close
cách
cách cách cách cách cách

Đi tìm câu trả lời cho chuyên viên tâm lý là gì và họ đang làm gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

 Xã hội hiện đại đem đến cho con người không chỉ những tiện ích đáng sống mà mang còn mang đến những bất lợi. Bất lợi rõ nhất có thể nhìn thấy là tâm lý con người bị ảnh hưởng. Thực tế đã có không ít trường hợp những người có vấn đề tâm lý có những hành động cực đoan và tiêu cực. Để khắc phục thực trạng này, các chuyên viên tâm lý đã xuất hiện? Vậy chuyên viên tâm lý là gì? Họ có thể làm gì cho vấn đề tâm lý của toàn xã hội hiện nay? Đón đọc bài viết để tìm câu trả lời

1. Chuyên viên tâm lý là gì?

1.1. Tại sao xã hội cần những chuyên viên tâm lý?

Chuyên viên tâm lý hay với cái tên đầy đủ hơn là chuyên viên tư vấn tâm lý, là những người có nghiệp vụ chuyên môn là nghiên cứu, đánh giá và tư vấn các vấn đề liên quan đến tâm lý con người. 

Xã hội ngày càng phát triển, con người càng có nhiều mưu cầu dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý dẫn đến những bệnh lý nghiêm trong như rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, lo âu, trầm cảm , tự kỷ… Các vấn đề tâm lý không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp một cách rõ ràng. 

Theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 3 -5% dân số thế giới mắc bệnh này và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tại Việt Nam, có khoảng 8-29% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Theo đó mà nhu cầu bức thiết cần được tư vấn tâm lý ngày càng tăng cao và đặc biệt là ở môi trường học đường.

Tư vấn tâm lý con người
Tư vấn tâm lý con người

Từ những nhu cầu cần được chia sẻ, thấu hiểu và đưa ra lời khuyên, các chuyên viên tư vấn tâm lý ra đời  gắn liền với sứ mệnh tư vấn tâm lý giúp con người có thể giải quyết được các vấn đề nội tại trong bản thân họ để quay trở lại một cuộc sống bình thường và hạnh phúc.

1.2. Sự khác nhau giữa chuyên viên tâm lý và chuyên gia tâm lý

Cả chuyên viên tâm lý và chuyên gia tâm lý đều có nhiệm vụ chung là tư vấn tâm lý và đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề tâm lý mà mọi người mắc phải. Tuy nhiên chuyên gia tâm lý sẽ là người có nghiệp vụ sâu hơn so với chuyên viên tâm lý. Chuyên gia tâm lý thường được đào tạo chuyên sâu từ ngành tâm lý học, trải qua quá trình học tập khoảng 6  đến 8 năm và thực hành dưới sự giám sát tại các phòng tư vấn chuyên gia và có chứng chỉ hành nghề.

Trong khi đó, các chuyên viên tâm lý có thể là những người tay ngang. Chuyên viên tư vấn tâm tư có thể xuất thân từ các ngành nghề khác nhau, nhận thấy bản thân có những khả năng có thể tư vấn tâm lý, thực hiện các khóa học nghiệp vụ tư vấn, các khóa học liên quan đến hành vi và tâm lý con người. Từ đó họ tham gia vào các đội ngũ tư vấn viên làm nhiệm vụ tiếp nhận vấn đề tâm lý, đánh giá và đưa ra lời khuyên cho thân chủ của mình. Ví dụ như một giáo viên, trải qua thời gian giảng dạy tại trường học và được tiếp xúc với nhiều học sinh, giáo viên đó cũng có thể trở thành chuyên viên tư vấn học đường sau những khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

2. Chuyên viên tâm lý làm gì?

Khi tìm hiểu về chuyên viên tâm lý là gì, phần nào ta đã hình dung ra công việc tư vấn tâm lý của họ, tuy nhiên phần dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về công việc của một chuyên viên tâm lý.

2.1. Đón nhận và lắng nghe những chia sẻ liên quan đến vấn đề tâm lý

Đây là nhiệm vụ đầu tiên của một chuyên viên tâm lý. Trong mỗi cuộc gặp gỡ giữa chuyên viên và người có vấn đề về tâm lý, những người chuyên viên đó sẽ là người làm chủ cuộc hội thoại, dẫn dắt và đưa ra những câu hỏi khéo léo để tìm hiểu về tình trạng tâm lý của “bệnh nhân”. 

Chia sẻ những vẫn đề tâm lý
Chia sẻ những vẫn đề tâm lý

Chúng ta thường thấy những người có vấn đề về tâm lý là những người thiếu sự quan tâm và chia sẻ, dẫn đến cảm xúc lâu ngày dồn nén mà sinh ra bệnh tâm lý. Họ tìm đến những người tư vấn tâm lý chính là cách giải tỏa cảm xúc và chia sẻ những điều khiến họ mệt mỏi trong cuộc sống. Người tư vấn viên khi ấy sẽ đóng vai trò trước tiên nhất chính là người lắng nghe để giúp “bệnh nhân” có thể giải tỏa được cảm xúc trước mắt, từ đó đi sâu vào nghiên cứu nguyên nhân gây ra những trạng thái tâm lý tiêu cực đó.

2.2. Đưa ra các bài kiểm tra nhỏ để kiểm tra mức độ tổn hại về tâm lý của “bệnh nhân”

Trong những cuộc gặp gỡ giữa chuyên viên tư vấn tâm lý và khách hàng, các chuyên viên có thể đưa ra các bài test nhỏ với các câu hỏi xoay quanh sự việc và con người xung quanh khách hàng, gợi mở những cảm nhận của khách hàng và xu hướng hành vi của khách hàng. Thông qua bài test, chuyên viên tâm lý có thể can thiệp sâu hơn vào những mối liên kết trong cuộc sống của người được tư vấn từ đó đưa ra các đánh giá và nhận xét.

Bài kiểm tra tâm lý
Bài kiểm tra tâm lý

2.3. Tham vấn và đưa ra lời khuyên, giải pháp

Mục tiêu cuối cùng của cuộc gặp gỡ là giúp người có vấn đề về tâm lý nhận ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng của mình. Các chuyên viên tâm lý sẽ gợi mở những cách giải quyết vấn đề tâm lý đó cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải chỉ cần một lần gặp gỡ mà các chuyên viên tâm lý có thể đưa ra những lời tư vấn ngay cho khách hàng của mình. Và trong những cuộc gặp gỡ, chuyên viên có thể cần thêm sự hỗ trợ của người nhà khách hàng.

3. Những kỹ năng cần có của một chuyên viên tâm lý

Cần những kỹ năng gì để trở thành một chuyên viên tâm lý? Một số kỹ năng cơ bản và cần thiết được mô tả:

3.1. Kỹ năng lắng nghe và thấu cảm

Dù là một chuyên viên tâm lý hay chuyên gia tâm lý, bạn đều cần có kỹ năng lắng nghe và thấu cảm này. Bạn nên biết cách đặt mình vào vị trí của mọi người xung quanh để có cái nhìn đa chiều về vấn đề. Lắng nghe cảm xúc của người chia sẻ để họ có thể thấy được sự tôn trọng và thấu cảm từ phía bạn. Bởi sự thoải mái trong cuộc trò chuyện sẽ khiến cuộc trò chuyện đi theo một hướng tích cực nhất. Mặc dù bạn thực hiện công việc này và được trả lương nhưng yêu cầu của công việc này phải xuất phát từ tâm và sứ mệnh của bạn gắn với lợi ích của xã hội.

Sự đồng cảm và thấu hiểu
Sự đồng cảm và thấu hiểu

3.2. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Điều này được thể hiện trong ngôn ngữ, cử chỉ và ánh mắt khi bạn giao tiếp với người có vấn đề tâm lý. Ngôn ngữ của bạn cần phải thật khéo léo, tránh những từ ngữ mang tính xúc phạm hay xung đột, tránh các từ ngữ cảm thán thái quá. Cử chỉ trong cuộc nói chuyện cần nhẹ nhàng và chuẩn mực. Ngôn ngữ, cử chỉ và ánh mắt sẽ tương hỗ lẫn nhau, tác động đến người đối diện và mang lại hiệu quả biểu đạt cao nhất nhằm giảm sự lo âu và tăng niềm tin cho người đang kể câu chuyện tâm lý.

3.3. Sự kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực

Công việc tư vấn tâm lý không hề là một công việc nhàn nhã. Bạn không chỉ là người nghe mà còn là người bị tác động lại từ phía người kể câu chuyện tâm lý. Nhiều người có vấn đề tâm lý có thể có những hành động cực đoan hoặc từ ngữ có thể mang tính xúc phạm bởi những vấn đề trong rối loạn cảm xúc. Người tư vấn viên lúc này cần bình tĩnh, kiên nhẫn với Khách hàng. Trong nhiều trường hợp, người tư vấn cũng cần phải kiên trì, là người bạn đồng hành trong suốt quá trình tư vấn và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề tâm lý mà quá trình đó không thể diễn ra trong ngày một hai ngày.

4. Nơi làm việc của các chuyên viên tâm lý

Như đã nói ở trên, các chuyên viên tâm lý có thể xuất phát điểm từ những nghề tay ngang bởi nhu cầu tư vấn tâm lý xuất hiện ở mọi môi trường xung quanh ta. Như tại các văn phòng công sở, chuyên viên tư vấn sẽ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát và tư vấn cho những nhân viên văn phòng đang bị stress dẫn đến giảm hiệu suất làm việc. 

Tại văn phòng pháp luật, các tư vấn viên có thể giải quyết các vấn đề để nảy sinh giữa thân chủ mình và người khác trước khi kiện tụng, có thể nhìn thấy rõ nhất chính là các chuyên viên tư vấn tâm lý cho các cặp đôi đang có nguy cơ ly hôn nhưng vẫn có cơ hội hàn gắn.

Các cuộc ly hôn liên quan đến vấn đề tâm lý
Các cuộc ly hôn liên quan đến vấn đề tâm lý

Tại các công ty kinh doanh những dịch vụ tư vấn tâm lý, khách hàng gọi điện để chia sẻ vấn đề tâm lý hoặc đặt các lịch hẹn để được chia sẻ và lắng nghe lời khuyên đến từ những người có nghiệp vụ về tư vấn tâm lý 

Và đặc biệt là sự xuất hiện của các chuyên viên tư vấn tâm lý học đường. Chúng ta đang ngày càng thấy rõ nhu cầu về tư vấn tâm lý học đường là vô cùng bức thiết trong xã hội ngày nay. Các trường học cũng đang mở thêm những phòng tư vấn tâm lý dành cho các học sinh của trường. Các chuyên viên tư vấn này sẽ là người kết nối học sinh, giáo viên và phụ huynh để có thể giải quyết các vấn đề tâm lý cho trẻ trước khi có những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường

Tựu chung lại, chia sẻ và giải quyết tâm lý không chỉ là một công việc đơn thuần mà nhiều hơn nữa,nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc vì một xã hội tươi đẹp. Hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc về chuyên viên tư vấn tâm lý là gì, làm gì và cần gì để phát triển trong ngành.

Tìm hiểu về công việc tư vấn tâm lý học đường

Tâm lý học đường đang là vấn đề nhức nhối chung của toàn xã hội. Yêu cầu tư vấn tâm lý trong môi trường học tập đang dần trở nên cấp thiết đối với các nhà trường. Đón đọc bài viết dưới để để tìm hiểu thêm về tư vấn tâm lý học đường.

Tư vấn tâm lý học đường là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.