Tiện ích
Cẩm nang
Chiến lược tăng trưởng tập trung là gì trở thành chủ đề rất đáng được quan tâm khi đất nước ta ngày càng gia tăng số lượng doanh nghiệp cũng như sự hội nhập ngày một sâu rộng. Tại bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cụ thể bản chất của chiến lược tăng trưởng tập trung.
Chiến lược tăng trưởng tập trung là khái niệm chung chỉ các chiến lược chủ chốt có xu hướng đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc cải tiến sản phẩm, thị trường, giúp phát huy sức mạnh vốn có của nguồn lực trong nội bộ nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng về cả doanh số lẫn lợi nhuận.
Do là dạng chiến lược tổng hợp cho nên bên trong chiến lược tăng trưởng tập trung còn chứa một số chiến lược con. Cụ thể những chiến lược con đó là gì? Tìm hiểu ngay cùng vieclam123.vn nhé.
Chiến lược tăng trưởng tập trung được phân chia thành 3 hoạt động, nhiệm vụ. Khi áp dụng mỗi loại sẽ cho những kết quả khác biệt. Tùy thuộc vào mục tiêu định hướng của doanh nghiệp như thế nào sẽ chọn áp dụng loại chiến lược con phù hợp nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công chiến lược tăng trưởng tập trung nhất định nào đó đòi hỏi bạn phải hiểu sâu sắc về chúng. Đọc ngay thông tin bên dưới, bạn sẽ chọn lựa được chiến lược phù hợp với tình hình và định hướng phát triển của doanh nghiệp mình.
Mục tiêu khi áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường chính là nỗ lực triển khai mảng marketing pr để gia tăng thị phần cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Mấu chốt để triển khai chiến lược có hiệu quả đó chính là gia tăng một số yếu tố nền tảng liên quan, bao gồm tăng về số lượng nhân viên bán hàng, tăng các mối quan hệ công chúng, thúc đẩy nhiều hơn nữa những hoạt động xúc tiến thương mại, tăng chi phí chạy quảng cáo.
Một vài trường hợp khi áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường sẽ thu về kết quả rõ rệt, có thể kể tới như thị trường chưa bão hòa một số sản phẩm/dịch vụ , gia tăng tỷ lệ sử dụng một số loại sản phẩm/dịch vụ, thị phần của đối thủ bị giảm trong khi tình hình thực tế, lượng tiêu thụ tăng trong toàn ngành.
Bên cạnh đó, doanh thu bán hàng có thể tương quan chặt với chi phí marketing, kết hợp với việc quy mô doanh nghiệp đang có sự mở rộng thì đây là những biểu hiện tích cực cho doanh nghiệp, chứng tỏ doanh nghiệp có được các lợi thế cạnh tranh lớn hơn.
Từ thị trường đã vững, doanh nghiệp nào cũng đều sẽ định hướng tiếp tục mở rộng thêm thị trường, tức đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến với nhiều thị trường mới. Đó gọi là chiến lược phát triển thị trường. Chiến lược này cũng nằm trong chiến lược tăng trưởng tập trung. Khi muốn áp dụng, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những thông tin kiến thức cụ thể nào thuộc về chiến lược?
Thứ nhất, chiến lược này đưa rõ định hướng cho doanh nghiệp về việc tiếp cận khách hàng mới bằng các nỗ lực cung ứng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới cho họ.
Về mục tiêu chung thì việc phát triển thị trường thiên hướng đi khám phá, khai thác các vùng địa lý mới. Thế nhưng đối tượng chính mà hoạt động kinh doanh nhắm đến đó vẫn luôn là khách hàng cho nên dù là ở khu vực địa lý cũ, đã và đang khai thác mà có tập khách hàng mới cần nhắm tới thì vẫn là một nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển thị trường.
Để áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ cần phải xây dựng kênh phân phối sản phẩm.dịch vụ hoàn toàn mới. Điều đó đặt ra thách thức về nguồn chi phí cần đầu tư. Hãy cân nhắc thật kỹ, đặc biệt là khi nền kinh tế quốc gia hay toàn cầu rơi vào suy thoái.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được chiến lược phát triển thị trường. Chỉ khi nhận rõ doanh nghiệp của bạn có khả năng đáp ứng một hoặc một vài điều kiện sau đây thì mới tính toán chuyện áp dụng chiến lược này:
- Một là: doanh nghiệp có thể xây dựng hiệu quả kênh phân phối mới. Tức kênh này được xây với nguồn chi phí khá tiết kiệm, có sự hoạt động ổn định và luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Hai là: hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tính trong chính thị trường tham gia hiện tại rất hiệu quả. Đồng thời doanh nghiệp sở hữu cả năng lực dư thừa.
- Ba là: trên thị trường chung còn đang tồn tại thị trường vẫn chưa bão hòa hoặc chưa được khai thác.
- Bốn là: doanh nghiệp có nguồn lực cơ bản, cần thiết cho mục tiêu triển khai ổn định hoạt động kinh doanh, đồng thời có thể quản lý, kiểm soát các hoạt động đó tốt trong thị trường mới tiến vào.
Ngoài những điều kiện trên, doanh nghiệp có thể không cần lấn thêm vào thị trường mới mà có thể mở rộng từ trong chính thị trường đang hoạt động. Tất nhiên sẽ phải có điều kiện kèm theo đó là thị trường ấy đang có xu hướng mở rộng trên toàn cầu.
Chiến lược này hướng tới mục tiêu sẽ thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ khối lượng sản phẩm được tiêu thụ ra. Phương pháp áp dụng chính sẽ là cải tiến hoặc cần thiết sẽ làm một cuộc cách mạng thay đổi toàn sản phẩm để đưa đến sản phẩm có điều kiện phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở thời điểm hiện tại.
Muốn áp dụng chiến lược này hiệu quả, ngoài điều kiện tiên quyết mà người đứng đầu doanh nghiệp phải đáp ứng là hiểu rõ chiến lược tăng trưởng tập trung là gì thì sẽ đi kèm theo một số điều kiện quan trọng nữa. Trước tiên, chiến lược này áp dụng sẽ đòi hỏi một khoản ngân sách đầu tư khá lớn do phải chi vào cả hoạt động nghiên cứu sản phẩm, chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, bản thân những người thực hiện cũng phải đảm bảo có năng lực thực sự trong công tác nghiên cứu để có thể đem vào thị trường và khách hàng các sản phẩm chất lượng cũng như phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện tại.
Làm tốt hoạt động marketing cũng là đòi hỏi cốt yếu khi triển khai chiến lược phát triển sản phẩm vì một sản phẩm dù có tuyệt vời thế nào nhưng chỉ được giữ trong kho mà không có cách nào quảng bá rộng rãi thì cũng không thể có được cơ hội đi vào thị trường và đến tay người tiêu dùng được.
Như thế, khi định hướng phát triển sản phẩm, bạn hãy nắm vận dụng thêm cả sự hiểu biết về các cấp chiến lược trong kinh doanh để xây dựng nội dung cho hướng đi sắp tới được bài bản, đem lại hiệu quả cao nhất.
Chú trọng thời điểm vàng để áp dụng chiến lược càng giúp bạn gia tăng tỉ lệ thành công của chiến lược, từ đó đem đến các giá trị lớn về lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp. Vậy bạn có biết thời điểm vàng để bắt tay triển khai chiến lược phát triển sản phẩm là khi nào không?
Đó chính là lúc sản phẩm hot của doanh nghiệp đang dần đi vào giai đoạn bão hòa. Nếu doanh nghiệp đã gây dựng được lòng tin vững cho khách hàng về sản phẩm của mình, chắc chắn uy tín là thứ lớn lao hơn khách hàng nhìn vào để quyết định tiếp tục dùng các sản phẩm khác. Do đó, lúc này, doanh nghiệp có thể thực hiện phát triển sản phẩm là rất hợp lý, sẽ đem đến những trải nghiệm mới tiếp theo cho khách hàng.
Nhìn chung, sự nhận thức sớm chiến lược tăng trưởng tập trung là gì rất cần thiết để doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng vững chắc thương hiệu và lòng tin nơi khách hàng. Áp dụng các chiến lược con trong chiến lược tập trung cần sự tỉ mỉ, cẩn thận từng bước đi, có thể tách riêng để áp dụng từng thứ trong từng giai đoạn hoặc kết hợp áp dụng chúng trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để thành công, bạn lưu ý cân nhắc kỹ các nguồn lực hiện có đủ sức tiếp cận và triển khai tới đâu nhé. Chúc bạn thành công!
Trong kinh doanh, có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng. Thị phần là một sự phổ biến thường xuyên được nói tới trong hoạt động này. Vậy bạn có biết thế nào là thị phần và nó thể hiện ý nghĩa gì hay không? Cùng vieclam123.vn khai thác nội dung này qua bài chia sẻ ngay bên dưới.
Chia sẻ