Tiện ích
Cẩm nang
Chính sách kinh tế là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong những cuộc họp của Chính phủ, Nhà nước vì kinh tế là lĩnh vực quan trọng giúp phát triển quốc gia. Vậy chính sách kinh tế là gì? Chức năng cụ thể và mục tiêu mà chính sách kinh tế hướng đến là gì? Xin mời bạn đọc tiếp bài viết sau của vieclam123.vn để cập nhật những tin tức trên nhé.
MỤC LỤC
Chính sách kinh tế là chính sách mà Chính phủ nhà nước ban hành những quy định, chiến lược kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế quốc gia. Chính sách kinh tế thường bao gồm nhiều mục tiêu kinh tế và tác động đến nền kinh tế theo một định hướng, lộ trình cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ dễ hiểu nhất về chính sách kinh tế đó là việc Chính phủ thiết lập các mức thuế đối với từng đối tượng kinh doanh, sản xuất. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại chính sách kinh tế quan trọng khác vẫn đang được thực thi tại Việt Nam.
Chính sách kinh tế không chỉ đơn thuần là những chính sách chung chung mà được phân hoá thành một hệ thống chính sách kinh tế đi sâu vào từng khía cạnh. Trong đó, chúng ta có những loại chính sách kinh tế cơ bản như:
- Chính sách kinh tế vĩ mô với hoạt động giữ nguồn cung tiền tăng trưởng với tốc độ ổn định không gây ra lạm phát quá mức và nỗ lực đảm bảo hiệu quả chu kỳ kinh doanh.
- Chính sách thương mại bao gồm các loại thuế quan, hiệp định, hiệp ước giao thương và có các tổ chức kinh tế quốc tế chi phối một phần;
- Chính sách dùng để kích thích, tăng trưởng kinh tế;
- Các chính sách dùng để phát triển kinh tế;
- Chính sách phân phối thu nhập, tài sản;
- Chính sách liên quan đến pháp lý, quan hệ xã hội;
- Chính sách kinh doanh - sản xuất công nghiệp hoặc phát triển kinh tế dựa trên công nghệ hiện đại;
- Chính sách đối ngoại kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào để người dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Các chính sách kinh tế sinh ra cũng để hoàn thành mục tiêu quan trọng này. Cụ thể, chính sách kinh tế sẽ giúp cho thu nhập hay tiền lương của người dân tăng trưởng theo thời gian, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh hơn.
Xem thêm: Tăng trưởng kinh tế là gì? Những thông tin cần biết
Chúng ta luôn phải đối mặt với việc đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Người dân ai cũng muốn có việc làm thu nhập cao thì không thể tránh khỏi lạm phát cũng cao. Chính sách kinh tế chính là công cụ giúp Nhà nước kiểm soát được tình hình lạm phát và ổn định giá cả. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ cố gắng để giữ được mức giá chung không tăng hoặc giảm quá nhiều. Như vậy, Chính phủ cũng có thể ngăn chặn hoặc giảm bớt tỷ lệ lạm phát ở nước ta.
Toàn dụng lao động có nghĩa là tất cả người dân có mong muốn, năng lực làm việc đều có khả năng tìm kiếm được một công việc cho riêng mình. Chính sách kinh tế giúp kinh tế phát triển đồng thời hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp cũng phát triển. Nhờ đó, doanh nghiệp cần đến nhiều nhân lực hơn, tạo ra cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm tại nhiều vị trí khác nhau. Đó cũng là mục tiêu cốt lõi của các chính sách kinh tế hiện nay.
Chính sách kinh tế có chức năng phân bổ nguồn ngân sách cho các hoạt động đầu tư, tài trợ hoặc mua bán. Chính phủ cần quyết định nên sử dụng đồng tiền như thế nào để có lợi nhất đối với nền kinh tế và lợi ích chung của dân tộc. Chẳng hạn như phân bổ ngân sách hỗ trợ tìm việc làm hay tài sợ chăm sóc sức khoẻ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Mục tiêu cơ bản của chính sách kinh tế là ổn định giá cả nên chính sách này cũng có chức năng kiểm soát, đảm bảo mức giá chung và lãi suất. Không chỉ vậy, chính sách kinh tế còn giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp để đảm bảo được mục tiêu toàn dụng lao động. Nhờ có chính sách kinh tế mà công dân cả nước có được những định hướng đúng đắn, đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, mang lại thu nhập cao, phát triển đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Chính phủ cũng luôn cân nhắc về những quy định áp dụng đối với khía cạnh kinh tế, nhất là về thuế. Chính sách kinh tế sẽ vạch rõ những trường hợp cần đóng thuế theo từng chỉ tiêu cụ thể. Chẳng hạn thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng đến những cá nhân trong tầng lớp giàu có hơn là những người kiếm được ít tiền. Vì pháp luật có quy định về hạn mức thu nhập cần đóng thuế, ít hơn thì chúng ta không cần đóng.
Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề tồn đọng trong xã hội để đưa ra nghị trình chính sách. Đặc biệt cần xoáy sâu vào những vấn đề đang gây cản trở kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nhân dân. Lựa chọn các vấn đề cấp bách để xử lý trước rồi tiếp tục chuyển qua những vấn đề lặt vặt khác. Bất kỳ vấn đề nào cũng cần được giải quyết tránh để lại hậu quả cho các thế hệ về sau.
Sau khi tìm ra được những nhược điểm, hạn chế cần đưa ra được những giải pháp có tính khả thi để khắc phục được những vấn đề trên. Và các giải pháp nhất thiết khoogn được ảnh hưởng đến những ban ngành, lĩnh vực khác. Để làm được điều đó cần hiện lần lượt theo quy trình như sau:
- Phân tích cặn kẽ từng vấn đề, đi sâu vào từng ngõ ngách để tìm ra nguyên nhân
- Xác định mục tiêu cần đạt được khi đưa ra các giải pháp xử lý
- Thiết kế phương án cho mọi các kịch bản có thể xảy ra
- Đánh giá mức độ khả thi và năng lực thực hiện từng phương án
- Cuối cùng quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Các chính sách sau khi được bàn luận và tổng hợp ý kiến thì cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thông qua mới được phép ban hành. Theo đó, trong chính sách bắt buộc ghi rõ quyền lợi, trách nhiệm, quyền hạn đối với mỗi chủ thể tham gia tổ chức hoạt động chính sách. Đây được gọi là hợp pháp hoá các điều khoản của chính sách kinh tế và được pháp luật bảo vệ, đảm bảo thực hiện đầy đủ.
Như vậy, vieclam123.vn đã cùng bạn tìm hiểu xong những vấn đề xoay quanh chính sách kinh tế là gì. Chính sách kinh tế thực sự rất quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Vì thế, nếu làm việc trong lĩnh vực này bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn đấy nhé.
Tổ chức kinh tế là một tổ chức quan trọng hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển đồng thời có những chiến lược phát triển kinh tế quốc gia hiệu quả. Để biết thêm thông tin cụ thể hơn về tổ chức kinh tế thì bạn có thể theo dõi thêm ở dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ