close
cách
cách cách cách cách cách

Chủ doanh nghiệp là gì? Tìm hiểu vai trò của chủ doanh nghiệp

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh tế ngày càng phát triển kèm theo những hệ quả đáng kinh ngạc. Điển hình là các doanh nghiệp mọc lên như nấm. Đứng đầu mỗi doanh nghiệp sẽ là chủ doanh nghiệp. Cái tên nghe có vẻ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chủ doanh nghiệp là gì. Nếu muốn biết rõ chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp thì bạn có thể đọc tiếp bài viết sau của vieclam123.vn nhé.

1. Chủ doanh nghiệp là gì?

Chủ doanh nghiệp là người sở hữu một doanh nghiệp. Theo quy định nước ta thì chưa có điều luật nào quy định rõ về chủ doanh nghiệp. Nhưng chủ doanh nghiệp sẽ được hiểu theo nghĩa chủ sở hữu doanh nghiệp. Vì thế chủ doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức có quyền chiếm hữu, sử dụng, quản lý đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chính là doanh nghiệp.

Nhưng nếu muốn trở thành chủ doanh nghiệp thì bạn cần có một doanh nghiệp hay một công ty đã được thành lập và được nhà nước công nhận, cấp phép hoạt động. Để làm được điều đó bạn sẽ cần tìm hiểu về việc mở công ty cần những gì để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

Chủ doanh nghiệp là gì?
Chủ doanh nghiệp là gì?

2. Vai trò thiết yếu của chủ doanh nghiệp

2.1. Điều hành tất cả hoạt động của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp sẽ là người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty hoặc thuê người về quản lý doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, về quyền hạn cao nhất và mọi quyết định vẫn sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động diễn ra theo đúng trình tự, kế hoạch hoặc nếu có thay đổi thì cần có tính thực tế, phù hợp với mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp.

2.2. Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong mọi việc

Vì chủ doanh nghiệp điều hành mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp nên việc chịu trách nhiệm về toàn bộ doanh nghiệp là lẽ đương nhiên. Những trách nhiệm thuộc về công việc cá nhân trong từng bộ phận sẽ không thuộc phạm vi này.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp ở đây là chịu tổn thất về tài sản, thiệt hại hoặc những rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ là người đứng ra để gánh lấy những hậu quả đó và tìm cách khắc phục cùng với các cộng sự của mình.

2.3. Chỉ thị những chiến lược phát triển doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp sẽ luôn có những điều chỉnh và đưa ra những chiến lược mới phát triển doanh nghiệp đi lên. Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp cần phối hợp với nhiều bộ phận khác trong công ty để cùng nhau xem xét, bàn bạc và tính toán tính khả thi, tính hiệu quả của những dự án định triển khai.

Chủ doanh nghiệp chỉ thị những chiến lược phát triển doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp chỉ thị những chiến lược phát triển doanh nghiệp

2.4. Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện làm việc cho nhân viên. Họ tạo ra những vị trí việc làm với mức lương tương ứng. Các ứng viên đang tìm kiếm việc làm có thể nhanh chóng tìm được công việc như ý. Chủ doanh nghiệp luôn cần đến sự hỗ trợ đắc lực của các nhân viên của mình.

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của một người chủ doanh nghiệp

3.1. Những quyền lợi đặc biệt của chủ doanh nghiệp

3.1.1. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền sở hữu

Như đã định nghĩa ở đầu bài thì chủ doanh nghiệp có quyền sở hữu toàn bộ tài sản liên quan đến doanh nghiệp. Tức là chủ doanh nghiệp sẽ có quyền quyết định đối với doanh nghiệp của mình như chiếm hữu, sử dụng với mục đích nào đó, hoặc mua bán doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

3.1.2. Quyết định những việc quan trọng trong công ty

Chủ doanh nghiệp có quyền quyết định những việc liên quan đến doanh nghiệp. Đầu tiên, đó là đưa ra quyết định ký kết những bản hợp đồng với đối tác. Thứ hai là quyết định thực hiện các chiến lược, dự án phát triển công ty. Thứ ba, quyết định cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm chức vụ cho các thành viên trong công ty. Thứ tư, quyết định thành lập công ty con, giải thể hoặc phá sản cũng đều do chủ doanh nghiệp quyết định. Thứ năm, chủ doanh nghiệp có quyền đưa ra những quy định, điều lệ của công ty và có thể bổ sung, sửa đổi nếu cần thiết.

Chủ doanh nghiệp quyết định những việc quan trọng của công ty
Chủ doanh nghiệp quyết định những việc quan trọng của công ty

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp còn là người tổ chức các công tác kiểm tra, rà soát các hoạt động của công ty. Chủ doanh nghiệp sẽ thông qua các báo cáo tài chính, chứng từ thẩm định để đánh giá hiệu quả làm việc, quyết định khen thưởng hoặc xử phạt đối với những người chịu trách nhiệm từng bộ phận.

3.1.3. Được quyền quyết định sử dụng lợi nhuận

Đối với lợi nhuận của công ty, chủ doanh nghiệp cũng sẽ được toàn quyền quyết định sử dụng nó như thế nào. Có thể anh ta giữ làm tài sản riêng hoặc mang đi đầu tư, quyên góp ủng hộ. Lợi nhuận được xem như một tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Lợi nhuận này dù là lãi hay lỗ thì cũng đều do chủ doanh nghiệp quyết định sử dụng sao cho hợp lý nhất.

3.2. Nghĩa vụ cần làm của chủ doanh nghiệp

3.2.1. Xác định và tách biệt các loại tài sản

Bên cạnh những quyền hạn như ở trên thì chủ doanh nghiệp cần lưu ý những nghĩa vụ của mình. Trước hết, chủ doanh nghiệp cần xác định rõ và tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp. Bắt buộc chủ doanh nghiệp phải làm điều này để có sự minh bạch về vốn điều lệ và giảm thiểu thiệt hại nếu không may xảy ra những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mà ảnh hưởng tới tài sản cá nhân.

Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ các loại tài sản
Chủ doanh nghiệp cần xác định rõ các loại tài sản

3.2.2. Tuân thủ theo điều lệ công ty

Chủ doanh nghiệp nên tuân thủ theo những điều lệ của công ty, làm gương cho các nhân viên cấp dưới. Nếu chủ doanh nghiệp không tuân thủ theo điều lệ công ty có thể bị xử phạt như bình thường hoặc gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng đến uy tín và sự nghiệp làm ăn của chủ doanh nghiệp nên các bạn hết sức lưu ý nhé.

3.2.3. Nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng pháp luật

Chủ doanh nghiệp không chỉ cần thực hiện theo đúng điều lệ của công ty mà còn phải đảm bảo các nghĩa vụ theo quy định của nhà nước. Một số quy định đối với doanh nghiệp như: Đóng đầy đủ thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, đăng ký kinh doanh hợp lệ, đảm bảo các công tác an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, v.v…

3.2.4. Thanh toán đầy đủ các khoản tiền chi trả

Hơn nữa, đối với các khoản vay, khoản nợ tiền hàng, tiền thù lao, tiền lương chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Nếu không chủ doanh nghiệp có thể bị phạt theo quy định pháp luật và bồi thường thiệt hại cho những người cần được trả tiền như trên.

3.2.5. Thực hiện đầy đủ các giao dịch theo hợp đồng

Chủ doanh nghiệp sẽ điều hành các dự án, các hoạt động của doanh nghiệp nên cần chú trọng những giao dịch theo hợp đồng. Các chủ doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng để đôi bên cùng có lợi và tránh được những việc tranh chấp có thể xảy ra, ảnh hưởng cho cả chủ doanh nghiệp và đối tác. Không những vậy, tuỳ theo mức độ vi phạm mà chủ doanh nghiệp có thể bị xử phạt dưới nhiều hình thức theo quy định của pháp luật hiện nay.

Thực hiện đầy đủ các giao dịch theo hợp đồng
Thực hiện đầy đủ các giao dịch theo hợp đồng

Kết lại, vieclam123.vn vừa trình bày xong tất cả những kiến thức liên quan đến câu hỏi chủ doanh nghiệp là gì. Sau khi đọc xong bài viết thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về những quyền hạn và nghĩa vụ của một người chủ doanh nghiệp. Admin hy vọng đây sẽ là những kiến thức quan trọng giúp ích cho bạn sau này nhé.

Khái quát về nhiệm vụ và vai trò của chủ đầu tư dự án

Chủ đầu tư dự án có vai trò quan trọng trong việc rót vốn để duy trì các hoạt động thực hiện một dự án. Bài viết sau của vieclam123.vn sẽ giúp bạn hình dung được vai trò cũng như nhiệm vụ của chủ đầu tư dự án một cách dễ hiểu nhất nhé.

Chủ đầu tư dự án là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lương giáo viên mầm non
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

trượt phỏng vấn nhiều lần
Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Mức lương giáo viên tiểu học
Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.