Tiện ích
Cẩm nang
Với những ai mê thể loại phim cổ trang Trung Quốc hẳn đã quá quen thuộc với thuật ngữ cố cung. Nhưng những thông tin chi tiết và đầy bí ẩn về cố cung chắc hẳn không phải ai cũng biết hết. Mặc dù đã là sử vật song những thông tin về cố cung vẫn có sức hút đặc biệt đối với con người mọi thời đại và mọi quốc gia. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu cố cung là gì và thông tin xoay quanh thuật ngữ này ngay nhé.
MỤC LỤC
Đi tìm giải nghĩa cho thuật ngữ cố cung trong từ điển Wikipedia, cố cung còn được gọi là Tử Cấm Thành, là cung điện ngày xưa của các vị vua vị trị vì hai triều đại Minh - Thanh sinh sống cùng dòng tộc.
Theo cách lý giải của Nguyễn An, cố cung chỉ cung điện được bảo tồn lại của vương triều phong kiến, được dùng chỉ cố cung Bắc Kinh xưa, hay cũng chính là Tử Cấm Thành. Cố cung nằm ngay tại trung tâm của Bắc Kinh, được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 1406 đến năm thứ 1420, tức từ năm thứ 4 đến năm thứ 18 Vĩnh Lạc.
Tìm hiểu cố cung là gì, chúng ta sẽ có được rất nhiều thông tin thú vị, hấp dẫn. Nó cũng đem đến một mảng kiến thức về kiến trúc cổ kỳ vĩ của nhân loại và cả một giai đoạn dài lịch sử với những giá trị vô cùng đồ sộ. Khám phá về cố cung ở một số phương diện để mở mang tầm hiểu biết trên góc nhìn lịch sử và tri thức, vượt xa góc nhìn qua lăng kính phim ảnh bạn nhé.
Cố cung sừng sững, hiên ngang tọa lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh là một quần thể có kiến trúc vô cùng độc đáo, giàu sự huyền bí để người đời khám phá. Cố cung được mệnh danh là viên ngọc của kiến trúc cung đình không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia châu Á Kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ nguyên vẹn và quy mô nhất trên thế giới.
Cố cung được xây dựng bởi vua Chu Đệ, vị vua thứ hai của Nhà Minh. Ông đã ra lệnh khởi công xây dựng cố cung vào năm 1406, quá trình xây dựng kéo dài suốt 14 năm để đi đến hoàn thiện.
Trải qua gần 500 năm lịch sử phục vụ cho các vương triều đến khi nhà Thanh sụp đổ, cố cung đã có 24 đời vua sống để trị vì đất nước. Từ quy mô đến cách bài trí, kiến trúc được xây dựng ở nơi đây thuộc vào hàng quý hiếm trong kiến trúc thế giới.
Mọi số liệu về quy mô gắn liền với cố cung đều là những con số vô cùng ấn tượng, bao gồm tổng diện tích rộng hơn 20.000m2, chiều dài gần 1000m, chiều rộng là 800m, tường thành bao xung quanh cung điện cao hơn 10m, dòng sông chảy bao bọc bên ngoài thành rộng 50m.
Số liệu này mới chỉ là một phần làm nên điểm độc đáo cho cố cung. Khám phá sâu hơn nữa vào kiến trúc của cố cung, chúng ta còn phải trầm trồ kinh ngạc về nhiều điều khác nữa. Hãy tiếp tục khám phá ở nội dung bên dưới đây nhé.
3 yếu tố ảnh hưởng tới lối kiến trúc xây dựng cố cung, gồm trật tự lễ giáo, tinh thần luân lý và quy phạm chính trị từ những vương triều phong kiến tại đất nước Trung Quốc.
Mọi yếu tố xây dựng trên phương diện kết cấu, kiến trúc gồm quy mô đến hình dáng, từ màu sắc đến cách trưng bày, bài trí của cố cung đều thể hiện cho quyền lực tối cao của vua, thể hiện sự đẳng cấp vốn có.
Có tới hàng ngàn căn phòng lớn nhỏ, trong đó 3 ngôi điện quy mô nhất, có ý nghĩa nhất của cố cung tạo được sức hút lớn chính là điện Thái Hòa, Bảo Hòa và Trung Hòa. Tại những nơi này diễn ra sự thống trị của nhà vua với những nghi lễ vô cùng long trọng được tổ chức.
Kiến trúc của điện Thái Hòa mang vẻ tráng lệ nhất. Điện nằm trên quảng trường rộng 30 nghìn m2, được xây dựng trên những bậc thang trắng cao 8m. Điện có chiều cao gần 40m, cao nhất trong tất cả các công trình của cố cung.
Vật dụng trang trí ở bên trong điện đa số đều có bóng dáng của rồng. Bởi lẽ với đặc trưng văn hóa của người Trung Hoa, rồng chính là biểu tượng cho chân long thiên tử, thể hiện quyền lực tối cao của nhà vua, người đứng đầu đất nước có quyền trong tất cả mọi việc. Nếu bạn biết có đến gần 13.000 hình rồng được tạc bên trong điện Thái Hòa phủ khắp mọi vật dụng khắp trên dưới thì hẳn không thể tưởng tượng được sự điệu nghệ trong lối kiến trúc của người Trung Quốc.
Kiến trúc của cố cung còn rất nhiều điều thú vị cho người đời sau nghiên cứu. Những cung điện bên phải dùng những từ ngữ miêu tả ở cấp độ mạnh như đồ sộ, trùng điệp, …” mới có thể diễn tả được vẻ tráng lệ của tòa thành khổng lồ này.
Tương truyền rằng, bên trong cố cung có tất cả 9.999 gian. Người xưa quan niệm nơi ở của Thiên đế chốn tiên cung có 10.000 gian. Còn đế vương là con của Thiên hoàng nên phải có chừng mực, không được vượt quá. Do đó, các gian bên trong cố cung sẽ phải ít hơn trên thiên cung một nửa gian.
Có thể thấy, kiến trúc cố cung vô cùng đồ sộ, là thành tựu to lớn kết tinh từ trí tuệ thông thái của người dân Trung Quốc. Từ những nét trang trí nhỏ nhất đến các cụm kiến trúc lớn hơn đều được tạc tạo tỉ mỉ, các đường nét độc đáo, vô cùng kỳ diệu. Trong điện Thái Hòa, nền móng được làm từ đá trắng khiến cả ngôi điện toát lên vẻ hoành tráng, đồ sộ.
Toàn bộ kiến trúc của cố cung đều làm bằng gỗ. Gỗ sẽ rất dễ gây ra hỏa hoạn vì thế những người thợ kiến trúc qua các đời đều phải vắt óc suy nghĩ phương pháp tốt nhất để phòng hỏa hoạn. Trong cố cung, có tới 4 dãy nhà làm bằng đá, thoạt nhìn bề ngoài sẽ giống như nhà cửa vậy, tuy nhiên lại được tạo ra toàn bộ bằng các phiến đá. Mục đích xây dựng những dãy nhà này chính là để tạo ra tường phòng hỏa.
Không chỉ có tường đá, ở mọi khuôn viên đều đặt các vạc lớn, tổng cộng có 308 chiếc. Quanh năm, những chiếc vạc đều chứa đầy nước để dùng vào mục đích phòng hỏa. Mùa đông đến, các chiếc vạc đều được đốt lửa đun để giữ ấm nước, tránh bị đóng băng không kịp phòng hỏa khi cần.
Với những gì hiện có, cả thế giới công nhận cố cung chính là cung điện cổ đại nguyên vẹn bậc nhất, cũng là cung điện lớn nhất mà cả thế giới không nơi nào có được. Sử sách ghi chép rằng, khi cho xây dựng cố cung, triều Minh đã phải sử dụng hàng trăm ngàn thợ, hàng triệu sức phu xây dựng, số lượng nguyên vật liệu không đếm xuể được vận chuyển từ khắp mọi nơi, dù là cách xa cả mấy ngàn cây số.
Trong Hoàng Cung với sự đầu tư về xây dựng, lối kiến trúc và trải qua mấy chục đời vua sinh sống, trị vì đất nước nên tại Cố cung có rất nhiều bảo vật, văn vật quý hiếm được lưu giữ, số liệu thống kê được con số hàng triệu văn vật, bằng 1/6 tổng văn vật của cả đất nước Trung Hoa cộng lại. Có những quốc báu có một không hai trên thế giới.
Cố cung - một cụm kiến trúc cung đình cổ của Trung Quốc vô cùng hoành tráng và đồ sộ, chính là một biểu tượng lớn của nền văn hóa Trung Hoa, không có bất cứ điều gì sánh nổi với kiệt tác này. Trải qua hơn 500 năm tồn tại, Cố cung vẫn là niềm ngưỡng vọng và tự hào của người dân Trung Quốc, là điểm thu hút mọi sự quan tâm của con người từ mọi quốc gia, trở thành điểm đến tham quan, khám phá của mọi du khách toàn cầu.
Backdrop là gì? Backdrop được sử dụng khi nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu, khám phá về Backdrop ngay tại bài viết này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ