close
cách
cách cách cách cách cách

Công trình xây dựng dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Công trình xây dựng dân dụng là gì?” Đây là thắc mắc của nhiều bạn mới bước chân vào ngành xây dựng. Mặc dù chúng ta có thể đoán được phần nào thông qua cách gọi “công trình xây dựng dân dụng”, tuy nhiên vẫn cần một tài liệu cụ thể để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu công trình xây dựng là gì và cách phân loại công trình xây dựng dân dụng nhé!

1. Công trình xây dựng dân dụng là gì?

Để hiểu rõ công trình xây dựng dân dụng là gì, chúng ta cần tham khảo Thông tư số 12/2012/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành. Theo đó, công trình xây dựng được phân loại thành 2 loại chủ yếu là nhà ở và công trình cộng đồng.

Nhà ở lại được chia thành nhà riêng lẻ và chung cư. Trong đó, nhà riêng lẻ bao gồm nhà liền kề, biệt thự và nhà ở nông thôn được xây theo kiểu truyền thống. Chung cư bao gồm chung cư mini, chung cư hỗn hợp, chung cư thấp tầng và chung cư cao tầng.

Tìm hiểu công trình xây dựng dân dụng là gì
Tìm hiểu công trình xây dựng dân dụng là gì

Công trình cộng đồng bao gồm khách sạn, các công trình giao dục và văn hóa, công trình thương mại, công trình y tế, công trình thể thao, văn phòng, tháp thu phát sóng, bến xe, nhà ga, nhà phục vụ thông tin liên lạc…

Nhóm công trình phục vụ cho mục đích giáo dục bao gồm: Nhà trẻ, trường học các cấp từ mẫu giáo đến trường trung học phổ thông và đại học, trường nội trú, trường dạy nghề…

Nhóm công trình y tế bao gồm bệnh viện ở các tuyến, trạm y tế các cấp, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm nghiên cứu y tế, các cơ sở đào tạo…

Nhóm công trình thể thao bao gồm: Sân vận động, sân thể dục thể thao đa năng, sân bóng đá, sân golf, bể bơi, sân thể thao ngoài trời…

Nhóm công trình văn hóa bao gồm: Các trung tâm hội nghị, nhà trưng bày, triển lãm, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhà hát, thư viện các cấp, nhà văn hóa các cấp…

2. Phân cấp công trình xây dựng dân dụng

Như vậy, trong phần trước bạn đã tìm hiểu về khái niệm công trình xây dựng dân dụng là gì. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về cách phân cấp công trình xây dựng dân dụng và những yêu cầu cần nắm rõ khi phân cấp công trình xây dựng dân dụng nhé!

Phân cấp công trình xây dựng dân dụng
Phân cấp công trình xây dựng dân dụng

2.1. Công trình xây dựng dân dụng được phân cấp như thế nào?

Theo quy ước đã được thống nhất và áp dụng rộng rãi, công trình xây dựng dân dụng được phân cấp thành những cấp độ như sau:

- Công trình dân dụng cấp I: Nhóm công trình có tổng diện tích sàn xây dựng đạt tối thiểu 10.000 m2 và tối đa nhỏ hơn 15.000 m2. Hoặc nếu tính theo chiều cao thì công trình thuộc nhóm này có chiều cao trong khoảng 20 – 29 tầng.

- Công trình dân dụng cấp II: Nhóm này bao gồm những công trình có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn nữa, chỉ từ 5.000 m2 đến nhỏ hơn 10.000 m2 hoặc có chiều cao tầng từ 9 đến 19 tầng.

- Công trình dân dụng cấp III: Tổng diện tích sàn xây dựng của ông trình dân dụng cấp III chỉ trong khoảng 1.000 m2 đến chưa đầy 5.000 m2. Hoặc tính theo chiều cao thì trong khoảng 4 đến 8 tầng.

- Công trình dân dụng cấp IV: Nhóm công trình này chỉ có chiều cao dưới 3 tầng hoặc tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 1.000 m2.

Công trình dân dụng cấp đặc biệt
Công trình dân dụng cấp đặc biệt

- Công trình dân dụng cấp đặc biệt:  Đây là nhóm công trình xây dựng dân dụng có quy mô lớn nhất với tổng diện tích sàn xây dựng vượt qua 15.000 m2 và số tầng tối thiểu từ 30 trở lên.

2.2. Phân cấp công trình dân dụng dựa trên những yêu cầu nào?

2.2.1. Yêu cầu áp dụng cho phân cấp nhà ở

Yêu cầu đầu tiên khi phân cấp nhà ở dân dụng và cũng là yêu cầu không được phép bỏ qua đó là mức độ an toàn cho tính mạng của những người sinh hoạt trong nhà. Hơn nữa cũng phải tính toán đến các biện pháp đảm bảo an toàn và tháo chạy khi có sự cố (chẳng hạn như cửa ngách hoặc cửa thoát hiểm…).

Về phương diện phòng chống hỏa hoạn, công trình nhà ở dân dụng phục vụ cho mục đích thương mại hoặc không đơn thuần để ở thì cần trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy (thang bộ, cửa thoát hiểm, bình cứu hỏa hoặc hộp cứu hỏa…).

Theo quy định thì công trình nhà ở dân dụng được xếp vào nhóm nguy hiểm chữa cháy theo công năng. Nhà chung cư và nhà ở lần lượt được ký hiệu là F1.3 và F1.4.

Công trình nhà ở cần được trang bị phương tiện chống cháy
Công trình nhà ở cần được trang bị phương tiện chống cháy

Nhà ở riêng lẻ có tối thiểu 3 tầng thì không thể được xếp vào công trình dân dụng dưới cấp III. Nghĩa là nhóm nhà ở riêng lẻ này được xếp hạng độ chịu lửa cấp III và có niên hạn sử dụng tối đa 50 năm tối thiểu 20 năm.

Chung cư từ 25 tầng trở lên được quy định thuộc nhóm công trình xây dựng dân dụng cấp I hoặc cấp đặc biệt. Ngoài ra, yêu cầu chịu lửa đối với nhóm chung cư này như sau:

+ Tường ngoài lọa không chịu lực E60, bộ phận chịu lực tối thiểu R180.

+ Bản thang R90, chiếu thang cũng là R90.

+ Giữa các tầng có sàn REI90, tường buồng thang trong nhà REI180.

2.2.2. Yêu cầu áp dụng cho phân cấp nhà và công trình công cộng

Các công trình công cộng thuộc nhóm di tích lịch sử, nhà bảo tàng, nhà lưu trữ khi xây dựng phải tính đến mức độ an toàn cho các vật phẩm thuộc nhóm di sản, tài sản quý hiếm được lưu giữ và bảo quản trong đó.

Tiêu chuẩn thiết kế và thi công công trình công cộng
Tiêu chuẩn thiết kế và thi công công trình công cộng

Tiêu chuẩn thiết kế và thi công áp dụng đối với các công trình nhà và công trình công cộng đó là phải đạt công trình dân dụng cấp I hoặc cấp đặc biệt (tương đương với niên hạn sử dụng tối thiểu 100 năm), hơn nữa phải đạt mức độ chịu lửa cấp I.

Cụ thể, nhóm công trình áp dụng quy chuẩn trên bao gồm:

+ Các công trình là trụ sở của cơ quan Nhà nước, cơ quan của Đảng hoặc Quốc hội.

+ Các công trình phục vụ cho mục đích quốc gia hoặc quốc tế, đặc biệt là các công trình chuyên dụng cho an ninh quốc phòng hoặc ngoại giao.

+ Nhóm công trình xây dựng phục vụ cho mục đích cứu nạn cứu hộ và cấp cứu trong những trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, dịch bệnh…), thiên tại hoặc cháy nổ nghiêm trọng. Tóm lại, đây là nhóm công trình phục vụ cho những nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống của người dân.

Yêu cầu áp dụng cho phân cấp nhà và công trình công cộng
Yêu cầu áp dụng cho phân cấp nhà và công trình công cộng

Qua những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu được công trình xây dựng dân dụng là gì, cách phân loại và những yêu cầu khi phân loại công trình xây dựng dân dụng. Hy vọng thông tin trong bài viết trên đây sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc. Hãy theo dõi nhiều bài viết hơn về chủ đề tương tự trong mục Blog tại website của chúng tôi nhé!

Kỹ sư là gì?

Kỹ sư là gì? Bạn biết gì về kỹ sư? Khám phá những vị trí kỹ sư nổi bật nhất hiện nay trong bài viết sau đây.

Kỹ sư là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.