Tiện ích
Cẩm nang
Chứng chỉ AWS là niềm mơ ước của bất kỳ ai trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặc dù để sở hữu nó không hề dễ nhưng chắn chắn sự đánh đổi, đầu tư của bạn để có được chứng chỉ này sẽ rất xứng đáng đồng tiền bát gạo đấy nhé. Nếu chưa có chứng chỉ AWS trong tay, nhất định bạn phải tìm hiểu ngay chứng chỉ AWS là gì và nhanh chóng lên kế hoạch khả thi nhất để chinh phục nhé.
MỤC LỤC
AWS là từ viết tắt của cụm Amazone web Services, nói đến một nền tảng điện toán đám mây có độ bao phủ rộng rãi nhất và chức năng toàn diện nhất. Việc áp dụng điện toán đám mây là xu hướng toàn cầu được hưởng ứng mạnh mẽ do đó. Kiến thức quản lý và diều khiển nền tảng này có thể nói là rộng mênh mông, vậy nên dân công nghệ sẽ phải trải qua khóa đào tạo chuyên nghiệp về AWS để được cấp chứng chỉ AWS. Vậy chứng chỉ AWS là gì?
Chứng chỉ AWS một loại chứng chỉ chuyên nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, được cấp bởi Amazon. Nhắc đến Amazone đã quá đỗi uy tín phải không nào, thế nên ai có được chứng chỉ về công nghệ điện toán đám mây do tổ chức này cấp chắc chắn sẽ là điểm sáng của mọi nhà tuyển dụng. Vì sao vậy?
Bởi chứng chỉ AWS đánh giá mức độ hiểu biết chuyên sâu về điện toán đám mây, cũng tức là nắm bắt rõ nhất mọi dịch vụ do Amazone Web Services cung cấp, có khả năng áp dụng những dịch vụ này vào thực tế một cách dễ dàng, đem lại hiệu quả cao.
Với nội dung định nghĩa làm rõ chứng chỉ AWS là gì, chúng ta có thể nhận định về vai trò của loại chứng chỉ này rất quan trọng. Nhưng quan trọng thế nào hẳn có lẽ không phải ai cũng biết, trong khi đó, nếu nhìn rõ điều này sẽ là động lực thôi thúc bất kể ai trong ngành đều cố gắng hết sức mình để sở hữu được nó. vieclam123.vn luôn mong muốn có thể đem đến cho độc giả của mình nguồn năng lực tích cực, dồi dào nhất để chinh phục mọi thử thách, vì vậy, website sẽ chia sẻ giúp bạn hiểu một cách sâu sắc nhất về vai trò của chứng chỉ AWS ngay sau đây.
Một cuộc khảo sát liên quan đến các chứng chỉ của ngành công nghệ thông tin cho thấy các đánh giá tốt nhất và được lựa chọn theo học nhiều nhất chính là AWS. Không phải tự nhiên có được kết quả đó bởi vì khi sở hữu chứng chỉ này, cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở hơn, mức lương được nhận cũng cao hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chứng chỉ BIM là gì cũng sẽ giúp bạn đạt được những kết quả tương tự chứng chỉ AWS.
Ở góc nhìn chung, chứng chỉ luôn là một bằng chứng chân thực nhất chứng tỏ trình độ kỹ năng của một người trong bất kể ngành nghề nào. Do đó, khi sở hữu chứng chỉ AWS thì bạn có thể tự hào khẳng định khả năng tuyệt vời về kỹ năng làm việc với điện toán đám mây. Mọi nhà tuyển dụng đều tin tưởng đối với những kỹ sư có chứng chỉ AWS rằng họ có thể đưa đến nhiều giải pháp hữu ích, vừa cấp tiến lại vừa tối ưu để phục vụ cho công việc một cách hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, bất kể kỹ sư công nghệ nào sở hữu chứng chỉ AWS cũng cần nhớ rằng chứng chỉ này cũng chỉ là một công cụ có giá trị, vai trò lớn trong việc giúp hồ sơ của bạn tuyệt hơn, bạn trở nên đáng tin cậy hơn đối với nhà tuyển dụng. Họ sẽ không chỉ dựa vào duy nhất yếu tố này để xét tuyển mà sẽ dựa vào các yếu tố khác cũng quan trọng không kém, chẳng hạn như kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức hiểu biết của bạn đối với điện toán đám mây.
Chứng chỉ vốn chứng minh được nhiều điều về bạn liên quan tới khả năng làm việc cùng điện toán đám mây. Nó càng khẳng định bạn đã được cập nhật những kiến thức và kỹ năng ở cấp tân tiến, mới mẻ bên cạnh sự vững vàng của kiến thức nền tảng. Chính vì điều này mà giá trị của bạn càng được gia tăng, trở thành lý do để nhận về một mức lương xứng đáng. Một kỹ sư công nghệ ắt sẽ được nhận lương cao, nhưng nếu có thêm chứng chỉ AWS thì mức lương bạn nhận được sẽ gia tăng lên 26% mức đang được hưởng.
Tìm hiểu thật kỹ về điều này để chọn ra được chứng chỉ AWS nào bạn nên sở hữu. Có 4 cấp độ sở hữu chứng chỉ AWS từ cơ bản đến cao cấp. Muốn biết rõ bạn phù hợp với loại nào thì hãy theo dõi thông tin của từng loại trong phần nội dung ngay bên dưới.
Đây là cấp độ cơ bản nhất, cấp cho đối tượng vừa mới trải nghiệm làm quen với các vấn đề xoay quanh điện toán đám mây. Nói một cách dễ hiểu hơn, chứng chỉ ở cấp độ mở màn này chủ yếu cho bạn kiến thức lý thuyết cơ bản nhất tập trung vào lý thuyết điện toán đám mây. Bao gồm hiểu khái niệm AWS là gì, đối tượng nào thích hợp để sở hữu.
Chứng chỉ này dành cho những ai đã và đang có kế hoạch điện toán đám mây để thưc hiện, coi điện toán đám mây là phần nội dung quan trọng làm nên sự nghiệp IT của bạn. Bạn có thể sở hữu chứng chỉ AWS Associate ở trong tư cách là nhà phát triển AWS, một người quản trị viên SysOps hay kiến trúc sư giải pháp. Với các vị trí tương xứng, có thể thấy chứng chỉ ở cấp bậc thứ hai này đủ để giúp bạn dễ tìm kiếm việc làm tại một công việc có chế độ lương cũng không tệ.
Đây là chứng chỉ ở mức độ kiến thức chuyên sâu về AWS. Nó dành cho những người đã có từ 6 năm kinh nghiệm hoạt động ở lĩnh vực điện toán đám mây. Có phải bạn đang nghĩ, chứng chỉ này không dành cho mình rồi bởi vì bạn mới chỉ có chừng 3 đến 4 năm hoạt động trong nghề. Cơ hội để có được chứng chỉ cấp độ 3 vẫn dành cho bạn dù có ít kinh nghiệm hơn nếu bạn quyết tâm và luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong suốt mọi quá trình làm việc với điện toán đám mây. Thực tế cũng đã chứng minh rõ điều này khi có rất nhiều người chưa đạt được 6 năm kinh nghiệm nhưng vẫn có thể thi và lấy chứng chỉ AWS Professional.
Với chứng chỉ này, con đường sự nghiệp của bạn sẽ được phân hóa rõ ràng nhất để đi vào một chuyên môn cụ thể với các kiến thức đào tạo nâng cao, chuyên sâu. Tất nhiên, ở cấp độ cao nhất, chứng chỉ Specialty về điện toán đám mây đem đến cho bạn có hội việc làm rất lớn với chế độ lương vô cùng hấp dẫn. Chắc chắn khi hoạt động ở mảng việc làm công nghệ thông tin, AWS Specialty chính là niềm ao ước của rất nhiều người.
Như vậy, với bài viết này, chúng ta đã có hiểu biết mở rộng hơn những thông tin gói gọn trong khái niệm chứng chỉ AWS là gì. Hiểu càng rõ ràng, càng dễ dàng để bạn xác lập một kế hoạch cụ thể chinh phục chứng chỉ mà bạn cho rằng nó phù hợp với bản thân mình. Mọi khó khăn sẽ chờ sẵn trên hành trình chinh phục đó nhưng bên luôn luôn nhớ rằng, trái ngọt nằm ở đích. Một công việc ổn định, một chức vụ cao cấp, một mức lương lý tưởng đầy mở ước là cái đích dành cho kẻ chiến thắng.
Văn bằng chứng chỉ thể hiện rõ trình độ của một người. Vì thế chúng là một yếu tố quan trọng xuất hiện trong các giấy tờ xin việc làm. Sư xuất hiện của văn bằng chứng chỉ cần phải đúng cách thì mới tạo được sự thu hút ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Vậy khi văn bằng chứng chỉ cần nêu trong sơ yếu lý lịch, bạn đã biết cách viết chúng thế nào cho hiệu quả hay chưa? Học ngay mẹo hay được chia sẻ dưới đây nhé,
MỤC LỤC
Chia sẻ