close
cách
cách cách cách cách cách

Chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng là gì và những điều cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Những năm gần đây, chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng là một ngành nghề đang được rất nhiều ngân hàng tuyển dụng. Vậy rút cục đây là ngành nghề gì? Nó có điều gì đặc biệt? Hãy cùng vieclam123.vn đi tìm hiểu chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng là gì ngay trong bài viết dưới đây!

1. Hiểu về chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng

1.1. Định nghĩa về chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng

Để có thể hiểu sâu hơn công việc của những người chuyên viên này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một loại thẻ phổ biến trong ngân hàng. Nó có tiện ích giúp chủ nhân của những chiếc thẻ có thể vay tiền, sau đó mới phải trả tiền cho ngân hàng. Khi sử dụng thẻ tín dụng, người sử dụng sẽ thường xuyên được nhận ưu đãi, giúp hưởng các khoản lợi tức nhất định trong việc vay tiền.

Chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng là những người thực hiện công việc tìm kiếm, tư vấn, thuyết phục khách hàng mở thẻ tín dụng tại ngân hàng của mình. Có thể nói, đây là một công việc cực kỳ khó khăn đối với chuyên viên kinh doanh. Những chuyên viên này chính là những người có nhiệm vụ kết nối các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với ngân hàng mà họ đang làm việc.

Nhiệm vụ chính của những người chuyên viên này chính là cung cấp các sản phẩm thẻ tín dụng mà họ chưa được biết đến nhưng đang có nhu cầu sử dụng loại thẻ này. Để có thể thích nghi với công việc này, các chuyên viên kinh doanh sẽ là những người có hiểu biết về thẻ tín dụng, có kinh nghiệm và nắm vững các kỹ năng cơ bản về tư vấn, đàm phán và thuyết phục khách hàng trong việc mua bán thẻ tín dụng một cách hiệu quả nhất.

Thế nào là chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng
Thế nào là chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng?

1.2. Chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng cần làm những gì?

Khi bắt đầu công việc này, người chuyên viên sẽ cần tiếp cận và tìm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, phù hợp với nhiệm vụ công việc của mình. Lúc này, người chuyên viên sẽ cần sử dụng kỹ năng đàm phán tư vấn khách hàng, để họ có thể hiểu về sản phẩm thẻ tín dụng mà ngân hàng đang cung cấp.

Khi khách hàng đã đồng ý mua và sử dụng thẻ tín dụng, người chuyên viên tiếp tục sử dụng khả năng thuyết phục giúp họ mau chóng hoàn thành các thủ tục để giao dịch sẽ trở nên thành công. Khi thực hiện các công đoạn này, người chuyên viên luôn thực hiện một cách nhanh gọn, ngắn gọn để làm giảm thời gian chờ đợi của khách. Người chuyên viên cần có sự linh động, sáng tạo nhằm giảm các thủ tục rườm rà, nâng cao hiệu quả, hiệu suất của công việc.

Người chuyên viên sẽ cần tiếp cận khách hàng
Người chuyên viên sẽ cần tiếp cận khách hàng

2. Những tố chất cần có của một chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng

Đây là một công việc tương đối khó khăn và phục tạp, đòi hỏi bạn có sự kiên trì, quyết tâm cao trong công viêc. Sau đây là những tố chất bạn cần chuẩn bị để có thể thành công cao trong công việc.

2.1. Kỹ năng thuyết phục

Khi là một chuyên viên kinh doanh, bạn cần phải có trong mình kỹ năng thuyết phục để từ đó có thể dễ dàng lấy được lòng tin từ khách hàng. Mỗi lần gặp khó khăn trong việc tư vấn khách hàng, bạn sẽ cần sử dụng những kiến thức, lý luận thông qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể để làm thay đổi suy nghĩ, hành động của khách hàng. Lúc này, bạn mới có thể thúc đẩy cuộc giao dịch, đạt được những điều mà bản thân mình mong muốn.

2.2. Kỹ năng đàm phán

Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng, điều quan trọng nhất bây giờ là bạn cần tiếp cận được khách hàng. Công đoạn này không hề đơn giản, bạn cần có một kế hoạch thật hợp lý, khả năng giao tiếp linh hoạt mới có thể thu hút được khách hàng.

Không chỉ vậy, để có thể mau chóng hoàn thành được cuộc giao dịch, bạn cần phải biết triển khai các thông tin một cách hợp lý sao cho vẫn hướng về mục tiêu mà mình mong muốn. Tất cả điều này chính kỹ năng đàm phán của người chuyên viên. Đây chính là kỹ năng chìa khóa mà bất kỳ người chuyên viên kinh doanh nào cũng cần phải có trong quá trình làm việc.

Kỹ năng đàm phán là chìa khóa để thành công
Kỹ năng đàm phán là chìa khóa để thành công

2.3. Có sự say mê với công việc

Kinh doanh thẻ tín dụng là một công việc có rất nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi người chuyên viên phải thực sự đam mê và yêu thích công việc mới có thể theo đuổi đến tận cùng để đạt được thành công. Trong suốt cuộc hành trình với nghề, bạn sẽ liên tục phải gọi điện, gặp gỡ, thuyết phục khách hàng.

Có thể nói, trong suốt cuộc hành trình này, bạn sẽ thường xuyên gặp những điều thất bại, bế tắc trong công việc, sẽ khiến bạn mau chóng nản chí. Chỉ có sự đam mê, nhiệt huyết và tình yêu với công việc, bạn mới có thể vượt qua mọi thử thách, sẵn sàng sai và thử sai để từ đó mới có thể đạt được thành công trong công việc.

2.4. Cần là một người trung thực, cẩn thận

Đối với tất cả các ngành nghề nói chung và trong ngành ngân hàng nói riêng, đức tính trung thực và cẩn thận là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, trong suốt công việc, bạn sẽ phải luôn tiếp xúc với tài chính, các cuộc giao dịch.

Uy tín của ngân hàng phụ thuộc phấn lớn vào các cuộc giao dịch của bản thân bạn. Đồng thời, chỉ khi giao dịch thành công, ngân hàng của bạn mới tăng doanh thu và bạn sẽ hưởng một khoản lợi tương ứng với công sức mà bản thân mình bỏ ra.

Do vậy, trong quá trình giao dịch, đàm phán diễn ra, bạn luôn là người cần cẩn thận để từ đó mới có thể tạo nên những thành tựu trong công việc cá nhân của bản thân mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trung thực để tránh sự mất mát, rủi ro trong tài chính.

Người chuyên viên cần có đức tính trung thực
Người chuyên viên cần có đức tính trung thực

2.5. Có khả năng chịu áp lực

Áp lực là một thử thách vô hình mà người làm kinh doanh thường xuyên phải đối mặt. Trước áp lực từ doanh số, chỉ tiêu của cấp trên, bạn vẫn cần luôn giữ một thái độ niềm nở, vui vẻ khi tiếp xúc với khách hàng. Dù ở trong trạng thái rất khó khăn những bạn vẫn cần tỉnh táo để thuyết phục, phán đoán khả năng của từng khách hàng. Do vậy, khả năng chịu áp lực cao là điều không thể thiếu và bắt buộc phải có thì người chuyên viên mới có thể hoàn thành công việc được giao.

Bên cạnh có khả năng chịu áp lực, bạn cũng là rèn luyện cho bản thân khả năng thuyết trình cực tốt. Khi gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng, bạn chỉ có cho mình khoảng 2 phút để nói, để thuyết phục, để từ đó lấy được lòng tin từ khách hàng.

Trong suốt 2 phút đó, bạn cần truyền tải mọi thông tin mà khách hàng cần phải biết, để khiến khách hàng hiểu và chấp nhận sản phẩm của bạn. Do vậy, đây là khoảng thời gian quyết định để bạn có thể tạo ấn tượng, khiến khách hàng cảm thấy đây là sản phẩm cần thiết của cuộc sống.

3. Kinh nghiệm chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng

Kinh nghiêm là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được mau chóng thành tích trong công việc, cũng như mục tiêu trong kinh doanh. Cũng nhờ nó mà chúng ta sẽ mau chóng thích nghi, vượt qua mọi thử thách của cuộc sống. Sau đây là những kinh nghiệm xương máu mà một người chuyên viên nên biết.

3.1. Xác định khách hàng phù hợp

Đây là một kinh nghiêm xương máu, được đúc rút và trui rèn qua nhiều năm. Xác định đúng đối tượng khách hàng là một công đoạn vô cùng quan trọng. Chỉ xác định được khách hàng, bạn mới có thể xác định thị trường mà bạn muốn khai thác.

Sau khi đã xác định đúng đối tượng khách hàng và thị trường mà mình mong muốn, bạn sẽ dễ dàng lập kế hoạch, đi đến cách tiếp cận sao cho hợp lý nhất. Cũng nhờ hiểu đối tượng khách hàng, bạn sẽ biết tận dụng mọi công cụ mà bản thân mình có. 

Xem thêm: Bản mô tả công việc nhân viên tín dụng đầy đủ nhất

Cần xác định rõ đối tượng khách hàng
Cần xác định rõ đối tượng khách hàng

3.2. Hiểu rõ sản phẩm của mình

Là một chuyên viên kinh doanh bán thẻ tín dụng, bạn cần hiểu rõ những tính năng, đặc tính sản phẩm của mình. Bạn cần xác đinh được những ưu và nhược mà sản phẩm mình đang có, để từ có thể dễ dàng cạnh tranh, vượt qua đối thủ về các mặt như khả năng thanh toán, rút tiền, chuyển khoản,… Chính hiểu rõ những điều này, bạn mới có thể lôi kéo, thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm của mình.

3.3. Chuẩn bị cách xử lý tình huống

Khi giao dịch, tiếp cận với khách hàng, người chuyên viên sẽ thường xuyên gặp tình huống mà khách hàng không muốn nghe, không có nhu cầu hay mong muốn nghe cuộc gọi từ bạn. Lúc này, bạn cần chuẩn bị cho mình những giải pháp, cách xử lý tình huống để có thể lôi kéo được khách hàng. Tuy nhiên, nếu tình huống quá bất khả thi, bạn cần lịch sự cảm ơn và hẹn gặp lại khách. Cách cư xử chuyên nghiệp sẽ không khiến bạn tạo ấn tượng xấu với khách, đồng thời sẽ mở ra cơ hội cho những lần gặp tiếp theo.

Chuẩn bị cách xử lý tình huống phù hợp
Chuẩn bị cách xử lý tình huống phù hợp

Trên đây chính là toàn bộ thông tin về chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng. Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng là gì để từ đây có thể xác định những mong muốn của bản thân. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin về các lĩnh vực ở bài viết tiếp theo.

Các vị trí trong ngân hàng, công việc cụ thể và kỹ năng cần thiết

Được làm việc trong ngân hàng là một điều mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Bạn đã biết trong ngân hàng có vị trí gì chưa? Hãy cùng theo dõi ở bài viết sau!

Các vị trí trong ngân hàng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.