close
cách
cách cách cách cách cách

Chuyên ngành quản lý văn hóa là gì và cơ hội nào cho cán bộ văn hóa

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Văn hóa luôn là một trong những lĩnh vực đóng vai trò với mỗi một quốc gia bởi nó thể hiện bản sắc của một dân tộc đồng thời cũng là sự phát triển văn minh của cả một quốc gia. Cũng chính vì thế mà ngày càng có nhiều ngành học hướng vào lĩnh vực văn hóa, tiêu biểu phải kể đến quản lý văn hóa- một chuyên ngành đã được mở rộng và phát triển trong nhiều năm gần đây. Vậy hiểu chuyên ngành quản lý văn hóa là gì và chuyên ngành này đào tạo sinh viên những nội dung gì? Nhanh tay kéo xuống bài viết để biết thêm chi tiết nhé. 

1. Những thông tin sơ lược về ngành quản lý văn hóa 

Chắc hẳn cái tên Quản lý văn hóa không còn là nội dung quá mới mẻ đối với nhiều người bởi văn hóa là những điều gắn với cuộc sống hàng ngày, với những nét đẹp cổ truyền của dân tộc. Và sinh viên theo học ngành quản lý văn hóa đều sẽ làm những cử nhân quản lý văn hóa, nắm trong tay những kiến thức về tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa tại các đơn vị địa phương hay các cơ quan đoàn thể. 

Ngành  quản lý văn hóa là gì?
Ngành  quản lý văn hóa là gì?

Chuyên ngành quản lý văn hóa với tên tiếng anh là Cultural Management, nói một cách dễ hiểu sẽ là ngành học chuyên đào tạo những cán bộ văn hóa, nhằm thực hiện mục đích tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trong và ngoài nhà nước, phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế xã hội. 

Sinh viên thuộc ngành quản lý văn hóa sẽ được trang bị đầy đủ vốn kiến thức tổng hợp từ cơ bản đến nâng cao, những kỹ năng cần thiết để phát triển nghề nghiệp. Vậy thì những điều đó được thể hiện qua chương trình đào tạo như thế nào? 

2. Chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa như thế nào?  

Với mong muốn trang bị cho sinh viên có được những kiến thức cơ bản về các loại hình văn hóa nghệ thuật trong nước hiện nay cùng với đó là những kiến thức chuyên sâu về các mô hình văn hóa, các chính sách văn hóa đang được vận hành tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thêm vào đó là những kiến thức lý thuyết cơ bản về quảng cáo trong kinh doanh thương mại và đặc biệt là những kỹ năng cơ bản phục vụ cho công tác tìm kiếm việc làm. 

2.1. Trang bị mảng kiến thức bài bản 

Các kiến thức cần nắm của ngành
Các kiến thức cần nắm của ngành 

Khối lượng kiến thức đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa sẽ bao gồm khung cơ bản sau: 

- Khối kiến thức cơ bản: đây là lượng kiến thức mà bất kỳ một sinh viên nào, đặc biệt là sinh viên năm nhất sẽ tiếp cận đầu tiên với những môn học đại cương: triết học, pháp luật đại cương, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, kiến thức tiếng anh A1, A2, B1, cơ sở văn hóa, phương pháp nghiên cứu và hàng loạt những kiến thức đại cương mà sinh viên sẽ được gói gọn trong năm học đầu tiên. 

- Kiến thức ngành: với việc tiếp cận những nội dung về các môn học đại cương quản lý văn hóa, văn hóa dân gian, dân tộc học, văn hóa học đại cương và kiến thức của văn hóa dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà sinh viên sẽ được học trong những kỳ học tiếp theo, cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức cơ bản của ngành học, hiểu được phần nào ý nghĩa của ngành. 

- Kiến thức chuyên ngành: sinh viên sẽ cần đặc biệt chú ý về lượng kiến thức này bởi nó chính là những kiến thức để đưa vào thực tế công việc, áp dụng trực tiếp trong ngành quản lý văn hóa như là quản lý thiết chế văn hóa, quản lý nhà nước về văn hóa, quản lý di sản văn hóa, các ngành công việc văn hóa và cả nội dung về marketing văn hóa nghệ thuật, truyền thông văn hóa, quan hệ công chúng... Thêm vào đó, sau khi đã tiếp thu được đầy đủ các kiến thức cần thiết, sinh viên sẽ đăng ký đến thực tập tại các đơn vị, các cơ sở văn hóa cụ thể để nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động quản lý văn hóa tại đó. 

Với việc xây dựng một chương trình học bài bản và có hệ thống nhằm thực hiện việc đào tạo ngày càng nhiều nguồn nhân lực quản lý văn hóa chất lượng cao, đảm nhận nhiều vị trí trong lĩnh vực văn hóa và cả những lĩnh vực khác để việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa mãi được bền vững đồng thời cũng thúc đẩy vươn xa của văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. 

2.2. Kỹ năng 

Cung cấp kỹ năng cơ bản về ngành học
Cung cấp kỹ năng cơ bản về ngành học

Song song với việc học tập kiến thức thì việc trau dồi, học hỏi thêm nhiều kỹ năng:

- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông bởi văn hóa cần sự giao lưu, cần sự truyền đạt theo nhiều hình thức khác nhau. 

- Kỹ năng quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật: quản lý nguồn nhân lực, quản lý các dịch vụ cồn, tổ chức sự kiện…

- Kỹ năng lập kế hoạch và giám sát, theo dõi và thực hiện hoạt động văn hóa nghệ thuật. 

- Kỹ năng nghiên cứu và luôn cập nhật xu hướng nhằm thúc đẩy mạnh hơn sự phát triển văn hóa quốc gia. 

3. Các trường đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa hiện nay 

Các trường đào tạo ngành quản lý văn hóa
Các trường đào tạo ngành quản lý văn hóa 

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước Việt Nam tại 3 khu vực đều có các trường đào tạo ngành học này. 

- Khu vực miền Bắc là khu vực có lượng trường đào tạo chuyên ngành quản lý văn hóa nhiều nhất: đại học Văn hóa Hà Nội, đại học Nội Vụ, đại học Tân Trào, đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và đại học Hạ Long. 

- Khu vực miền Nam: có hai trường tiêu biểu là trường đại học Văn hóa Hồ Chí Minh và đại học Đồng Tháp. 

- Khu vực miền Trung- Tây Nguyên: với sự hiện diện của 3 ngôi trường là đại học Vinh, đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, trường đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam. 

Đây đều là những ngôi trường được đánh giá là chất lượng đào tạo chuyên sâu với lượng sinh viên ra trường có cơ hội việc làm cao. 

Sinh viên thực hiện xét tuyển vào các trường đại học này có thể tham khảo theo các khối như là D01- Toán, Văn, Anh; C00- Văn, Sử, Địa; D15-Văn, Địa, Anh; hay các khối thi có môn thi năng khiếu là N05; H00 và R00. 

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quản lý văn hóa là cao hay thấp? 

Ngay cái tên của ngành học quản lý văn hóa cũng đã nói lên vị trí việc làm dành cho sinh viên theo ngành học này. Sinh viên sau khi đã có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết có thể ứng tuyển vào các vị trí việc làm: 

Cơ hội việc làm cho ngành quản lý văn hóa
Cơ hội việc làm cho ngành quản lý văn hóa 

- Cán bộ văn hóa thực hiện công tác tại các đơn vị ban ngành đoàn thể trực thuộc địa phương, tỉnh, hay các đơn các ban ngành thuộc Bộ, Sở Văn hóa, Trung tâm Văn hóa,...với vai trò quản lý các di tích lịch sử, quản lý các hoạt động lễ hội, sự kiện… 

- Làm việc tại các công ty Tổ chức sự kiện, các công ty về du lịch hay các đơn vị biểu diễn nghệ thuật. 

- Tham gia ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing tại bộ phận Marketing quảng cáo, truyền thông nội bộ hay bộ phận quan hệ công chúng. 

- Giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng hay các trung tâm có chuyên ngành quản lý văn hóa. 

- Tự khởi nghiệp, xây dựng nên công ty tổ chức các sự kiện, các hoạt động văn hóa nghệ thuật như triển lãm, dịch vụ hỗ trợ phụ kiện tổ chức chương trình… 

Quản lý văn hóa là ngành học hướng sinh viên đến sự năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, các tổ chức văn hóa trong cộng đồng xã hội, mong muốn đưa sự nghiệp phát triển văn hóa đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Do đó mà sinh viên ngành này sẽ luôn được chú ý trong công tác đào tạo và giảng dạy.

Với những bật mí về chuyên ngành quản lý văn hóa là gì, vieclam123.vn mong rằng bạn đã có sự nhìn nhận cũng như nắm được sự hiểu biết cơ bản về ngày học. Nếu là người yêu thích những nét đẹp văn hóa truyền thống, thích sự năng động trong hoạt động tổ chức sự kiện thì lựa chọn ngành quản lý văn hóa sẽ là bước đệm tốt nhất đối với tương lai của bạn. Chúc bạn sớm có được thành công của riêng mình.

Lập kế hoạch dự án là gì? Vai trò quan trọng của lập kế hoạch dự án

Bất cứ một dự án nào để thành công cũng cần phải có kế hoạch chi tiết và rõ ràng. Vậy lập kế hoạch dự án là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào? Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây nhé. 

Lập kế hoạch dự án là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
brand extension là gì
Tìm hiểu chiến lược mở rộng thương hiệu – Brand Extension là gì?
Brand Extension là chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, tập đoàn với mục tiêu giúp thương hiệu của họ nâng cao được độ phủ sóng đến với thị trường. Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu Brand Extension là gì và những đặc điểm của chiến lược này?

bảo đảm tín dụng là gì
Bảo đảm tín dụng là gì và những đặc điểm của bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là gì và ngân hàng có cách thức bảo đảm tín dụng như thế nào trước khi tiến hành các giao dịch cho vay. Vieclam123.vn sẽ đưa đến thông tin cho bạn.

door to door service là gì
Door to door service là gì và những lợi ích của door to door service
Door to door service là gì? Door to door service sẽ đem lại những lợi ích nào? Làm cách nào để có thể sử dụng hình thức door to door service? Các câu hỏi này sẽ được giải pháp một cách xúc tích ở ngay đường link bên dưới nhé.

demurrage and detention là gì
Demurrage and Detention là gì? Lý do áp dụng trong xuất nhập khẩu
Demurrage and Detention là gì? Đây là hai thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu mà ai trong nghề cũng phải biết. Demurrage and Detention là các khoản phí lưu container, lưu bãi hoặc tại kho riêng của khách mà người gửi cần trả khi vận chuyển hàng hoá.