyên môn sâu.
Chứng chỉ hoạt động chỉ có giá trị trong thời gian 5 năm kể từ ngày cấp. Nếu muốn xin cấp lại chứng chỉ thì phải thực hiện trong thời gian 20 ngày tính từ ngày chứng chỉ chính thức hết hạn.
Công trình xây dựng cấp 1 có phạm vi hoạt động rộng, có thể thi công mọi công trình thuộc các cấp khác nhau chỉ cần cùng loại. Trong đó gồm có cả công trình cấp đặc biệt. Tuy nhiên, đơn vị cũng phải chứng minh được khả năng đáp ứng yêu cầu cơ bản. Những yêu cầu đó là gì>
Thứ nhất, đơn vị thi công cần có ít nhất 03 nhân lực có năng lực để đảm đương chức vụ chỉ huy trưởng cho công trình. Tất nhiên kèm theo đó phải có năng lực, chuyên môn kỹ thuật phù hợp với người đó.
Thứ hai, tất cả nhân lực giao cho công tác chuyên môn thì bắt buộc trình độ chuyên môn phải đạt từ cao đẳng trở lên. Đồng thời đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm. Còn nếu có trình độ đại học trở lên thì sẽ có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm ở lĩnh vực chuyên môn đó hoặc lĩnh vực liên quan mật thiết.
Thứ ba, tính ở phạm vi đội ngũ thì trong đội ngũ quản lý chất lượng công trình, đảm bảo vấn đề về an toàn cho lao động phải bố trí được ít nhất 15 người. Và tất cả họ đều cần có trình độ chuyên môn đáp ứng.
Thứ tư, về đội ngũ xây dựng, có ít nhất từ 30 công nhân phụ trách mảng kỹ thuật. Họ phải có chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp với chứng chỉ năng lực mà nhà thầu được cấp.
Thứ năm, bản thân đơn vị chứng minh được khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ được cho nhu cầu thi công. Đối với kinh nghiệm hoạt động, đơn vị thi công cần từng tham gia trực tiếp vào việc thi công hạng mục chính của công trình. Nếu là công trình cấp 1 thì chỉ cần ít nhất 1, còn nếu là công trình cấp 2 cùng loại thì ít nhất phải có kinh nghiệm ở 2 công trình.
Như vậy, với những thông tin trên, chúng ta đã tìm hiểu rõ khái niệm công trình xây dựng cấp 1 là gì. Mong rằng, qua bài viết bạn sẽ tích lũy thêm những thông tin hành nghề xây dựng cho mình.
Tìm hiểu về công trình xây dựng dân dụng tại bài viết dưới đây để hiểu hơn về cách phân loại xây dựng công trình xây dựng.
MỤC LỤC
Chia sẻ